Cách sử dụng các khoản vay trong không gian DeFi của Fantom

Các giao thức Lending đã không còn quá xa lạ với nhà đầu tư. Trong bài viết này, hãy cùng đội ngũ Coinvn tìm hiểu cách tận dụng các khoản vay trong không gian DeFi của Fantom.

6672Total views
Cach su dung cac khoan vay trong khong gian DeFi cua Fantom - anh 1
Cách sử dụng các khoản vay trong không gian DeFi của Fantom

Nếu như bạn là một nhà đầu tư DeFi, thì chắc hẳn bạn đã quen thuộc với các giao thức cho vay như Aave trên Ethereum và nhiều giao thức trên blockchain Fantom như Scream, Granary, Geist. 

Ý tưởng chung của những giao thức này là cho phép người dùng thế chấp tài sản để vay tài sản mà họ muốn. Nhưng hầu hết mọi người sẽ nghĩ nó như một công cụ để tận dụng các vị thế mua hoặc để tạo các vị thế bán trong trường hợp không có sàn giao dịch tập trung.

Trên thực tế, ngoài các trường hợp sử dụng chính của các giao thức Lending & Borrowing, bạn còn có thể sử dụng các giao thức này để quản lý rủi ro đầu tư.

Trong khuôn khổ bài viết này, hãy cùng đội ngũ Coinvn tìm hiểu cách tận dụng những khoản vay trong không gian DeFi của Fantom, cụ thể là nền tảng Scream.

Cách tận dụng những khoản vay trên nền tảng Scream của Fantom

Cach su dung cac khoan vay trong khong gian DeFi cua Fantom - anh 2

Scream là một nền tảng Lending được xây dựng trên mạng lưới Fantom. Tại Scream, bạn chỉ có thể vay tối đa 75% giá trị tài sản thế chấp của mình. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ nghiên cứu hình thức cho vay với đồng USDC và sử dụng nó làm tài sản thế chấp.

Cach su dung cac khoan vay trong khong gian DeFi cua Fantom - anh 3

Trong trường hợp này, chúng ta sẽ chọn sử dụng BOO làm token để tăng lợi nhuận, với lãi suất vay là 32% trên Scream. Trong khi Boo Single Sided Staking trên Reaper.farm sẽ cung cấp cho bạn APY là 116%.

Cach su dung cac khoan vay trong khong gian DeFi cua Fantom - anh 4

Tức là bạn sẽ vay BOO trên Scream và khi dùng nó để staking tiền mã hóa này sẽ mang lại cho bạn mức lợi suất APY là 84%. Giả sử số tiền tối đa chúng ta vay (75% giá trị tài sản thế chấp), chúng ta có thể sử dụng tối đa 75% x 84 = 63% APY. 

Bạn cũng sẽ không phải quá lo lắng về sự biến động giá của BOO vì bạn không phải là chủ sở hữu của số BOO này và cũng không sử dụng BOO để thế chấp. Do đó, nếu giá của BOO giảm 50%, thì giá trị tài sản thế chấp của bạn sẽ không bị ảnh hưởng. 

Điều duy nhất bị ảnh hưởng ở đây là lợi suất của bạn cũng sẽ giảm 50% khi bạn bán BOO lấy USD. Ngược lại, khi giá BOO tăng thì phức tạp hơn một chút vì có rủi ro thanh lý đi kèm. Rủi ro này sẽ được đội ngũ Coinvn giải thích rõ trong phần sau.

Trước khi bắt đầu thực hiện chiến lược này, bạn không nên vay hoàn toàn 75% giá trị tài sản thế chấp của mình, bởi vì khi giá BOO tăng nhẹ hoặc USDC giảm 1% thì rủi ro thanh lý sẽ nhanh chóng bị kích hoạt. Thay vào đó, chúng ta có thể lấy một tỷ lệ vay thấp và an toàn hơn (giả sử là 50%). Điều này sẽ vẫn giúp bạn hạn chế được rủi ro thanh lý hơn.

Bạn cũng có thể thực hiện chiến lược này với các tài sản thế chấp khác như Bitcoin hoặc Ethereum, nhưng chúng thường cho lợi suất thấp hơn. Bitcoin và Ethereum mặc dù là những đồng vốn hóa lớn, nhưng cũng có nhiều biến động về giá hơn so với stablecoin và có thể dễ dàng kích hoạt thanh lý hơn.

Một số nhà đầu tư có thể thấy những con số như vay 60% giá trị tài sản thế chấp sẽ có rủi ro thanh lý cao. Nhưng nếu giá BOO tăng và gần đến điểm thanh lý, thì bạn có thể rút một lượng BOO đó từ Reaper và trả khoản vay. 

Cach su dung cac khoan vay trong khong gian DeFi cua Fantom - anh 5

Scream cũng cung cấp cho bạn một giao diện có thể quản lý toàn bộ thông tin liên quan đến khoản vay của bạn. Để xem tài sản thế chấp, tài sản đã vay và tình trạng khoản vay thì tại trang “Loan” của Scream, bạn chọn vào “Your Overview”.

Trong trường hợp bạn đang sử dụng stablecoin làm tài sản thế chấp của mình, bạn sẽ bị thanh lý nếu giá tài sản đi vay của bạn (trong trường hợp này là BOO) tăng quá nhanh. 

Và việc sử dụng BTC hoặc ETH làm tài sản thế chấp sẽ dẫn đến tình trạng tương tự bởi vì nếu Bitcoin có xu hướng giảm, toàn bộ thị trường sẽ giảm giá, điều đó có nghĩa là giá token BOO đã vay của bạn có thể sẽ còn giảm mạnh hơn so với Bitcoin. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng khoản vay của bạn tăng lên vượt quá số tiền thế chấp. 

Giả sử bạn bị thanh lý vì tài sản đi vay của bạn đang tăng giá quá nhanh. Khi đó, tài sản thế chấp của bạn tự động được hoán đổi thành BOO và khoản vay của bạn sẽ được hoàn trả cho đến khi tình trạng khoản vay của bạn trở lại mức an toàn. 

Điều này cũng có nghĩa là số tiền BOO bạn cần tự hoàn trả cho giao thức cũng sẽ giảm vì nó đã được thanh toán bằng tài sản thế chấp. Trong trường hợp này, số tiền mà bạn còn là khoản tiền thế chấp còn lại (25% tài khoản thế chấp ban đầu) và số token BOO mà bạn đã vay. 

Ví dụ: Bạn có 1.000 USDC mà bạn sử dụng làm tài sản thế chấp. Bạn vay token BOO trị giá 750 USD hôm nay với mức giá 6,73 USD cho mỗi token. Giờ đây, bạn sở hữu 111,44 token BOO và gửi chúng vào Reaper để farming. 

Ngày mai bạn thức dậy và thấy rằng BOO có giá gấp 3 lần. Scream cần hoàn trả khoản vay BOO nên đã thanh lý hoàn toàn vị thế của bạn bằng cách sử dụng USDC trị giá 750 USD để thanh toán tất cả số BOO đó. 

Bây giờ vị thế của bạn trên Scream sẽ thông báo rằng bạn không còn khoản vay nào nữa và chỉ có tài sản thế chấp trị giá 250 USD (có thể ít hơn một chút vì bạn cần phải trả lãi khi vay BOO). 

Vì vậy, tất cả những gì bạn còn lại là 111,44 token BOO với giá gấp 3 lần là 20,19 USD cho mỗi token. Vì vậy, tài khoản của bạn gồm có một số token BOO trị giá 2.250 USD và 245 USDC trên Scream. 

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn tham gia Yield Farming và các nền tảng Yield Farming nổi bật

Quản lý rủi ro khi sử dụng các khoản vay

Về mặt lý thuyết, nếu như giá của tài sản mà bạn vay thì bạn vẫn có lợi nhuận, mặc cho tài sản thế chấp của bạn bị thanh lý. Tuy nhiên, nếu giá BOO tăng đủ để thanh lý một ít tài sản thế chấp và giá BOO giảm ngay sau đó thì có thể khiến bạn bị thua lỗ. Vì khoản đầu tư nào cũng có rủi ro, do đó bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng và quản lý vốn chặt chẽ để đầu tư hiệu quả hơn.

Tỷ lệ biến động mà nhà đầu tư cần cân nhắc

Tỷ lệ vay vốn với các token rất dễ thay đổi. Trong trường hợp của BOO, mặc dù bây giờ chỉ là 32%, nhưng có thời điểm con số này đã tăng lên 77%. Nó cũng có tính thanh khoản thấp hơn nhiều so với các loại tiền mã hóa khác. 

Tại một số thời điểm, chiến lược tạo lợi nhuận này sẽ dẫn đến chênh lệch giá trên các giao thức khác nhau và mất khả năng sinh lời. Nhưng ở thời điểm hiện tại, nó vẫn khả thi khi áp dụng chiến lược này. Bạn hãy tự làm một số phép toán để đánh giá khả năng sinh lời như ví dụ dưới đây:

Bạn vay wFTM với lãi suất vay 5% và sau đó staking trên Stader với APY khoảng 20% – 40% và nhận được token LP là sFTMx. Sau đó, bạn có thể cố gắng tận dụng các farming pool trên Tarot để tiếp tục tạo lợi nhuận. 

Tuy nhiên, cũng không dễ để đạt được kết quả cao liên tục khi farming trên Tarot. Trên thực tế, chúng ta cũng đã từng thấy lãi suất vay wFTM tăng lên 22% vào một thời điểm khi những người bán khống săn lùng các khoản thanh lý của Roosh. Vì vậy, chiến lược này cũng có một số rủi ro về biến động tỷ giá.

Bất chấp điều đó, lợi nhuận của chiến lược này vẫn cao hơn lãi suất cho vay 1% đối với BTC. Đây cũng là một chiến lược tạo lợi nhuận hiệu quả trong trường hợp thị trường tăng giá. Trong trường hợp này, bạn sẽ nắm giữ một vị thế vay thấp và có cơ hội tạo lợi nhuận từ việc farming. Mặt khác, khi tài sản thế chấp bị thanh lý thì đồng nghĩa tài sản vay đã tăng mạnh và bạn sẽ có thể bán chúng để thu về lợi nhuận.