So sánh 2 giải pháp mở rộng cho Ethereum: Optimism và Arbitrum

Optimism và Arbitrum là hai trong số các giải pháp Layer 2 lớn nhất sử dụng công nghệ Optimistic Rollup để mở rộng mạng lưới Ethereum. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng so sánh tổng quan về hai giải pháp này.

11510Total views
So sanh 2 giai phap mo rong cho Ethereum: Optimism va Arbitrum - anh 1
So sánh 2 giải pháp mở rộng cho Ethereum: Optimism và Arbitrum

Tổng quan về Optimism và Arbitrum

OptimismArbitrum là hai trong số các giải pháp Layer 2 (L2) lớn nhất sử dụng công nghệ Optimistic Rollup để mở rộng mạng lưới Ethereum.

So sanh 2 giai phap mo rong cho Ethereum: Optimism va Arbitrum - anh 2

Hiện tại, vấn đề về phí giao dịch cao của Ethereum và thông lượng chỉ xử lý được 15 giao dịch mỗi giây (TPS) đã hạn chế nghiêm trọng khả năng mở rộng của nó.

Chính vì thế, sự ra đời của các giải pháp mở rộng quy mô tổng hợp, được xem là giải pháp để loại bỏ các vấn đề mà Ethereum đang gặp phải. Các giải pháp này được phân loại thành Zero-Knowledge (ZK) và Optimistic Rollup. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hai công nghệ này. 

Optimistic Rollup

Optimistic Rollup hoạt động bằng cách thực hiện các giao dịch trên Layer 2 của Rollup Chain trong một node. Đây được gọi là trình tự tuần tự, cuộn lên và sau đó đưa dữ liệu trạng thái giao dịch lên Layer 1. Phương pháp xử lý giao dịch này có lợi thế là nén dữ liệu được đăng lên mạng chính Ethereum đồng thời phân bổ phí gas giữa các giao dịch.

So sanh 2 giai phap mo rong cho Ethereum: Optimism va Arbitrum - anh 3

Hơn nữa, không giống như sidechain, các giải pháp mở rộng quy mô sử dụng cơ chế đồng thuận blockchain của chính Layer 1, cho phép chúng được hưởng lợi từ sự bảo mật của các mạng lớn như Ethereum. 

Ngoài ra, khi thông lượng giao dịch mở rộng trên Layer 1, thì nó cũng diễn ra tương tự trên lớp rollup. Vì vậy, khi được kết hợp với The Merge của ETH 2.0, công nghệ Rollup có khả năng cải thiện thông lượng giao dịch lên tới 100.000 TPS.

So sánh Optmistic Rollup với ZK Rollup

Không giống như Optimistic Rollup sử dụng quy trình giải quyết tranh chấp để xác thực giao dịch, ZK Rollup sử dụng các bằng chứng toán học Zero-Knowledge để xác thực giao dịch. Một số điểm khác biệt chính giữa hai công nghệ này như sau:

So sanh 2 giai phap mo rong cho Ethereum: Optimism va Arbitrum - anh 4
  • Optimistic Rollup có thời gian rút tiền lâu hơn do mô hình bảo mật của chúng.
  • Optimistic Rollup ít phức tạp hơn về mặt tính toán, dẫn đến các yêu cầu phần cứng thấp hơn.
  • Optimistic Rollup có khả năng tương thích với máy ảo Ethereum (EVM) đơn giản hơn nhiều so với ZK Rollup.

So sánh Arbitrum và Optimism

Giải pháp công nghệ

Mặc dù Arbitrum và Optimism đều được phân loại vào công nghệ Optimistic Rollup, nhưng chúng có một vài điểm khác biệt cơ bản.

So sanh 2 giai phap mo rong cho Ethereum: Optimism va Arbitrum - anh 5

Thứ nhất, hai dự án này sử dụng quy trình giải quyết tranh chấp khác nhau để xác thực các giao dịch. Optimism sử dụng các bằng chứng gian lận một vòng được thực thi trên Layer 1, trong khi Arbitrum sử dụng các bằng chứng gian lận multi-round (đa vòng) được thực hiện ngoài chuỗi. Phương thức chống gian lận nhiều vòng của Arbitrum là phương pháp tiên tiến nhất trong hai phương pháp này. Vì nó có giá thành rẻ hơn và hiệu quả hơn so với phương pháp chống gian lận một vòng của Optimism.

Ngoài ra, trong khi Optimism và Arbitrum đều tương thích với EVM, thì Optimism sử dụng EVM của Ethereum, nhưng Arbitrum thì chạy Arbitrum Virtual Machine (AVM) của riêng mình. Điều này dẫn đến sự khác biệt về ngôn ngữ lập trình giữa hai nền tảng này. Optimism hỗ trợ ngôn ngữ Solidity, trong khi Arbitrum hỗ trợ tất cả các ngôn ngữ được biên dịch tương thích với EVM (Vyper, Yul,…)

So sánh hệ sinh thái

Sự khác biệt về mặt kỹ thuật giữa Arbitrum và Optimism có thể sẽ khiến người dùng thông thường cảm thấy khó khăn để nhận biết. Tuy nhiên, người dùng có thể thấy rõ sự khác biệt giữa Arbitrum và Optimism thông qua quy mô hệ sinh thái và cộng đồng của chúng.

So sanh 2 giai phap mo rong cho Ethereum: Optimism va Arbitrum - anh 6

Tổng giá trị bị khóa (TVL) của Arbitrum, tính đến ngày 06/07/2022 là 1,96 tỷ đô la Mỹ, cao hơn gấp đôi so với con số 750 triệu đô la Mỹ của Optimism.

Twitter và Discord chính thức của Arbitrum lần lượt có 255.000 người theo dõi và 95.000 thành viên. Trong khi đó Optimism có 214.000 người theo dõi trên Twitter và khoảng 44.000 thành viên trên Discord.

Hệ sinh thái của Optimism chỉ có hơn 50 Dapp, tương đối nhỏ khi so với con số hơn 80 trên hệ sinh thái của Arbitrum.

Cả hai giao thức cũng chia sẻ nhiều DEX, Dapp và nền tảng cho vay. Nền tảng lớn nhất trên Arbitrum là GMX, một sàn giao dịch giao ngay và vĩnh viễn phi tập trung với phí hoán đổi thấp và không có trượt giá. Vị trí thứ hai là Curve Finance –một giao thức AMM (Automated Market Maker – trình tạo lập tự động) được thiết kế để swap (hoán đổi) giữa các stablecoin với mức phí và tỷ lệ trượt giá thấp.

So sanh 2 giai phap mo rong cho Ethereum: Optimism va Arbitrum - anh 7

Synthetix là giao thức lớn nhất tính theo TVL trên hệ sinh thái Optimism một giao thức thanh khoản phái sinh cho phép tạo ra các tài sản tổng hợp trên blockchain. Xếp ngay sau đó là những dự án quen thuộc như Uniswap, Perpetual Protocol hay Curve Finance.

Ngoài ra, Velodrome Finance là một sàn giao dịch phi tập trung cho các giao thức dành riêng cho Optimism, được tạo ra với mục đích đảm bảo khả năng tương tác tốt hơn giữa các giao thức DeFi trên Optimism.

So sanh 2 giai phap mo rong cho Ethereum: Optimism va Arbitrum - anh 8

So sánh các chương trình phát triển cộng đồng

Một sự khác biệt đáng kể khác giữa Optimism và Arbitrum là các chương trình mà họ sử dụng để có thể thu hút cộng đồng nhà đầu tư.

So sanh 2 giai phap mo rong cho Ethereum: Optimism va Arbitrum - anh 9

Optimism gần đây đã công bố chương trình airdrop token OP vào ngày 01/06 năm 2022. Điều này sẽ mở rộng khả năng quản trị của Optimism cho các thành viên cộng đồng của nó thông qua việc thành lập tổ chức Optimism Collective & Optimism.

So sanh 2 giai phap mo rong cho Ethereum: Optimism va Arbitrum - anh 10

Optimism Collective là một DAO, bản thân nó được chia thành hai ngôi nhà, Citizen’s House và Token House. Thành viên của các tổ chức này sẽ nhận được các đặc quyền như quyền biểu quyết về việc nâng cấp giao thức, khuyến khích dự án và tài trợ cho hàng hóa công cộng.

Optimism Foundation bao gồm các thành viên của nhóm Optimism PBC. Họ sẽ đóng vai trò là người quản lý của tập thể và điều hành các thử nghiệm quản trị thay mặt cho Optimism Foundation.

Trong khi đó, Arbitrum không chịu sự quản lý của DAO, với giao thức chỉ được điều hành bởi Offchain Labs. Để thu hút sự tham gia của cộng đồng, gần đây họ đã khởi chạy sự kiện NFT kéo dài tám tuần có tên Arbitrum Odyssey.

So sanh 2 giai phap mo rong cho Ethereum: Optimism va Arbitrum - anh 11

Arbitrum Odyssey là một sự kiện hợp tác giữa các nghệ sĩ Arbitrum và NFT, Ratwell & Sugoi, nơi những người tham gia phải hoàn thành các nhiệm vụ khác nhau theo chuỗi trong suốt tám tuần để giành được giải thưởng. Ví dụ: Người dùng có thể được giao nhiệm vụ cung cấp thanh khoản trên một giao thức, thực hiện hoán đổi trên một giao thức khác…

So sanh 2 giai phap mo rong cho Ethereum: Optimism va Arbitrum - anh 12

Ví dụ: Tuần đầu tiên sẽ yêu cầu người dùng chuyển ETH vào Arbitrum thông qua bất kỳ cầu nối & Fiat-on ramp nào được hiển thị trong hình trên. Người dùng thực hiện khối lượng giao dịch nhiều nhất vào cuối tuần cũng sẽ có thể nhận được NFT.

Lộ trình phát triển

Một điểm khác biệt nữa giữa Optimism và Arbitrum là trong lộ trình phát triển của chúng. Optimism đưa ra rõ ràng lộ trình phát triển của dự án cho đến năm 2024 và một số mục tiêu của dự án bao gồm việc triển khai các bằng chứng gian lận tương tác thế hệ tiếp theo, Sharded Rollup hay Decentralized Sequencer.

So sanh 2 giai phap mo rong cho Ethereum: Optimism va Arbitrum - anh 13

Arbitrum không có bất kỳ kế hoạch tương lai nào được công bố công khai trên trang web hoặc GitHub. Mặc dù vậy, người ta có thể suy đoán rằng với tư cách là đối thủ cạnh tranh với Optimism, Offchain Labs có thể sẽ phát hành token dự án để khởi chạy hệ thống quản trị của riêng họ trong tương lai.

Lời kết

Chúng ta có thể nhận thấy cả Optimism và Arbitrum đều có những ưu điểm riêng và không có một dự án nào hoàn toàn vượt trội so với đối thủ. 

Đội ngũ của Arbitrum đã thể hiện năng lực tiếp thị của họ khá rõ ràng thông qua khả năng nhanh chóng mở rộng sự hiện diện của dự án này trên mạng xã hội và thu hút các nhà phát triển Dapp tham gia vào chuỗi của họ. Ở trạng thái hiện tại, kiến trúc của dự án Arbitrum vượt trội hơn so với Optimism về cả bảo mật và tuổi thọ do cơ chế chống gian lận vượt trội và máy ảo độc quyền của họ.

Trong khi đó điểm đặc biệt của Optimism là họ nhấn mạnh vào cả việc phân cấp giao thức và quản trị của dự án hơn Arbitrum. Hiện tại, giao dịch và hoán đổi token trên Optimism cũng rẻ hơn và các kế hoạch tương lai đầy hứa hẹn có thể giúp họ trở thành giải pháp mở rộng Layer 2 hàng đầu trên Ethereum trong tương lai.