Elon Musk: Tham vọng cải cách toàn diện Twitter, đưa mã nguồn mở lên GitHub

Trong một cuộc phỏng vấn với TED, tỷ phú Elon Musk đã chia sẻ kế hoạch “tổng tấn công” để giúp Twitter lột xác nếu đề nghị mua lại của ông thành công.

6863Total views
Listen to article
play!
Elon Musk: Tham vong cai cach toan dien Twitter, dua ma nguon mo len GitHub - anh 1
Elon Musk: Đưa mã nguồn mở lên GitHub, cải cách toàn diện Twitter

Elon Musk khiến cộng đồng được phen rúng “động”

Ngày hôm qua (ngày 14/4/2022), Elon Musk, CEO của Telsa và SpaceX đã khiến thế giới tài chính, thị trường tiền mã hóa và giới công nghệ được một phen “rúng động” khi thông báo chính thức đề nghị mua lại 100% cổ phần của Twitter với mức giá giá 54,20 USD/cổ phiếu, tương đương với khoảng 43 tỷ USD. Trước đó Elon Musk đã sở hữu 9,2% cổ phần của Twitter và là cổ đông cá nhân lớn nhất.

Elon Musk: Tham vong cai cach toan dien Twitter, dua ma nguon mo len GitHub - anh 2

Thông qua hồ sơ ông gửi lên SEC, việc ông quyết định mua lại toàn bộ Twitter vì công ty rất tiềm năng nhưng bộ máy hiện tại hoạt động không thực sự hiệu quả và không giúp Twitter đạt được sứ mệnh là một nơi tự do ngôn luận trên toàn cầu. 

Elon Musk hé lộ nhiều điều trên sân khấu TED2022

Tuy nhiên, lý do mua lại Twitter đã được tỷ phú Elon Musk chia sẻ chi tiết hơn trong cuộc nói chuyện trên sân khấu của TED2022 tại Vancouver, Canada, vào cuối ngày hôm qua (14/4/2022). Musk nói:

“Hiện tại, Twitter đã là một “quảng trường”, nơi mọi người có quyền tự do ngôn luận trong giới hạn của luật pháp. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng Twitter nên trở thành một “đấu trường” toàn diện, nơi đó mọi người hoàn toàn được tự do thể hiện quan điểm, suy nghĩ của bản thân.”

Elon Musk: Tham vong cai cach toan dien Twitter, dua ma nguon mo len GitHub - anh 3

Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu vì gã khổng lồ công nghệ này đã không ít lần gặp rắc rối với các cơ quan chức năng vì chính những dòng tweet của mình. Vì thế, với một người khao khát tự do ngôn luận như Elon Musk thì việc mong muốn mua lại Twitter để “giải cứu” chính mình và thế giới là điều hoàn toàn bình thường.

Cụ thể trước đây, không ít lần Musk đã gặp rắc với SEC khi bị cơ quan này kiện vì đăng thông tin sai sự thật, điển hình như vụ cổ phiếu của Tesla vào năm 2018. Chỉ vì một dòng tweet, Musk đã mất đi vài chục triệu USD. Musk chia sẻ về cuộc điều tra của SEC vào năm 2018 khiến ông thực sự lao đao. 

“Thời điểm đó, tuy nguồn vốn đã được bảo đảm nhưng nguồn tài chính công ty vẫn còn khá bấp bênh. Vì thế, ngay sau khi SEC sờ gáy, các ngân hàng thông báo sẽ ngừng cung cấp vốn nếu không giải quyết ổn thỏa với SEC. Và nếu nguồn vốn lưu thông bị cắt lúc đó, Tesla sẽ phải đối mặt với nguy cơ phá sản. Trong tình huống như “dí súng vào đầu con mình” thì tôi buộc phải nhượng bộ SEC và nộp 40 triệu USD tiền phạt.” Musk chia sẻ.

Elon Musk: Tham vong cai cach toan dien Twitter, dua ma nguon mo len GitHub - anh 4

Musk là nhân vật gây ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực tới thị trường, thậm chí nhiều lần đốt tiền của bản thân bởi các dòng tweet của mình.   

Kế hoạch lột xác Twitter nếu đề nghị mua lại được chấp thuận

Trên sân khấu của TED2022, Musk cũng tiết lộ kế hoạch lột xác gã khổng lồ truyền thông xã hội trong đó có việc biến mã nguồn Twitter thành mã nguồn mở, chịu sự giám sát của cộng đồng. Musk nói:

“Mã nguồn phải ở trên GitHub để có thể dễ dàng kiểm tra và Twitter phải thực sự là một nền tảng hoàn toàn công khai. Tôi nghĩ rằng điều này vô cùng quan trọng đối với nền dân chủ của Hoa Kỳ và nhiều quốc giá khác.”

Vào cuối tháng 03/2022, vị tỷ phú này cũng có cuộc thăm dò người dùng trên Twitter về quyền tự do ngôn luận và băn khoăn rằng liệu Twitter có thực sự tuân thủ điều này. 

Elon Musk: Tham vong cai cach toan dien Twitter, dua ma nguon mo len GitHub - anh 5

Cải cách tiếp theo mà Musk muốn tập trung đó là tính năng chỉnh sửa hướng tới đảm bảo quyền tự do ngôn luận của người dùng. Ông chia sẻ rằng ông sẽ không tự chỉnh sửa các tweet của mình nhưng cộng đồng nên biết liệu có ai làm điều đó với tweet của họ không. Có lẽ đã nhiều lần khổ sở với các tweet của mình nên ông muốn Twitter vẫn hoạt động và tuân thủ luật pháp của Hoa Kỳ nhưng không thể bị thao túng bởi bất kỳ một bên nào kể cả Chính phủ. Musk nói về tự do ngôn luận như sau:

“Một dấu hiệu tốt của tự do ngôn luận là đối với một người mà bạn không thích, bạn có thể tự do nói ra nỗi lòng của mình, đó là một người tự do lành mạnh.”

Musk cũng nhấn mạnh dù bản thân có đủ năng lực tài chính để mua hoàn toàn Twitter nhưng ông ấy muốn giữ lại càng nhiều cổ đông càng tốt vì theo như Musk nói ông ấy mua Twitter chỉ đơn giản vì lợi ích của người dùng. Thú vị thay, Justin Sun cũng có ý định mua lại toàn bộ Twitter và sẵn sàng trả mức giá 60 USD/cổ phiếu, nhưng anh lại hoàn toàn ủng hộ những cải cách của Elon Musk và háo hức chờ đợi ngày Twitter trở nên thân thiện với blockchain cũng như Web3. 

Tin tức tiền mã hóa 24/7
Thảo luận về tiền mã hóa tại đây
Xem thêm
articles