Nội dung
Top 4 sàn giao dịch phí sinh phi tập trung đáng chú ý năm 2023
Sau sự sụp đổ của FTX, các sàn DEX lên ngôi, đặc biệt là các sàn giao dịch phái sinh trong không gian DeFi. Hãy cùng đội ngũ Coinvn điểm qua 4 dự án nổi bật thuộc mảng này trong bài viết dưới đây.
Sự sụp đổ của FTX đã ảnh hưởng đến thị trường tiền mã hóa nói chung và sàn giao dịch tập trung (CEX) nói riêng. Nhưng ở một góc nhìn tích cực hơn, sự sụp đổ của FTX và Sam Bankman-Fried có thể sẽ giúp cho các dự án DeFi bùng nổ trong tương lai.
FTX được biết đến là một sàn giao dịch phái sinh tập trung. Do đó, sự sụp đổ này sẽ tạo ra một làn sóng di chuyển của các nhà giao dịch phái sinh trên CEX sang các sàn giao dịch phái sinh phi tập trung trong không gian DeFi.
Do đó, trong bài viết này đội ngũ Coinvn sẽ giới thiệu đến bạn đọc top 4 sàn giao dịch phái sinh phi tập trung đáng chú ý nhất năm 2023.
dYdX đã không còn quá xa lạ với người dùng DeFi và nó đã từng làm mưa làm gió khi Airdrop khủng cho người dùng sớm. Đây là một sàn giao dịch phi tập trung dựa trên công nghệ L2 StarkEx do StarkWare cung cấp, cho phép nền tảng xử lý các giao dịch ở tốc độ cao mà không mất phí giao dịch.
Ngoài ra, thiết kế mô hình Orderbook của dYdX mang đến cho người dùng cảm giác quen thuộc khi dùng thử ứng dụng lần đầu tiên. Một trong những điểm nổi bật nhất của dYdX chính là tích hợp công cụ khớp lệnh ngoài chuỗi và sự tham gia của một số lượng lớn các nhà tạo lập thị trường (Market Maker) để đảm bảo rằng các lệnh được thực hiện nhanh chóng và hạn chế rủi ro trượt giá.
Hiện tại, dYdX là sàn giao dịch phái sinh phi tập trung số 1 trong không gian DeFi, chiếm gần 80% thị phần của toàn ngành và khối lượng giao dịch xấp xỉ 158,7 tỷ USD, doanh thu khoảng 37,6 triệu USD trong vài tháng qua.
Tuy nhiên, thiết kế của Tokenomics của dYdX được thực sự vượt trội với token quản trị là DYDX. Bên cạnh việc giảm phí giao dịch, chủ sở hữu token này hiện được hưởng các lợi ích khác như chia sẻ doanh thu từ phí giao dịch trên dYdX.
Ngoài ra, nguồn cung lưu thông của DYDX hiện chỉ chiếm 14% tổng nguồn cung, khiến nó trở thành token có tỷ lệ lạm phát cao nhất. Vào khoảng Quý 2 năm 2023, dYdX V4 sẽ được triển khai trên một blockchain riêng được xây dựng trên nền tảng SDK Cosmos. Điều này giúp gia tăng nhiều trường hợp sử dụng hơn cho token DYDX, chẳng hạn như: Trả phí gas, phần thưởng cho người xác thực, staking… Tuy nhiên, các quyết định về thay đổi của dYdX hoàn toàn bị chi phối bởi dYdX DAO (hầu hết nằm trong tay nhóm phát triển).
GMX là sàn giao dịch phái sinh phi tập trung hàng đầu trong hệ sinh thái Arbitrum. GMX là đối thủ đáng gờm của dYdX khi nền tảng này được xây dựng dựa trên một mô hình hoạt động mới, tương đối độc đáo.
Trong GMX, người dùng được chia thành hai nhóm gồm nhà giao dịch và nhà cung cấp thanh khoản (LP).
Trong đó, LP tải một số tài sản (BTC, ETH, UNI, USDC…) vào kho GLP, mang lại cho người giao dịch thanh khoản để có thể mở các vị thế đòn bẩy. Điều này có nghĩa là LP sẽ là người chịu lỗ và lãi từ giao dịch của nhà giao dịch trên GMX. Những người stake GLP sẽ nhận được 70% hoa hồng được tạo ra từ giao thức, 30% còn lại thuộc về những người nắm giữ GMX.
GMX cũng cho phép các nhà giao dịch giao dịch tránh tình trạng trượt giá bằng cách sử dụng Oracle của Chainlink để cung cấp giá của tài sản giao dịch.
Tuy nhiên, đây cũng là một điểm yết của GMX, các hacker có thể sử dụng các cuộc tấn công làm giá để mang lại lợi ích hoặc gây hại cho những ai stake GLP. Ngoài ra, nguồn giá mà Oracle cung cấp thường sẽ dựa trên dữ liệu được thu thập từ các sàn CEX lớn. Điều này có thể là rào cản trong việc mở rộng của giao thức trong tương lai.
Đến giữa năm 2022, thị phần của GMX đã tăng trưởng nhanh chóng từ 9,3% lên 16,6% chỉ trong sáu tháng, xử lý khối lượng giao dịch gần 47 tỷ USD và tạo ra doanh thu 18,2 triệu USD.
GMX chiếm hơn 40% TVL của toàn bộ hệ sinh thái Arbitrum. Nhiều nền tảng khác hiện được xây dựng trên GMX, chẳng hạn như Rage Trade GMD, Dopex, Umami… với mục đích là cung cấp tính thanh khoản cho GLP Vault để tối ưu hóa lợi nhuận.
Thiết kế Tokenomic của GMX khá tốt ở chỗ nó khuyến khích chủ sở hữu GMX staking token của họ và khiến họ phải liên tục staking. Cụ thể, những người nắm giữ GMX sẽ nhận được 30% phí giao dịch dưới dạng wETH, cộng thêm esGMX (tiền gửi) và Multiplier Point (chuyển đổi thành cổ phần GMX nếu không rút sau 1 năm). Cơ chế này đã giúp cho GMX duy trì lượng token đã stake cao hơn khoảng 85% tổng nguồn cung lưu thông.
Ngoài GMX, Gains cũng là một sàn giao dịch phái sinh phi tập trung có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Gains có mô hình hoạt động tương tự như GMX, nhưng không giống như GLP Vault chấp nhận tiền gửi của nhiều loại tài sản, Gains chỉ sử dụng DAI làm tài sản cung cấp thanh khoản.
Gains không chỉ cho phép người dùng giao dịch tài sản tiền mã hóa mà còn có thể sử dụng cổ phiếu và ngoại hối với đòn bẩy lên tới 100x. Tuy nhiên, có một lưu ý rằng nền tảng Gains giới hạn số tiền giao dịch tối đa là 75.000 USD và lợi nhuận của nhà giao dịch không được vượt quá 900%.
Trong sáu tháng qua, Gains đã xử lý tổng khối lượng giao dịch là hơn 8 tỷ USD, với doanh thu ước tính là 2,8 triệu USD. Trong tương lai gần, Gains có thể sẽ mở rộng sang hệ sinh thái Arbitrum.
Tokenomic của Gains cũng rất độc đáo khi chủ sở hữu GNS có thể staking để nhận được một phần phí giao dịch chia sẻ từ doanh thu của Gains. Ngoài ra, Gains có cơ chế đốt GNS để giảm nguồn cung lưu thông trên thị trường. Cụ thể, trong trường hợp DAI Vault vượt quá 130% mức bảo mật, giao thức sẽ khấu trừ DAI dư thừa để mua và đốt GNS. Tuy nhiên, nếu DAI Vault dưới mức bảo mật, thì Gains sẽ bán GNS để đảm bảo tính bảo mật của kho tiền.
Perpetual không sử dụng mô hình Orderbook như các dự án trên, thay vào đó nó sử dụng v-AMM (virtual AMM) được xây dựng trên Uniswap V3. Không giống như các sàn DEX theo cơ chế Orderbook, nơi các nhà giao dịch thường phải đặt lệnh giới hạn và chờ chúng khớp hoặc nhập lệnh thị trường khi có sự dao động lớn và rất dễ bị trượt giá, vAMM cho phép người dùng có thể nhập lệnh ngay lập tức.
Vào năm 2022, Perpetual sẽ được giới thiệu trên Optimism để tận dụng công nghệ tối ưu về phí gas và tốc độ giao dịch của các giải pháp Layer 2. Tuy nhiên, thị phần của Perpetual đã giảm từ 2,9% xuống 1,8%. Trong sáu tháng qua, Perpetual chỉ xử lý khoảng 3,9 tỷ USD và doanh thu chỉ đạt 628.000 USD.
Tokenomics của Perpetual không quá nổi bật, bạn có thể sử dụng token gốc PERP để xây dựng vePERP với các trường hợp sử dụng như quản trị và cung cấp tính thanh khoản để tăng doanh thu. Ngoài ra, Perpetual cũng đang bỏ phiếu để đề xuất tỷ lệ sở hữu 25%, 50% hoặc 75% cho những người nắm giữ vePERP bằng USDC.
Trên đây là danh sách những sàn giao dịch phái sinh phi tập trung đang nhận được nhiều sự chú ý của nhà đầu tư sau sự sụp đổ của FTX. Mặc dù thị trường đang hồi phục, nhưng giá Bitcoin đang tăng quá nhanh và chưa có dấu hiệu điều chỉnh, cho thấy xu hướng tăng này không thực sự bền vững. Do đó, bạn đọc cần thận trọng quan sát kỹ hành động của thị trường ở thời điểm hiện tại và nghiên cứu dự án trước khi đầu tư.