Giải mã chi tiết về lý do dẫn đến sự sụp đổ của đế chế FTX?

Liệu rằng nguyên nhân sụp đổ của FTX và Sam Bankman-Fried có thực sự bắt nguồn từ Changpeng Zhao hay không? Hãy cùng đội ngũ Coinvn giải mã trong bài viết dưới đây.

7153Total views
Giai ma chi tiet ve ly do dan den su sup do cua de che FTX? - anh 1
Giải mã chi tiết về lý do dẫn đến sự sụp đổ của đế chế FTX?

Tổng quan

Trước khi đế chế FTX sụp đổ, 99,9% chúng ta đều không nghĩ chuyện này có thể xảy ra, cho dù sàn giao dịch này đang mở rộng quá nhanh và thiếu sự bền vững trong từng bước đi.

FTX xây dựng một hình ảnh bóng bẩy với tư cách là người đi đầu trong việc tuân thủ các quy định trong thế giới tiền mã hóa. Sàn giao dịch này là sự lựa chọn đầu tiên của nhiều người dùng tổ chức và nó cũng là nhà đầu tư hàng đầu của một số dự án nổi tiếng trong thị trường tiền mã hóa. 

Trong những ngày trước khi xảy ra sự cố, Sam Bankman-Fried (SBF) đã chi một khoản bồi thường hào phóng 6 triệu USD cho một số nhà đầu tư cá nhân bị mất tiền do rò rỉ API KEY, mặc dù nguyên nhân là do phần mềm của bên thứ ba.

Chúng ta đã thực sự trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc từ hoảng loạn cho đến vui mừng, rồi lại tiếp tục hoảng loạn ứng với từng diễn biến của câu chuyện do Changpeng Zhao (CZ) và SBF vẽ lên. Nhưng nguyên nhân sụp đổ của FTX và SBF có thực sự bắt nguồn từ CZ hay không? Hãy cùng đội ngũ Coinvn giải mã trong bài viết dưới đây.

Giai ma chi tiet ve ly do dan den su sup do cua de che FTX? - anh 2

Điều gì đã gây ra sự sụp đổ của đế chế FTX?

Đầu tiên không thể không kể đến Alameda Research, đây là một trong những nguyên nhân khiến FTX sụp đổ. Sau sự sụp đổ của Terra, áp lực vay quá nhiều tiền đổ dồn lên Alameda. Theo Wall Street Journal, Alameda phải đối mặt với một loạt yêu cầu từ những người cho vay sau khi 3AC – một quỹ phòng hộ tiền mã hoá, sụp đổ vào tháng 6/2022.

Giai ma chi tiet ve ly do dan den su sup do cua de che FTX? - anh 3

Trong một cuộc họp video với các nhân viên của Alameda vào cuối ngày thứ Tư (09/11) theo giờ Hồng Kông, Giám đốc điều hành của Alameda – Caroline Ellison cho biết cô ấy, Sam Bankman-Fried và hai giám đốc điều hành khác của FTX – Nishad Singh và Gary Wang, đã biết về quyết định gửi tiền của khách hàng cho Alameda. Singh là Giám đốc kỹ thuật của FTX và là cựu nhân viên của Facebook. Wang – người trước đây làm việc tại Google, là Giám đốc công nghệ của FTX và đồng sáng lập sàn giao dịch với Sam Bankman-Fried.

Caroline Ellison cho biết FTX đã sử dụng tiền của khách hàng để giúp Alameda trả nợ. Những người cho vay bắt đầu yêu cầu hoàn lại những khoản vay đó trong khoảng thời gian Terra sụp đổ. Tuy nhiên, số tiền dự trữ của Alameda đã không còn đủ đáp ứng được các yêu cầu đó, vì vậy khoản vay này đã được thanh toán bằng tiền của người dùng trên FTX.

SBF giải thích với tờ báo New York Times rằng Alameda đã tích lũy một “vị thế ký quỹ” lớn trên FTX, điều này có nghĩa là họ đã vay tiền từ sàn giao dịch. Sam nói rằng: “Nó lớn hơn nhiều so với tôi nghĩ và thực tế thì rủi ro giảm giá rất cao.” 

Mặc dù, SBF cho biết vị thế này trị giá hàng tỷ USD, nhưng ông lại từ chối cung cấp thêm chi tiết.

Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao họ không giải quyết vấn đề đó mà lại tiếp tục đầu tư quy mô lớn, thậm chí giải cứu cả những doanh nghiệp đang đứng trước bờ vực phá sản? Đối với việc này, hiện tại vẫn chưa có lời giải thích chi tiết từ các phương tiện truyền thông. 

Theo New York Times, khi SBF bắt đầu thực hiện các thương vụ mua lại và đầu tư vào các công ty tiền mã hóa khác đang gặp khó khăn, ông đã không chia sẻ thông tin với các thành viên chủ chốt của công ty. Khi nhận được thông tin rằng Sam đã mở rộng quy mô quá mức, họ khuyến khích Sam nên thuê thêm nhân viên, nhưng anh ấy đã từ chối các đề xuất đó.

Giai ma chi tiet ve ly do dan den su sup do cua de che FTX? - anh 4

Nguyên nhân cốt lõi của thương vụ thâu tóm hàng loạt các công ty đang gặp khó khăn có thể là SBF muốn tiếp tục xây dựng thương hiệu, mở rộng và hoàn thiện tài chính để có thêm tiền.

FTX US cũng đã huy động được 400 triệu USD vào đầu năm 2022 nâng mức định giá của công ty lên 32 tỷ USD. Mặc dù, FTX là một sàn giao dịch hàng đầu được nhiều người lựa chọn sử dụng và việc cung cấp dịch vụ giao dịch là một hoạt động kinh doanh thường xuyên mang lại lợi nhuận cao, nhưng tại sao FTX tiếp tục nói với giới truyền thông rằng họ đang huy động tiền?

Trên thực tế, SBF không quá quan tâm đến vụ vi phạm trị giá hàng tỷ USD của Alameda và không nghĩ rằng sàn giao dịch FTX rơi vào tình cảnh này. 

Như vậy chúng ta có thể thấy đối với tất cả ý định và mục đích mà Sam thực hiện, anh ấy đã không nghĩ nhiều về các rủi ro có thể xảy ra, cho đến khi CZ bắt đầu cuộc tấn công của mình.

Các vấn đề quản lý nội bộ tại FTX cũng được cho là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của nó. Thực tế, đội ngũ nhân viên của FTX chỉ có 200 – 300 người và thậm chí trong những ngày trước khi sụp đổ, FTX còn khoe khoang rằng họ đã tạo ra doanh thu/lợi nhuận bình quân đầu người cao nhất. Nếu so với Binance, sàn giao dịch này hiện có hơn 7.000 nhân viên. Và rõ ràng 200 – 300 người không thể quản lý tốt một công ty lớn như FTX.

Sự không rõ ràng trong việc ra quyết định của FTX và văn hóa bè phái của SBF có khả năng là một trong những nguyên nhân gây ra vấn đề này. Một người trong cuộc nói rằng: 

“Cá nhân tôi nghi ngờ rằng không có bất kỳ ai khác ngoài Sam, Nishad, Gary và Caroline thực sự biết toàn cảnh về những gì đang diễn ra. Khi rơi vào tình trạng kén thông tin, SBF có thể dễ dàng đưa ra những quyết định sai lầm hoặc thậm chí điên rồ.”

Giai ma chi tiet ve ly do dan den su sup do cua de che FTX? - anh 5

Kết luận

Tóm lại, sự sụp đổ của FTX bắt nguồn từ các khoản tín dụng đã được sử dụng để thực hiện việc mở rộng một cách tùy tiện, quản lý nội bộ không theo trật tự và không thể hoàn trả tài sản cho người dùng khi thị trường đi xuống. Trong đó, việc chiếm dụng tiền của người dùng chính là nguyên nhân chính khiến FTX sụp đổ và đánh mất toàn bộ niềm tin mà nhà đầu tư cá nhân và tổ chức dành cho sàn giao dịch này.

Theo các thống kê trong hồ sơ gửi cho các nhà đầu tư một ngày trước khi nộp đơn phá sản, SBF có gần 9 tỷ USD nợ phải trả và 900 triệu USD tài sản lưu động, 5,5 tỷ USD tài sản “kém thanh khoản” và 3,2 tỷ USD tài sản lưu động. Các tài sản “kém thanh khoản” bao gồm Serum, Solana và FTT. SBF trước đây cho biết họ đã trả hết 6 tỷ USD tài sản, với khoản thiếu hụt vài tỷ USD.

SBF thực sự đã mở rộng quy mô quá nhanh mà quên đi những rủi ro tiềm ẩn trong chiến lược đó. Chỉ trong ba năm, SBF đã hoàn thành các mục tiêu mà hầu hết những người trong danh sách của Forbes phải dành nhiều thập kỷ mới có thể đạt được. 

Chúng ta có thể thấy, Sam là một nhà đầu tư theo chiến lược “rủi ro cao đi kèm với lợi nhuận tiềm năng cao (High Risk – High Return)” khi các khoản nắm giữ của SBF đều là những tài sản kém thanh khoản, nhưng chúng đều tăng trưởng rất cao trong giai đoạn thị trường đi lên. Và Sam cũng đã áp dụng chính chiến lược đầu tư của mình vào việc xây dựng và phát triển sàn FTX. Kết quả là những rủi ro mà ông không quan tâm đã thực sự xảy ra, FTX đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 vào ngày 11/11/2022.

Giải mã chi tiết về lý do dẫn đến sự sụp đổ của đế chế FTX?