Thị trường gấu sẽ ảnh hưởng đến làn sóng đổi mới DeFi tiếp theo như thế nào?

Downtrend là thời điểm thanh lọc những dự án, những nhà đầu tư yếu kém khỏi thị trường tiền mã hóa. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách thị trường gấu ảnh hưởng đến DeFi.

7772Total views
Thi truong gau se anh huong den lan song doi moi DeFi tiep theo nhu the nao? - anh 1
Thị trường gấu sẽ ảnh hưởng đến làn sóng đổi mới DeFi tiếp theo như thế nào?

Khi thị trường rơi vào giai đoạn Downtrend, tình hình sẽ trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, thị trường gấu thường dẫn đến những đổi mới lớn, bất kể chúng diễn ra trong ngành nào. Thị trường gấu hiện đang hoành hành trên khắp thị trường tài chính và DeFi cũng không là ngoại lệ. Điều này khiến cho nhiều nhà đầu tư đặt câu hỏi là: Dự án nào sẽ xuất hiện trong kỷ nguyên đổi mới tiếp theo và dự án nào sẽ bị xóa sổ khỏi chặng đường phát triển của DeFi?

Các dự án thúc đẩy chu kỳ cường điệu trước khi thị trường gấu diễn ra đã không mang lại bất kỳ đổi mới lớn nào cho lớp công nghệ của lĩnh vực tài chính phi tập trung (DeFi). Thay vào đó, họ tập trung vào việc tạo ra dòng tiền bằng các công cụ mã hóa đòn bẩy quá mức. Chính vì thế, các dự án hiện đang chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ ​​thị trường gấu là tác nhân thúc đẩy DeFi phải nhanh chóng đổi mới.

Thi truong gau se anh huong den lan song doi moi DeFi tiep theo nhu the nao? - anh 2

Thị trường gấu

Thị trường gấu ở thời điểm hiện tại đã loại bỏ khá nhiều dự án không có nền tảng kỹ thuật vững chắc, chẳng hạn như Terra. Như vậy, các dự án không có nền tảng kỹ thuật vững chắc sẽ là dự án đầu tiên bị xóa bỏ khỏi thị trường. 

Để xác định nền tảng nào sẽ tồn tại và tương lai của DeFi, chúng ta cần lưu ý những dự án nào ít tập trung vào việc phát triển các Tokenomics mới lạ. Thay vào đó, chúng ta chú ý những dự án chú trọng vào đổi mới ở tầng công nghệ. Họ cần có một cơ sở hạ tầng DeFi tốt hơn để những nhà phát triển có thể an tâm xây dựng dự án trên đó.

Thi truong gau se anh huong den lan song doi moi DeFi tiep theo nhu the nao? - anh 3

DeFi 1.0: Sự bùng nổ thanh khoản 

Làn sóng đổi mới kỹ thuật cuối cùng trong DeFi xảy ra vào năm 2020. Sự ra đời của mô hình thanh khoản ngang hàng đã giới thiệu cơ chế chồng chất thanh khoản trên Ethereum. Điều này đã thay thế các cơ chế đối tác đắt tiền và kém hiệu quả mà trước đây là tiêu chuẩn trên DEX. Điều này dẫn đến việc tạo ra AMM của Uniswap, cũng như thiết kế nhóm cho vay của Compound và AAVE. 

Tuy nhiên, mô hình Peer to Pool này chủ yếu dựa vào lượng lớn thanh khoản để thực hiện. Do đó, các nhà xây dựng DeFi đã lấy cảm hứng từ các mô hình sản phẩm tận dụng Tokenomics để phát triển sản phẩm của họ. Điều này bao gồm cơ chế khai thác giao dịch của FCoin Exchange. Sàn giao dịch tập trung đã giới thiệu cơ chế này vào năm 2019 để thưởng cho người dùng bằng token đối với mỗi giao dịch mà họ thực hiện. Họ cũng thu được lợi nhuận từ việc khai thác thanh khoản của Hummingbot – một phần mềm tạo thị trường mã nguồn mở cho phép người dùng DeFi kiếm được token từ việc cung cấp thanh khoản. 

Trong suốt năm 2020, Compound đã trở nên phổ biến rộng rãi bằng cách tận dụng khả năng khai thác thanh khoản, biến cho vay phi tập trung trở thành một phần quan trọng của không gian DeFi. Sau đó, SushiSwap đã tung ra Pool 2 Mining kết hợp Tokenomics với các cấu trúc thanh khoản bằng cách thêm đòn bẩy cho chúng. Những đổi mới này đã giúp cho việc khởi động thanh khoản cho các giao thức giao dịch trên diện rộng. 

Mặc dù những đổi mới này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của DeFi, nhưng kỷ nguyên mở rộng DeFi này vẫn có những khó khăn nhất định. Bởi vì tất cả các giao thức này đều chạy trên Ethereum, khiến cho blockchain thường xuyên gặp sự cố tắc nghẽn. Điều này cuối cùng đã làm chậm tốc độ đổi mới của DeFi.

DeFi 2.0: Bùng nổ Tokenomics

Sự phục hồi từ thị trường gấu vào gần cuối năm 2020 đã nhường chỗ cho một làn sóng các giao thức DeFi mới vào năm 2021. Thay vì giới thiệu sự đổi mới trên lớp kỹ thuật của DeFi, các ứng dụng mới này tập trung vào việc tạo ra các loại hệ thống Tokenomics mới có đòn bẩy cao. 

Để thực hiện điều này, các giao thức này đã tích hợp các ngăn xếp công nghệ hiện có với các loại hợp đồng thông minh mới. Họ đã sử dụng các thuật toán để tạo ra các vòng phản hồi tích cực giúp cho nhà cung cấp thanh khoản gia tăng lợi nhuận và canh tác năng suất hiệu quả hơn. Mọi thứ đều đang hoạt động rất tốt, các dự án công bố nhiều pool với %APY cao để thu hút thêm nhiều người dùng.

Tuy nhiên, khi thị trường rơi vào giai đoạn khó khăn nhất và những vụ sụp đổ liên tục xảy ra khiến mọi người hoảng sợ và bán tháo token của họ. Các dự án được điều khiển theo thuật toán cung cấp lợi nhuận cao cũng đã ngừng hoạt động. Stablecoin mất peg và các đợt thanh lý diễn ra rầm rộ trên thị trường. 

Những sự kiện tiêu cực đã khiến công cụ mã hóa đòn bẩy quá mức hỗ trợ lợi suất cao không còn phù hợp trong bối cảnh hiện tại của thị trường.

Thi truong gau se anh huong den lan song doi moi DeFi tiep theo nhu the nao? - anh 4

DeFi 3.0: Yếu tố nào sẽ quyết định tương lai của DeFi? 

Khi chúng ta nhìn lại những gì DeFi đã trải qua trong thời gian gần đây, rõ ràng là nó được thúc đẩy bởi sự kết hợp giữa đòn bẩy tích lũy và lòng tham, sự kiêu ngạo của con người. Toàn bộ thị trường chịu sự thanh lý đòn bẩy đáng kể vào cuối mỗi giai đoạn hưng phấn. Cho đến nay, thị trường gấu vẫn chưa kết thúc và chưa có dấu hiệu nào cho thấy nó sẽ sớm kết thúc. 

Khi chúng ta xem xét các giao thức và ứng dụng đã bị phá vỡ bởi các sự cố ban đầu, rõ ràng là đã có khá nhiều sự “thao túng” trên thị trường. Và chắc chắn, nhiều dự án sẽ tiếp tục ngừng hoạt động hoặc phá sản, khi xu hướng giảm giá trên thị trường kéo dài. 

Dự án nào sẽ vượt qua cơn bão này và mở đường cho làn sóng DeFi đổi mới tiếp theo? Chúng ta cần chú ý đến những dự án chú trọng vào đổi mới ở tầng công nghệ. 

Thuật ngữ tokenomics được sử dụng quá nhiều và cũng là nhân tố khiến cho dự án thất bại. Tuy nhiên, các dự án được xây dựng trong thị trường phi tập trung, vẫn đang phát triển mạnh mẽ: Các giao thức cho vay, DEX, nền tảng thanh khoản và các công cụ khác có kiến ​​trúc vững chắc đã vượt qua cơn bão. 

Các điều kiện thị trường không ảnh hưởng đến việc các ứng dụng này có thể hoạt động hay không. Chúng được thiết kế để hoạt động kể cả khi token được định giá cao, hoặc giá trị của token ở mức thấp. Tức là thị trường gấu không xác định liệu dự án có thể hoạt động hay không. Đó là lý do tại sao tương lai của DeFi nằm ở thiết kế không cần sự tin cậy (trustless).

Kết luận

Sau những sự kiện khiến thị trường tiền mã hóa rơi vào giai đoạn khó khăn nhất, chắc chắn rằng mọi người sẽ nhận thức rõ hơn về các loại giao thức được xây dựng để tồn tại lâu dài. Hiệu suất bền bỉ của công nghệ sẽ tiếp tục chứng minh giá trị của nó đối với tất cả mọi người trong không gian blockchain. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc có thêm một cái nhìn tổng quan hơn về các giai đoạn DeFi bùng nổ trong quá khứ và có thể dự phóng được tương lai của nó.

Thị trường gấu sẽ ảnh hưởng đến làn sóng đổi mới DeFi tiếp theo như thế nào?