NFT có thực sự mang lại một nền âm nhạc dân chủ?

Âm nhạc NFT được cho là một giải pháp đem lại sự công bằng hơn cho các nghệ sĩ và người hâm mộ của họ nhưng trên thực tế, điều ngược lại đã xảy ra.

7093Total views
Listen to article
play!
NFT co thuc su mang lai mot nen am nhac dan chu? - anh 1
NFT âm nhạc có thực sự mang lại một nền âm nhạc dân chủ?

Blockchain thu hút những người sáng tạo, nhạc sĩ và người hâm mộ với lời hứa về một tương lai dân chủ, phi tập trung hơn cho ngành công nghiệp âm nhạc. Hiện tại, trên các nền tảng Web 2.0 như Spotify và YouTube, các nghệ sĩ chỉ được trả một phần hoa hồng nào đó cho tác phẩm của họ nhưng hầu như không có quyền kiểm soát việc sử dụng hay số lợi nhuận thực tế mà các sản phẩm này thu về. 

NFT đã đem đến hy vọng cho họ quyền kiểm soát tất cả: Việc sử dụng các tác phẩm, phân phối và kiếm tiền một cách minh bạch đồng thời thay đổi cuộc chơi cho ngành công nghiệp âm nhạc, làm cho nó công bằng hơn đối với những người làm nghệ thuật.

NFT âm nhạc đã không thực hiện lời hứa dân chủ hóa

Một số công ty khởi nghiệp âm nhạc blockchain muốn sử dụng công nghệ này để cho phép các nghệ sĩ kết nối trực tiếp với người hâm mộ và nhận phần doanh thu xứng đáng, được tạo ra từ âm nhạc của họ. 

Tuy nhiên, phần lớn các NFT âm nhạc hiện nay chỉ mang lại lợi ích cho một nhóm nhỏ các nghệ sĩ cùng các nhà đầu tư lớn. Có một điều nghịch lý là những NFT âm nhạc thành công nhất thì phần đông người hâm mộ đều “không thể mua nổi”, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển. 

NFT co thuc su mang lai mot nen am nhac dan chu? - anh 2

Năm ngoái, nghệ sĩ EDM nổi tiếng 3LAU đã ra mắt NFT với giá lên đến 11,6 triệu đô la Mỹ nhằm khởi động các dự án NFT âm nhạc, nhưng cái giá này lại nằm ngoài tầm với của mọi người, trừ những nhà sưu tập giàu có nhất. 

Một báo cáo gần đây của Vice đã chỉ ra rằng nền kinh tế NFT cũng tồn tại những bất bình đẳng tương tự ngành công nghiệp âm nhạc truyền thống.

Cho dù có khoảng 3/4 NFT âm nhạc được bán với giá dưới 15 đô la Mỹ nhưng phí gas cao một cách vô lý trên blockchain Ethereum cũng là một trong những rào cản khiến các nhà sáng tạo nhỏ cùng người hâm mộ của họ khó tham gia. 

Nếu bỏ qua những tiến bộ mà NFT có thể mang lại thì có thể nói rằng hầu hết các NFT âm nhạc thành công đang làm giàu cho các nhà đầu cơ tiền mã hóa có ít hoặc hoàn toàn không hoạt động trong ngành công nghiệp âm nhạc.

Làm trầm trọng thêm bất bình đẳng hiện có

Iris Nevins, một doanh nhân ủng hộ các nghệ sĩ NFT da đen có sự lý giải như sau: “rất nhiều sự bất bình đẳng đều xuất phát từ sự phân biệt giới tính, chủng tộc và sắc tộc”.

Điều mà Nevins muốn đề cập đến đó là thực trạng bất bình đẳng của lĩnh vực NFT đối với phụ nữ và người da màu. Ví dụ, một số báo cáo cho thấy có tới 77% NFT được bán bởi nam giới. 

Ngay cả các tác phẩm nghệ thuật NFT cũng có sự phân chia đẳng cấp rõ ràng, một số NFT trở nên có giá trị hơn những tài sản khác theo một cách không thể giải thích được. Điều này đã được nhấn mạnh trong một bài báo gần đây của Bloomberg, về việc xem xét giá CryptoPunks – một trong những NFT sớm nhất và phổ biến nhất. Bài báo phát hiện ra rằng, trung bình, CryptoPunks da sáng hơn đang được bán với giá cao hơn những CryptoPunks có làn da sẫm màu hơn. Tương tự như vậy, CryptoPunks nam đã được bán với giá cao hơn CryptoPunks nữ.

NFT co thuc su mang lai mot nen am nhac dan chu? - anh 3

CryptoPunks 

Sự khác biệt về giá này có thể là do người mua đang mua CryptoPunks trông giống họ nhất hoặc họ cho là có giá trị nhất. Nhưng dù lý do là gì chăng nữa thì thế giới mã hóa cũng phản ánh thế giới thực trong các quan điểm phân biệt chủng tộc, giới tính. 

Và khi NFT trở nên phổ biến hơn, có khả năng những chênh lệch này sẽ càng trở nên rõ rệt hơn. 

Làm sao để dân chủ hóa thị trường NFT 

Công nghệ blockchain vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển. Do đó, mỗi ngày luôn có các dự án được tạo ra để giải quyết các hạn chế của không gian tiền mã hóa.

RCRDSHP là một nền tảng như vậy, nó là một Marketplace dành cho các NFT âm nhạc mới, được thiết kế để mang lại lợi ích cho tất cả các nhạc sĩ cùng hàng triệu người hâm mộ của họ. 

Phần lớn các bộ sưu tập NFT trên nền tảng này có giá chỉ từ 1 đến 50 đô la Mỹ và có thể mua bán bằng thẻ tín dụng. Điều này giúp bất kỳ ai trên thế giới cũng có thể tiếp cận một cách dễ dàng. 

Thậm chí, người dùng còn có thể staking NFT để kiếm thu nhập thụ động cho các nghệ sĩ họ yêu thích. Các nghệ sĩ sẽ tổ chức airdrop các bộ sưu tập mới, các bài hát, vé sự kiện trực tiếp và các loại ưu đãi khác để thu hút thêm người hâm mộ. 

NFT co thuc su mang lai mot nen am nhac dan chu? - anh 4

Ngoài ra, RCRDSHP còn cung cấp nhiều tính năng hấp dẫn khác, bao gồm: Đốt NFT, xếp NFT, trộn NFT. Đốt NFT sẽ thúc đẩy sự khan hiếm cho một bộ sưu tập và đảm bảo doanh thu cho chủ sở hữu. Trộn NFT cho phép chủ sở hữu hợp nhất các tài sản để tạo ra NFT hiếm.

RCRDSHP chỉ là một trong số nhiều giao thức đang nỗ lực tìm ra giải pháp, mang lại lợi ích nhiều hơn cho các nghệ sĩ và người chơi bằng cách tạo ra một thị trường NFT dễ tiếp cận hơn, công bằng hơn và bền vững hơn cho các nghệ sĩ cũng như người hâm mộ của họ.

Metaverse là một thế giới kỹ thuật số, nơi mọi người có thể làm việc và vui chơi trong vũ trụ ảo. Nếu những thành kiến tương tự vẫn tồn tại trong thế giới mới này, chúng có thể tạo ra những hệ lụy không mong muốn. Thay vì tạo ra một sân chơi bình đẳng, metaverse có thể chỉ đơn giản là sao chép và khuếch đại sự bất bình đẳng hiện có. Điều quan trọng là phải giải quyết những vấn đề này ngay bây giờ, trước khi chúng trở nên nghiêm trọng hơn. 

Tin tức tiền mã hóa 24/7
Thảo luận về tiền mã hóa tại đây
Xem thêm
articles