Tổng quan về Maker & Taker trên sàn Binance

Tìm hiểu về Maker và Taker trên sàn giao dịch tiền mã hóa Binance.

11757Total views
Tong quan ve Maker & Taker tren san Binance - anh 1
Tổng quan về Maker & Taker trên sàn Binance. Nguồn: Cointelegraph.

Nếu bạn là một người thường xuyên giao dịch tiền mã hóa trên sàn Binance, có thể bạn sẽ bắt gặp biểu phí giao dịch với nhiều mức khác nhau. Và các sàn giao dịch thường có cơ chế thu phí dựa trên vai trò của người dùng là Maker hay Taker. Vậy, cụ thể Maker & Taker này là gì? Để giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này, hãy cùng Coinvn theo dõi trong bài viết này nhé.

Bài viết này sẽ bao gồm một số nội dung chính như sau:

  • Khái niệm Maker và Taker là gì? Hiện tại, trên sàn Binance thì mức phí cụ thể cho Maker & Taker hiện đang như thế nào?
  • Một số đặc điểm chung của Maker & Taker trên thị trường hiện nay.

Mô hình khớp giá trên các sàn giao dịch

Có thể bạn chưa biết, Binance hay các sàn giao dịch tập trung (CEX) hiện tại đã và đang ứng dụng mô hình khớp giá tự động để hình thành nên giá thị trường của các cặp đồng coin. Lấy ví dụ thế này.

Có 3 người muốn mua 1 BTC và họ đặt với các mức giá tương ứng là 30.000 USD, 31.000 USD và 32.000 USD. Tương tự, chúng ta cũng có 3 người muốn bán 1 BTC và họ đặt các mức giá bán lần lượt là 32.000 USD, 33.000 USD và 34.000 USD. Theo quy luật thông thường, người bán sẽ muốn bán giá cao và người mua sẽ muốn mua với giá thấp.

Giá bản trên thị trường tại thời điểm đó sẽ được xác định bằng sự hợp nhất giữa người mua và người bán. Nghĩa là người mua người bán cùng đưa ra chung một mức giá khác nhau. Như ví dụ trên, người mua và người bán có chung mức giá 32.000 USD sẽ khớp nhau. Và lúc này, sàn giao dịch sẽ lấy mức giá đó làm giá tham chiếu tại thời điểm đó. Và các thành phần tham gia vào quá trình xây dựng giá đó được gọi là Maker & Taker. Vậy, cụ thể Maker & Taker là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn trong phần tiếp theo nhé.

Maker & Taker là gì?

Về bản chất, Maker & Taker là các vai trò của người dùng tại từng thời điểm giao dịch khác nhau. Quay lại ví dụ mua BTC kể trên, chúng ta thấy có 2 tuyến người dùng: Một là những người đặt lệnh và lệnh của họ được thực thi (hay nói cách khác là được thanh khoản) và hai là những người đặt lệnh nhưng không được thanh khoản ngay tức thì. Đó chính là Maker & Taker. Cụ thể:

  • Maker: Là người đặt lệnh nhưng lệnh đó của họ không được thanh khoản ngay tức thì. Nghĩa là giá mua của họ quá thấp hoặc giá bán quá cao so với mặt bằng chung của giá thị trường dẫn đến việc các lệnh đó được đưa vào trạng thái chờ và tìm kiếm người mua/bán chấp nhận mức giá đó. Và trên sàn giao dịch, các lệnh từ Maker sẽ được đưa vào Sổ lệnh (order book) để chờ đợi được khớp.
  • Taker: Ngược lại với Maker là Taker. Những người này đặt lệnh và lệnh đó sẽ được khớp ngay lập tức với các lệnh đã có sẵn trong số lệnh. Như ví dụ trên, bạn thấy sẵn sàng chi mua 1 BTC với giá 32.000 USD và trong sổ lệnh cũng có một người chấp nhận bán BTC với mức giá này. Do đó, lệnh của bạn sẽ được khớp ngay tức thì.

Từ khái niệm này chúng ta có thể thấy rằng các lệnh thị trường (market order) luôn xuất phát từ Taker. Bởi lẽ, lệnh thị trường sẽ bám sát với giá hiện tại của thị trường do đó nó có thể khớp một cách nhanh chóng với một lệnh khác đã có sẵn trong đó.

Chi tiết về Maker & Taker trên sàn Binance

Trên thực tế, sàn Binance nói riêng hay phần lớn các sàn giao dịch khác hoạt động theo cơ chế thu phí đối với Maker & Taker. Đương nhiên, sẽ có sự khác nhau về cách tính phí giữa các đối tượng này. Và thông thường, trên Binance, phí giao dịch của Maker sẽ luôn thấp hơn của Taker vì giao dịch của Taker sẽ diễn ra nhanh hơn thay vì phải chờ đợi nên về lý họ sẽ cần phải phải chi trả nhiều hơn.

Tong quan ve Maker & Taker tren san Binance - anh 2
Bảng phí Maker & Taker trên sàn Bianance. Nguồn: Binance.

Tuy nhiên, có thể giải thích rằng bản thân Maker là những người tạo và cung cấp thanh khoản cho thị trường bằng cách tạo ra các lệnh (nguồn cung) chờ. Trong khi đó, sự xuất hiện của Taker lại khiến cho thanh khoản bị giảm đi do lệnh của họ được khớp thành công và lượng thanh khoản chờ đó bị thiếu hụt.

Hiện tại, sàn giao dịch Binance đang tính phí Maker & Taker theo các cấp độ khác nhau (10 cấp). Trong đó, phí của Maker dao động từ 0,02% – 0,1% và phí của Taker từ 0,04% – 0,1%. Mức phí này sẽ trở nên rẻ hơn nếu người dùng trên sàn Binance ưu tiên sử dụng đồng BNB của sàn.

Phí giao dịch trên Binance được thanh toán ngay sau khi giao dịch được thực thi. Thời điểm lệnh của người dùng được hoàn tất/giao dịch, lệnh đó sẽ được liệt vào 1 trong 2 loại hoặc là thuộc Maker hoặc là thuộc Taker. Khi đó, người dùng sẽ phải trả 1 trong 2 loại phí tương ứng tùy thuộc vào vai trò họ được gán.

Tổng kết

Như vậy, khái niệm Maker & Taker trên thực tế là việc ám chỉ vai trò của người dùng trong từng giao dịch trên các sàn giao dịch tiền mã hóa như Binance. Thay vì các sàn thu phí đồng bộ giống nhau, việc phân cấp thu phí sẽ tạo nên sự công bằng đối với những người mà giao dịch của họ phải mất nhiều thời gian để thực hiện.

Hi vọng rằng bài viết này sẽ mang đến cho bạn nhiều giá trị. Đừng quên chia sẻ nó nếu như bạn thấy hữu ích và hẹn gặp bạn trong các bài viết sau tại Coinvn nhé.