Năm 2021 là năm của Bitcoin khi ngày càng nhiều các tổ chức lớn chấp thuận

Năm 2021 được xem là năm Bitcoin (BTC) trở nên phổ biến hơn bao giờ hết trong các tổ chức lớn khi nguồn vốn đầu tư mạo hiểm cho các dự án tài sản tiền mã hóa tăng 719% so với cùng kỳ năm ngoái.

5806Total views
Listen to article
play!
Nam 2021 la nam cua Bitcoin khi ngay cang nhieu cac to chuc lon chap thuan - anh 1
Năm 2021 là năm của Bitcoin khi ngày càng nhiều các tổ chức lớn chấp thuận

Ngày càng nhiều các tổ chức lớn sử dụng Bitcoin

Trong suốt năm qua, đã có nhiều công ty mua Bitcoin và sử dụng nó trong các giao dịch kinh doanh của mình. Công ty dịch vụ tài chính và thanh toán kỹ thuật số của nhà sáng lập Twitter – Square đã phân bổ gần 5% tài sản cho Bitcoin. Square nhận định ý tưởng này như một tài sản dự trữ và Bitcoin chính là một hàng rào vững chắc chống lại lạm phát tiền pháp định. 

Trong khi công ty khai thác BTC Marathon Digital Holdings bắt đầu quá trình chuyển đổi tổ chức với việc mua Bitcoin trị giá 150 triệu USD vào 01/2021 thì tập đoàn kinh doanh phần mềm hàng đầu Hoa Kỳ MicroStrategy cũng không kém cạnh khi chi tổng cộng 3,66 tỷ USD cho tài sản kỹ thuật số cho đến nay. Theo Bitcoin Treasuries, MicroStrategy hiện nắm giữ 122.477 BTC (giá trị thị trường là 6,25 tỷ USD tính theo thời điểm viết bài 24/12/2021), trở thành công ty nắm giữa BTC nhiều nhất so với bất kỳ tổ chức nào công khai trên thị trường tiền mã hóa. 

Mặc dù quyết định mua BTC của MicroStrategy để làm chiến lược tài sản dự trữ lúc đầu gây ra nhiều tranh cãi nhưng đến thời điểm này, nó đã trở thành dấu ấn quan trọng về sự chấp thuận của các tổ chức với việc sử dụng tiền mã hóa như một loại tài sản an toàn và chắc chắn. Hội nghị thượng đỉnh Bitcoin của công ty diễn ra hồi tháng 2 đầu năm đã loại bỏ sự nghi ngờ (nếu có) của những người phản đối Bitcoin về chiến lược mới của MicroStrategy trong tương lai.

Giám đốc điều hành Tesla – Elon Musk đã thêm Bitcoin vào hồ sơ Twitter của mình ngay sau khi nhà sản xuất ô tô điện thông báo mua BTC trị giá 1,5 tỷ USD. Vào tháng 3, Tesla bắt đầu chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin nhưng sau đó đã hủy bỏ quyết định này do lo ngại về vấn đề môi trường. Ở thời điểm thực hiện bài viết (24/12/2021), Tesla đang nắm giữ 43.200 BTC với trị giá 2,2 tỷ USD, theo CoinMarketCap. Nhìn chung, một số công ty đại chúng và chính phủ các nước hiện đang dự trữ Bitcoin với phần lớn trong số đó được mua vào sáu tháng đầu năm 2021.

Phó chủ tịch nghiên cứu của The Block – Larry Cermak cho biết: “Cuối cùng cũng đã đến lúc Bitcoin được chấp thuận trong các tổ chức. Tuy vẫn còn có những rào cản nhưng không gian Bitcoin bây giờ đã lớn mạnh và phổ biến hơn bao giờ hết. Không giống như năm 2017 khi tiền mã hóa vẫn chưa rõ ràng, thì bây giờ mọi thứ đều rất chi tiết và chúng ta đều hiểu rằng, tiền mã hóa sẽ không biến mất”. 

Các công ty tài chính bắt đầu thâm nhập vào tiền mã hóa

Đã có một số tổ chức và cá nhân sử dụng tiền mã hóa để giao dịch thanh toán vào những năm trước đây. Tuy nhiên, danh sách các tổ chức và cá nhân này đã tăng mạnh trong năm nay khi các tên tuổi hàng đầu thị trường tài chính như WeWork, Substack hay gã khổng lồ bảo hiểm – AXA bắt đầu chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin. Theo báo cáo “Triển vọng tài sản kỹ thuật số” dài 150 trang của The Block Research, ngân hàng và các tổ chức tài chính truyền thống khác cũng bắt đầu tương tác trực tiếp với tiền mã hóa vào năm 2021.

Nam 2021 la nam cua Bitcoin khi ngay cang nhieu cac to chuc lon chap thuan - anh 2

Các công ty có khối tài sản 25 nghìn tỷ USD như PayPal và BNY Mellon đã tập trung vào việc lưu ký tiền mã hóa với việc thu mua lại chiến lược của các công ty có cùng chí hướng.  Vào tháng 3, ngân hàng đầu tư của Hoa Kỳ – Goldman Sachs đã khởi động lại phòng giao dịch tiền mã hóa nơi đã bị đóng cửa ngay sau khi mở lại trong chu kỳ tăng giá 2018 – thời điểm khiến nhiều nhà đầu tư lầm tưởng giá Bitcoin sẽ tăng khi nó vượt cả fibo tỷ lệ vàng 0.618 nhưng vài ngày sau đó giá BTC lập tức trở lại xu hướng chính là giảm. Tiếp đến vào tháng 5, công ty này đã thực hiện các giao dịch phái sinh Bitcoin đầu tiên của mình. 

Ngay sau đó, một tập đoàn ngân hàng khác của Hoa Kỳ – Morgan Stanley cho biết đã mở quyền truy cập vào ba quỹ cung cấp Bitcoin cho các khách hàng có giá trị tài sản ròng cao. Cuối tháng 6, ngân hàng Tây Ban Nha BBVA đã ra mắt dịch vụ lưu ký và giao dịch tiền mã hóa cho các khách hàng tư nhân đến từ Thụy Sĩ.

Những phấn khích khi Bitcoin ETF được chấp thuận 

Ủy ban chứng khoán và giao dịch Hoa Kỳ (SEC) đã phê duyệt riêng ba quỹ giao dịch trao đổi Bitcoin EFT (Exchange Traded Fund) để đầu tư vào các hợp đồng tương lai. Quỹ Bitcoin ETF được biết đến là quỹ đầu tư mô phỏng toàn bộ chỉ số Bitcoin của các công ty tạo thành. Bitcoin ETF sẽ gián tiếp theo dõi giá trị Bitcoin cái được đem ra giao dịch trong thị trường chứng khoán truyền thống. 

Một vài tuần sau khi SEC phê duyệt Bitcoin ETF đầu tiên, giá BTC đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục 69.000 đô la vào ngày 10/11/2021. Cho đến nay, khối lượng hợp đồng tương lai Bitcoin trên Chicago Mercantile Exchange (CME) được sử dụng cho các Bitcoin ETF đã tăng lên 700 tỷ USD trong năm nay so với 130 tỷ USD vào một năm trước đó.

Đồng sáng lập Corite (dự án phân phối nhạc kỹ thuật số dựa trên blockchain) – Emil Angervall nhận định rằng: “Đây là một năm lịch sử đối với tiền mã hóa và nền tảng blockchain, đương nhiên không chỉ vì giá Bitcoin tăng. Trong khi tài sản tiền mã hóa chiếm sự chú ý trong những quý đầu tiên của năm, được thúc đẩy bởi sự quan tâm ngày càng nhiều của doanh nghiệp và tổ chức thì sự xuất hiện bất ngờ của công nghệ NFT cũng đang trở thành xu hướng.”

Phát triển nguồn vốn đầu tư mạo hiểm vào tiền mã hóa 

Giám đốc nghiên cứu của Block – Larry Cermak cho biết: “Năm 2021 đã có rất nhiều khoản đầu tư tư nhân được phân bổ cho các công ty tiền mã hóa với tổng số tiền đầu tư lên đến 14,4 tỷ USD, nhiều hơn so với 6 năm trước cộng lại.”

Tính đến thời điểm hiện tại, vốn đầu tư mạo hiểm (Venture Capital – VC) vào tiền mã hóa đã lên đến 25,1 tỷ USD, tăng 719% so với năm 2020. Tổng số tiền từ VC trong năm nay đã được đưa vào 1.703 giao dịch tiền mã hóa hoặc blockchain. Có ít nhất 38 vòng đầu tư mạo hiểm với mỗi vòng có giá trị trung bình từ 176 triệu USD trong thị trường tiền mã hóa năm 2021. Theo đó, các công ty tập trung vào NFT hoặc trò chơi, công ty giao dịch hoặc môi giới cơ sở hạ tầng và dịch vụ tài chính tiền mã hóa là những tổ chức đã thu hút được nguồn vốn lớn nhất.

Năm 2021 là một năm của lĩnh vực blockchain và tiền mã hóa, nơi nó đã trưởng thành từ một ngành công nghiệp non trẻ thành một ngành công nghiệp đầy tiềm năng. Hãy cùng đón chờ những sự bùng nổ mới của thị trường tiền mã hóa nói chung trong năm 2022 sắp đến!

Tin tức tiền mã hóa 24/7
Thảo luận về tiền mã hóa tại đây
Xem thêm
articles