Cuộc đổ bộ của những thương hiệu lớn vào NFT và Metaverse

Các thương hiệu trị giá hàng tỷ đô đang có xu hướng đầu tư vào Metaverse bằng cách chi tiền mua NFT, mua tên miền ENS và sử dụng những thuật ngữ trong thị trường tiền mã hóa.

7585Total views
Listen to article
play!
Cuoc do bo cua nhung thuong hieu lon vao NFT va Metaverse - anh 1
Cuộc đổ bộ của những thương hiệu lớn vào NFT và Metaverse

NFT chào đón thêm 2 “gã khổng lồ” mới – Budweiser và Pepsi 

Cùng với “cơn sốt NFT” tháng 8/2021 vừa qua, Budweiser đã trở thành một trong những cái tên quen thuộc đầu tiên tham gia vào loại tài sản kỹ thuật số này. Họ bắt đầu bằng việc mua tên miền Ethereum Name Service “beer.eth”, một tên lửa vũ trụ NFT và sử dụng chúng trong hồ sơ Twitter của mình.

Vào ngày 30 tháng 11, Budweiser tiếp tục tiến thêm bước nữa khi công bố loạt NFT của riêng mình với 1.900 bộ sưu tập kỹ thuật số. Những token này sẽ cấp cho chủ sở hữu quyền truy cập vào “Budverse” – một nền tảng về các phần thưởng và lợi ích chưa được công bố.

Budweiser không phải là công ty đồ uống duy nhất thâm nhập vào lĩnh vực này. Pepsi cũng công bố bộ sưu tập NFT có tên là “Pepsi Mic Drop” với 1.893 Ethereum NFT. Website micdrop.pepsi.com đã mở một danh sách chờ cho phép người dùng có thể đăng ký ví cho đợt giảm giá sắp tới vào ngày 14 tháng 12. Tại đây, Pepsi có những tuyên bố về tương lai của dự án: “Pepsi và âm nhạc đã gắn bó với nhau trong nhiều thập kỷ và bộ sưu tập NFT ban đầu thể hiện sự tôn kính đối với tình yêu của chúng tôi đến các ngôi sao nhạc pop và huyền thoại âm nhạc. Đồng thời tạo nên tiền đề cho những gì sắp tới trong thế giới Pepsi NFT.”

BST NFT Pepsi Mic Drop

VaynerNFT, do Gary Vaynerchuck đứng đầu, đang giúp Pepsi tạo ra những token đó. Vaynerchuck cho rằng Pepsi đã biết “nắm bắt một trong những sự thay đổi công nghệ quan trọng nhất” và nhận định NFT có thể “thay đổi văn hóa tạo ra giá trị mãi mãi”.

Microsoft dẫn đầu vòng gọi vốn với 27 triệu USD của Palm NFT Studio 

Sau nhiều lần úp mở về khả năng tham gia thị trường NFT và Metaverse, ông lớn của ngành công nghệ Microsoft đã chính thức có những bước đi đầu tiên trong lĩnh vực này. 

Cụ thể, công ty startup tiền mã hóa Palm NFT Studio do quỹ đầu tư mạo hiểm M12 của Microsoft dẫn đầu đã công bố kết thúc đợt huy động vốn Series B với tổng số vốn huy động là 27 triệu USD vào ngày 9/12. Đợt này cũng có sự góp mặt của một số quỹ đầu tư nổi tiếng khác như Third Kind Venture Capital, Warner Bros, Griffin Gaming Partners, RRE, Sfermion, LAO và SK Inc.

Palm NFT Studio được đồng sáng lập bởi Joseph Lubin – người đồng sáng lập Ethereum và người sáng lập ConsenSys. Công ty cung cấp các dịch vụ kỹ thuật và chiến lược cho nhà sáng tạo quan tâm đến việc xây dựng thị trường NFT. Với khoản đầu tư này, Palm sẽ mở rộng quy mô công nghệ cũng như khởi chạy nhiều dự án NFT hơn trong các ngành giải trí, mỹ thuật và sáng tạo.

Nike và Adidas tham gia với Metaverse

Đầu tháng 12 vừa qua, ông lớn trong ngành thời trang thể thao – Adidas đã mở cho mình lối đi riêng vào Metaverse bằng cách mua token Bored Ape Yacht Club với giá 46 ETH (quy đổi thời điểm hiện tại là 180.000 USD). Đây được xem là động thái theo sau quyết định của Visa về việc mua CryptoPunks NFT vào tháng 8.

Ngoài giao dịch trên, Adidas cũng đang hợp tác với hai lãnh đạo khác của NFT. Đó là nhà sưu tập NFT nổi tiếng gmoney.eth và loạt truyện tranh kỹ thuật số PUNKS Comic. Tuy nhiên thông tin chi tiết về những lần hợp tác này vẫn chưa được công bố. 

Trong khi đó, đối thủ cạnh tranh của Adidas là Nike đang tìm cách đăng ký nhãn hiệu để sử dụng trong Metaverse. Nike đã nộp một số bằng sáng chế về hàng hóa ảo liên quan đến tiền mã hóa vào tháng 11. Trước đó, công ty đã được cấp bằng sáng chế cho CryptoKicks – giày vật lý kết hợp với NFT kỹ thuật số.

giày CryptoKicks cuae Nike

Nike cũng tạo thế giới ảo Nikeland để sử dụng trong sandbox Roblox mặc dù chúng hầu như không sử dụng được NFT.

Xuất hiện những tranh cãi dữ dội 

Việc Mark Zuckerberg đổi tên công ty Facebook thành Meta với tham vọng tiến vào vũ trụ ảo Metaverse, tập trung cho VR hơn là mạng xã hội vào tháng 10 vừa qua đã đẩy mạnh sự phát triển của xu hướng hàng hóa kỹ thuật số. 

Từ đầu năm đến nay, các công ty nổi tiếng toàn cầu như Twitter, TikTok hay Time Magazine đều tăng cường đầu tư vào NFT của riêng mình. Và các nhà đấu giá lớn Sotheby’s và Christie’s sẽ xử lý những cuộc đấu giá NFT giá trị cao. 

Tuy nhiên, không phải ai cũng hài lòng về việc các thương hiệu lớn gia nhập thị trường tiền mã hóa. Tuần này trên Twitter đã chứng kiến sự nỗ lực tương tác với người dùng của Pepsi và Budweiser về các dự án liên quan đến NFT. Trong khi đó, Solana lại chế nhạo những nỗ lực của Pepsi trong việc tương tác với tiền mã hóa bằng cách yêu cầu hãng này “trở lại với nước đường đi”.

Một số công ty đã gặp ​​nhiều trở ngại đáng kể khi công bố kế hoạch NFT của mình. Chẳng hạn Discord buộc phải loại bỏ dự án NFT sau phản ứng dữ dội xung quanh chi phí môi trường của việc khai thác tiền mã hóa. Các tập đoàn khác như Sega, Ubisoft và Artstation cũng phải đối mặt với những lời chỉ trích tương tự. Ngay cả Kickstarter mặc dù đã chọn sử dụng một blockchain không tạo khí thải carbon nhưng vẫn bị phản đối dữ dội về lý do môi trường. 

Bất chấp những tranh cãi đó, việc tiền mã hóa ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong thế giới thực sẽ ảnh hưởng nhiều đến quyết định “đặt chân” vào không gian ảo của những thương hiệu lớn. 

Tin tức tiền mã hóa 24/7
Thảo luận về tiền mã hóa tại đây
Xem thêm
articles