DeFi là gì? Hiểu hết về DeFi trong vòng 5 phút

Được coi là nền kinh tế của tương lai, DeFi đang phát triển với tốc độ chóng mặt và đem lại lợi nhuận lớn cho các nhà đầu tư.

20071Total views
DeFi la gi? Hieu het ve DeFi trong vong 5 phut - anh 1
DeFi. Nguồn: Cointelegraph.

Theo thống kê trên các sàn giao dịch thì từ tháng 7/2020 thì các đồng coin thuộc nhóm DeFi đã mang đến mức lợi nhuận khổng lồ cho các nhà đầu tư. Điều này đã giúp DeFi thu hút được sự quan tâm rất lớn và được coi là tương lai của nền tài chính toàn cầu.

Vậy DeFi thực chất là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!

DeFi là gì?

DeFi là viết tắt của Decentralized Finance hay còn gọi là Open Finance – Tài chính phi tập trung/tài chính mở. Đây là thuật ngữ được dùng để chỉ các ứng dụng tài chính được xây dựng trên Blockchain.

Cụ thể hơn, DeFi có thể được định nghĩa là một hệ sinh thái bao gồm các sản phẩm, dịch vụ về tài chính được xây dựng trên mạng phi tập trung Blockchain. Từ đó, tạo nên nền tài chính mở mà mọi người có thể truy cập và sử dụng tự do chứ không bị chi phối bởi bất kì tổ chức nào. Chính vì vậy, nhu cầu về bên thứ ba bị loại bỏ hoặc được giảm tối thiểu, đồng thời nâng cao tính an toàn và minh bạch, cũng như giảm chi phí giao dịch một cách tối đa.

Hiện tại, các ứng dụng DeFi đang hoạt động nhiều nhất trên nền tảng Ethereum. Ngoài ra, còn có các Blockchain của IOST, TRON, EOS,..

DeFi la gi? Hieu het ve DeFi trong vong 5 phut - anh 2
Số lượng các ứng dụng DeFi trên các Blockchain.

Bản chất của DeFi

DeFi la gi? Hieu het ve DeFi trong vong 5 phut - anh 3

DeFi được coi là ứng dụng thiết thực nhất của Blockchain. Chính vì thế, DeFi tận dụng được các ưu điểm của Blockchain và các tính chất của DeFi cũng thừa kế từ Blockchain. Các tính chất bao gồm:

Decentralized: Tính phi tập trung.

Permissionless: Tính tự do, không cần sự cấp phép.

Trustless: Tính bảo mật, không cần đặt niềm tin nhưng vẫn đảm bảo an toàn.

Transparent: Tính minh bạch, tất cả các hoạt động đều được ghi lại và có thể truy xuất nếu cần.

Self- Custody: Tính không cần ủy thác.

Mục đích ra đời DeFi. Sự khác biệt giữa DeFi và CeFi

*CeFi: Centralized Finance – Tài chính tập trung

Mục đích ra đời DeFi

Trong nền kinh tế truyền thống, hay còn gọi là nền tài chính tập trung (CeFi), bạn hoàn toàn tin tưởng vào khả năng điều tiết thị trường kinh tế của chính phủ, vì thế bạn giao quyền kiểm soát tài sản của mình cho một thứ 3 để đảm bảo an toàn, đồng thời cũng có thể kiếm lợi nhuận từ đó.

Tuy nhiên việc ủy thác đó đồng nghĩa với việc tuy bạn sở hữu tài sản nhưng trên thực tế thì bạn không biết rõ tình trạng tài sản của bạn như thế nào, hoặc bên thứ 3 sẽ làm gì với số tài sản đó.

Chính vì thế DeFi ra đời với mục đích tạo ra một hệ thống tài chính mở cho tất cả mọi người và ở đó, mỗi người có quyền kiểm soát 100% tài sản của mình mà không cần đến trung gian. Các hoạt động ở DeFi vẫn là những hoạt động giao dịch vay, cho vay, thanh toán,… nhưng được thực hiện thông qua Blockchain.

Sự khác biệt giữa DeFi và CeFi

Tuy không thể khẳng định DeFi có thể thay thế CeFi trong tương lai hay không. Nhưng có một điều chắc chắn rằng DeFi ra đời đã cung cấp những dịch vụ mà CeFi không thể làm được. Điểm khác biệt của DeFi và CeFi có thể kể ra là:

  • Tài sản hữu hình được thay bằng tiền mã hóa.
  • Các tổ chức, công ty, nhà nước,.. sẽ được thay thế bằng Blockchain.
  • Bạn có thể tiếp cận với nền kinh tế phi tập trung ở bất cứ đâu, miễn là bạn sở hữu một thiết bị điện tử có kết nối mạng.
  • Cung cấp các dịch vụ tài chính khác như Stablecoin.

Có thể thấy sự khác biệt lớn nhất giữa DeFi và CeFi chính là DeFi đã loại bỏ được sự có mặt của bên thứ 3, mà thay vào đó, Smart Contract của Blockchain sẽ đảm nhiệm vai trò tương tự.

Các thành phần của DeFi

Lending & Borrowing (Vay và cho vay)

Lending/Borrowing trong DeFi được thực hiện hoàn toàn tự động mà không cần đến sự chứng kiến của bên thứ ba, hoặc hợp đồng bằng văn bản.

Thay vào đó, các nền tảng này sẽ sử dụng hợp đồng thông minh (Smart Contract) để thiết lập các quy tắc về: Khoản vay, lãi suất, tài sản thế chấp (Collateral Asset).

Hiện tại, đa số các nền tảng về DeFi Lending tiến hành cho vay dựa trên việc thế chấp tài sản quá mức (Overcollateralization). Tức, bạn chỉ có thể vay số tiền ít hơn tài sản mà bạn thế chấp. Tỷ lệ thế chấp (Collateral Ratio) của các nền tảng/giao thức lending đang ở mức khá cao, trung bình ~325%. Tức bạn thế chấp 1000$, bạn chỉ có thể vay tối đa khoảng $308.

Lãi suất vay/cho vay sẽ tuỳ thuộc vào từng nền tảng/giao thức và các loại tài sản khác nhau sẽ có mức lãi suất khác nhau. Để nắm rõ hơn về mức lãi suất này cũng như so sánh lãi suất giữa các nền tảng khác nhau, các bạn có thể truy cập LoanScan.io

DEXs & Giao thức (sàn phi tập trung và giao thức)

DEX (Decentralized Exchange) là nền tảng/giao thức cho phép 2 bên bất kỳ thực hiện giao dịch tài sản mã hoá (crypto assets) ngang hàng mà không cần bên thứ ba.

DEX được phân loại bởi các đặc điểm sau:

Type (Loại): Exchange hay Swap.

Settlement: Nơi diễn ra giao dịch sẽ trên chuỗi (on-chain) hay ngoài chuỗi (off-chain).

Order Books: Lệnh mua bán được giữ trực tiếp trên chuỗi (on- chain) hay do bên thứ ba vận hành (off- chain).

Pooled Liquidity: Thanh khoản được gộp trong các Smart Contract hay nhiều bên thứ 3 tổng hợp lệnh mua bán để tạo thanh khoản.

Lợi ích của DEX: 

Self-Custody: Người dùng luôn nắm quyền kiểm soát tài sản của mình.

Permissionless: Người dùng có thể truy cập và thực hiện giao dịch ở bất kỳ đâu, thời điểm nào.

Trustless: 2 bên thực hiện giao dịch không cần phải yêu cầu minh chứng về uy tín của nhau.

Margin Trading Protocol

DeFi Margin Trading là một nền tảng/giao thức cho phép người dùng mua/bán tài sản mã hoá (crypto assets) lớn hơn mức họ có một cách tự động mà không cần tin tưởng vào bên thứ 3.

DeFi Margin bao gồm:

Crypto Assets: Loại tài sản mã hoá nào sẽ được hỗ trợ mua bán?

Collateral Assets: Loại tài sản mã hoá nào được dùng để thế chấp?

Interest Rate (APR): Tỷ suất vay của mỗi loại tài sản là bao nhiêu?

Leverage: Đòn bẩy tối đa được sử dụng là bao nhiêu?

Expiration: Có quy định thời gian đáo hạn hay không?

Max Slippage: Biên độ trượt giá khi thực hiện lệnh mua/bán là bao nhiêu %?

DeFi la gi? Hieu het ve DeFi trong vong 5 phut - anh 4

DeFi Margin có tốc độ phát triển rất nhanh, tuy nhiên tốc độ giảm cũng nhanh tương tự. Điều này cho thấy tình trạng không ổn định của nhóm này.

DeFi la gi? Hieu het ve DeFi trong vong 5 phut - anh 5
Nguồn: DeFi Pluse.

Derivatives & Assets

DeFi Derivatives là một nền tảng/giao thức cho phép người dùng tạo, mua, bán các sản phẩm phái sinh liên quan đến tiền mã hoá mà không cần thông qua bên thứ 3.

DeFi Derivatives bao gồm:

Price Feed: Giá cả sẽ được theo sát (track) bởi chính nền tảng/giao thức hay được cung cấp bởi một nhà cung cấp tin cậy.

Collateral Assets: Tài sản nào sẽ dùng để thế chấp khi tạo ra sản phẩm phái sinh.

Collateral Ratio: Tỷ lệ thế chấp ở mức bao nhiêu?

Wallets/Aggregators

DeFi Wallet

Để một ví được xếp vào DeFi Wallet thì nó bắt buộc phải là một ví non-custodial, tức là người dùng hoàn toàn nắm quyền kiểm soát tài sản mã hóa (crypto assets) của họ thông qua việc nắm giữ private key.

Một số ví non-custodial phổ biến: MyEtherWallet, Argent, Metamask

DeFi Aggregators

Aggregators được hiểu là một bộ tổng hợp nhiều sản phẩm DeFi khác nhau, giúp cho người dùng có thể chọn và sử dụng nhiều sản phẩm cùng một lúc.

Một số Aggregators phổ biến như: Instadapp, DeFiZap, ParaSwap ,Zerion, DefiSaver, DEX.AG, 1inch.exchange….

Tiềm năng của DeFi

Dù cho còn nhiều khó khăn nhưng có thể thấy sự phát triển đột biến của DeFi trong thời gian qua. Với tốc độ tăng trưởng gấp 15 lần trong vòng 2 năm thì thực tế rất có cơ sở cho việc tin tưởng vào nền tài chính này ở tương lai. Đặc biệt, cùng sự cố gắng của các nhà phát triển để khắc phục các nhược điểm thì DeFi hoàn toàn có thể đứng cạnh CeFi trong thời gian ngắn.

Tổng kết

Thông qua nội dung ở trên, chúng tôi rất hy vọng rằng bạn đã hiểu được phần nào về DeFi. Chúc các nhà đầu tư sẽ luôn đưa ra những quyết định sáng suốt và có lợi trong thời gian tới. Và đừng quên cập nhật thường xuyên những tin tức, bài viết mới nhất từ chuyên mục DeFi của chúng tôi nhé.