Nóng: Thêm một vụ lừa đảo chiếm đoạt NFT sau ApeCoin

Giống như vụ lừa đảo ApeCoin gần đây, thủ phạm đã tạo ra một đợt Airdrop Azuki NFT trên Twitter để chiếm đoạt NFT của người dùng.

6989Total views
Listen to article
play!
Nong: Them mot vu lua dao chiem doat NFT sau ApeCoin - anh 1
Azuki NFT, một vụ lừa đảo chiếm đoạt NFT mới sau ApeCoin

Diễn biến vụ lừa đảo Azuki NFT – phương thức lừa đảo cũ 

Những kẻ lừa đảo tìm cách tấn công những tài khoản đã được Twitter xác minh của nhà báo hoặc chuyên gia truyền thông. Tiếp theo, họ thay đổi thông tin của tài khoản đã hack từ tên tài khoản, hình ảnh đại diện và tiểu sử sao cho giống hệt như tài khoản thật của một trong những người đồng sáng lập dự án Azuki. 

Sau đó, họ thực hiện thông báo Airdrop NFT cho người dùng. Kết quả cũng giống như những vụ lừa đảo trước đó, người dùng kết nối ví sở hữu với trang web tài khoản giả mạo chia sẻ. Và cuối cùng điều gì đến cũng đến, những người dùng đã kết nối không những không nhận được Beanz NFT mà còn bị “bay hơi” số NFT họ đang giữ trong ví. 

Nong: Them mot vu lua dao chiem doat NFT sau ApeCoin - anh 2

Theo ghi nhận tại thời điểm viết bài, đã có ít nhất 2 trường hợp là nhà báo và nhà hoạt động truyền thông xác nhận rằng có người đã “xâm phạm” tài khoản của họ để tiến hành “phi vụ lừa đảo”, sau khi nhận được thông báo từ Twitter. 

Cụ thể, có lẽ Emily Buder, Trưởng bộ phận phụ trách video của Tạp chí Quanta đã bị tấn công tài khoản, là người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Mặc dù tên tài khoản vẫn giữ nguyên nhưng trong hồ sơ có bổ sung thông tin cô ấy là đồng sáng lập của Azuki, đồng thời là một thành viên trong đội ngũ của trò chơi điện tử Overwatch. Những kẻ lừa đảo hack tài khoản của Emily đã tạo ra một tweet và tag hàng nghìn người. 

Mặc dù hiện tại các thông tin đã được xóa khỏi tài khoản nhưng hàng nghìn tweet vẫn còn. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng tới hình ảnh cá nhân của Emily mà còn gây thêm rắc rối cho cô từ những người bị chiếm NFT. 

Nong: Them mot vu lua dao chiem doat NFT sau ApeCoin - anh 3

Khi nỗi đau và bài học từ vụ ApeCoin vẫn còn chưa nguôi

Chắc chúng ta vẫn còn nhớ vụ lừa đảo chiếm đoạt NFT lên tới 1 triệu USD của ApeCoin vào tháng Ba. Những kẻ lừa đảo cũng đã thông báo rằng họ sẽ Airdrop NFT trả lại cho người dùng và khi bất kỳ ai kết nối ví thì đều bị “bốc hơi” hết số NFT đang có trong ví, đặc biệt trong đó có Bored Ape và Mutant Ape Yacht Club cũng như những bộ sưu tập NFT đắt giá khác. Đáng chú ý, một số người dùng thông báo rằng họ không kết nối ví với trang web chỉ định của bọn lừa đảo nhưng vẫn bị mất NFT. 

Nhiều người đặt câu hỏi chất vấn Twitter, tại sao lại xác minh cho bọn lừa đảo. Nhưng sự thật là chúng đã đánh cắp tài khoản của những người được xem là “uy tín”, từ đó qua mắt Twitter để tiến hành lừa đảo. Một đại diện của Twitter xác nhận rằng công ty “nhận thức” được vấn đề và đang tích cực tìm ra giải pháp để ngăn chặn những trò lừa đảo này.

Tăng trưởng quá ấn tượng đã khiến Azuki thành “con mồi”

Azuki là một trong những dự án NFT nổi bật trên thị trường, được ra mắt vào tháng 01/2022. Theo dữ liệu từ CryptoSlam, khối lượng giao dịch trên thị trường thứ cấp của bộ sưu tập này đã đạt con số khá ấn tượng chỉ từ khi ra mắt đến nay, lên tới 563 triệu đô Mỹ. Đáng chú ý, vào tuần trước đã có 1 NFT trong bộ sưu tập này được bán với giá kỷ lục là 1,42 triệu đô la Mỹ. Trong khi đó, Beanz NFTs đã đạt khối lượng giao dịch lên tới 60 triệu đô la Mỹ sau khi phát hành vào tuần trước. 

Nong: Them mot vu lua dao chiem doat NFT sau ApeCoin - anh 4

Những khởi đầu ấn tượng của Azuki NFT đã khiến cho dự án này nằm trong tầm ngắm và trở thành “con mồi” của bọn lừa đảo. Hiện tại, thiệt hại của vụ lừa đảo này vẫn chưa có con số chính thức. Hãy đồng hành cùng Coinvn để theo dõi diễn biến mới nhất của vụ việc này và cập nhật những tin tức mới khác trên thị trường tiền mã hóa nhé. 

Tin tức tiền mã hóa 24/7
Thảo luận về tiền mã hóa tại đây
Xem thêm
articles