Nhà hàng Flyfish Club tuyên bố nó sẽ chỉ mở cửa cho những người sở hữu NFT

Nhà hàng Flyfish Club sẽ chỉ mở cửa cho những khách hàng sở hữu NFT như là một cách để tạo ra nền kinh tế thương hiệu riêng của mình.

7694Total views
Listen to article
play!
Nha hang Flyfish Club tuyen bo no se chi mo cua cho nhung nguoi so huu NFT - anh 1
Nhà hàng Flyfish Club tuyên bố nó sẽ chỉ mở cửa cho những người sở hữu NFT

NFT đã lan sang lĩnh vực ẩm thực

Mới đây, VCR Group – công ty khách sạn được thành lập bởi doanh nhân Gary Vaynerchuk, đã công bố bán token không thể thay thế (NFT) của câu lạc bộ ăn uống tư nhân vốn chỉ dành cho thành viên của mình ở thành phố New York – Flyfish Club. Điều đó có nghĩa là những người đi ăn tại nhà hàng sẽ cần phải sở hữu tối thiểu một NFT bất kỳ để có quyền đặt chỗ trong nhà hàng này.

Như trước đó Coinvn đã đưa tin, phong trào NFT đã đến với lĩnh vực thời trang (fashion NFT) khi các thương hiệu lớn như Adidas hay Nike đã đẩy mạnh việc tích hợp NFT để mang đến những trải nghiệm mới cho khách hàng. Họ tận dụng NFT nhằm tạo ra một cộng đồng riêng, nơi họ có thể tối ưu hóa việc chăm sóc cho những khách hàng trung thành này. Những người sở hữu NFT riêng của nhãn hàng sẽ có những đặc quyền riêng, đó có thể là các chương trình khuyến mãi, quà tặng hay thậm chí là những sản phẩm được bán độc quyền. Và với Flyfish Club, có vẻ như đây cũng là một mô hình tương tự.

Nha hang Flyfish Club tuyen bo no se chi mo cua cho nhung nguoi so huu NFT - anh 2
Chiến lược sử dụng NFT để tiếp cận khách hàng của Flyfish Club

Với việc sử dụng NFT, nhà hàng này có thể tạo ra một cộng đồng thành viên trung thành mà chúng tôi có thể cung cấp những trải nghiệm đặc biệt. Theo thông tin cung cấp từ Flyfish Club, khách hàng có thể lựa chọn một trong hai loại “thẻ NFT thành viên” với các đặc quyền như sau.

Cấp thông thường cho phép các thành viên của nhà hàng có thể tiếp cận vào phòng ăn chính, không gian ngoài trời và sảnh uống cocktail, và các sự kiện đặc biệt với giá 2,5 Ether (ETH) hoặc tương đương với 8.474 đô la Mỹ tại thời điểm viết bài. Cấp thứ hai, đắt hơn – Flyfish Omakase – sẽ cho phép thành viên tiếp cận tất cả những thứ trên cộng với một phòng omakase 14 chỗ với mức phí 4,25 ETH hoặc 14.400 đô la Mỹ. Chủ sở hữu NFT của Flyfish Club có thể cho người khác thuê, mượn hoặc bán lại NFT của họ. Sẽ không có phí hàng năm để sở hữu những NFT này.

Nổi bật vai trò của NFT trong nền kinh tế thương hiệu

Như trong ví dụ về Flyfish Club, NFT lúc này có thể hoạt động giống như thẻ hoặc vé khách hàng thân thiết, cung cấp quyền tiếp cận các sự kiện xã hội, hàng hóa độc quyền, thậm chí nó còn làm chìa khóa kỹ thuật số để tiến vào thế giới Metaverse. Tất cả những điều này mang lại cho chủ sở hữu NFT ngoài quyền sở hữu còn cung cấp cho người sáng tạo một phương tiện để xây dựng một cộng đồng tương tác cao xung quanh thương hiệu của họ. Không có gì lạ khi chúng ta thấy những người trong Bored Ape Yacht Club (BAYC) tổ chức các buổi gặp mặt ngoại đời thực cho những người sở hữu NFT của họ. 

Vì vậy, việc sở hữu một NFT thực sự khiến bạn đồng thời trở thành nhà đầu tư, thành viên câu lạc bộ, cổ đông thương hiệu và người tham gia chương trình khách hàng thân thiết. Đồng thời, khả năng lập trình của NFT cũng có thể hỗ trợ các mô hình kinh doanh và kiếm tiền mới. Ví dụ, NFT cho phép một loại hợp đồng tiền bản quyền mới, trong đó mỗi khi tác phẩm được bán lại, một phần lợi nhuận của giao dịch sẽ được trả lại cho tác giả ban đầu.

Có thể thấy, NFT đóng một vai trò mới trong khái niệm nền kinh tế thương hiệu. Thứ nhất, nó có thể gia tăng lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu. Hầu hết các hệ thống khách hàng thân thiết hiện tại hoàn toàn mất cân bằng vì các công ty/thương hiệu được lợi nhiều hơn khách hàng. Lấy ví dụ, các hãng hàng không cho phép khách hàng hạng Vàng hay Bạch kim với các quyền lợi đi kèm như phòng chờ riêng biệt hoặc thời gian lên máy bay nhanh hơn các hành khách khác… Tuy nhiên, phần lớn giá trị (tài chính) vẫn thuộc sở hữu của hãng hàng không. Khách hàng không phải để bán hoặc cho thuê nếu muốn.

Thứ hai, NFT sẽ cho phép khách hàng có nhiều trải nghiệm hơn. Bằng việc sở hữu một NFT nó giống với việc khách hàng có cổ phần trong một công ty vậy. Nó có nghĩa là nếu công ty hoạt động tốt, giá trị của NFT sẽ tăng lên, người sở hữu cũng sẽ kiếm được lợi nhuận và ngược lại.  Khi người dùng nhận thấy lợi nhuận từ đó, họ cũng có thể trở thành đại sứ của nó giúp quảng bá nó với người khác. Đây là một mối quan hệ mà đôi bên cùng có lợi.

Quay trở lại câu chuyện của Flyfish Club NFT, hành động này cũng chính là điểm khác biệt giữa nó và các câu lạc bộ truyền thống. Sau khi câu lạc bộ mở cửa, giá của NFT sẽ tăng hoặc giảm do giá trị mà người dùng thu được thông qua nó. Tuy nhiên, mặc dù ý tưởng là vậy nhưng nó không phải là không có những rào cản. Khi mà phần lớn mọi người chưa biết quá nhiều đến NFT, việc chỉ chấp nhận những khách mời sở hữu loại tài sản số này có thể sẽ là “con dao hai lưỡi” giết chết chính doanh nghiệp vậy.

Tin tức tiền mã hóa 24/7
Thảo luận về tiền mã hóa tại đây
Xem thêm
articles