Hé lộ về viên kim cương được bán với giá 4,5 triệu USD bằng tiền mã hóa

Một viên kim cương 555 carat với nguồn gốc bí ẩn, ước tính khoảng 1 tỷ năm tuổi đã được bán với giá 4,5 triệu đô la Mỹ bằng tiền mã hóa.

8885Total views
Listen to article
play!
He lo ve vien kim cuong duoc ban voi gia 4,5 trieu USD bang tien ma hoa - anh 1
Sự thật đằng sau viên kim cương được bán với giá 4,5 triệu đô la bằng tiền mã hóa

Giao dịch tài sản đắt giá bằng tiền mã hóa

Trên thực tế, người ta vẫn đặt ra nhiều vấn đề xoay quanh nguồn gốc của viên kim cương Interstellar Enigma này. Nhiều giả thuyết được đưa ra xoay quanh việc liệu nó đến từ không gian vũ trụ hay được kết tinh trong lớp vỏ của trái đất? Viên kim cương này đặc trưng bởi vẻ ngoài màu đen đục với nhiều lỗ có thể nhìn thấy được.

Viên kim cương carbonade chỉ có ở hai khu vực trên hành tinh của chúng ta. Đó là Brazil và Cộng hòa Trung Phi. Tuy nhiên, điều khiến viên kim cương carbonade này trở nên bí ẩn hơn cả là nó có chứa một loạt các kim loại, chẳng hạn như khoáng chất titan nitride osbornite, thường được tìm thấy trong các thiên thạch.

Sotheby là chủ nhân của viên kim cương Interstellar Enigma và đã mở một cuộc đấu giá để bán nó. Giao dịch này đã giúp thu về 4,5 triệu đô la Mỹ bằng tiền mã hóa. Sotheby đã trở thành một trong những nhà đấu giá các tài sản xa xỉ đầu tiên chấp nhận thanh toán bằng tiền mã hóa, bắt đầu từ tháng 10/2021. Tương tự, Lloyds Auctions, một nhà đấu giá của Úc đã thông báo rằng họ sẽ bắt đầu chấp nhận Bitcoin (BTC) và các loại tiền mã hóa khác, như một khoản thanh toán vào tháng 06/2021.

Sotheby không tiết lộ tên người mua, tuy nhiên, Richard Heart – một doanh nhân trên Twitter đã khẳng định là chủ nhân ẩn danh của viên kim cương. Điều này khiến người ta chú ý hơn khi trong profile trên Twitter của mình, anh là người sáng lập PulseX.com. Từ đây câu chuyện về PulseX đã thu hút cộng đồng tiền mã hóa trong thời gian qua.

Câu chuyện về PulseX và liệu rằng đây có phải là một hành động PR trá hình?

PulseX là một dạng bản fork của Uniswap và nó được dự định là DEX chính của hệ sinh thái Pulsechain. PLSX sẽ là token của PulseX. Chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói khi có một câu chuyện về việc mọi người đầu tư vào PulseX với số tiền lên đến 1 tỷ đô la Mỹ.

He lo ve vien kim cuong duoc ban voi gia 4,5 trieu USD bang tien ma hoa - anh 2
Câu chuyện 1 tỷ đô la Mỹ của PulseX

Vào ngày 10/01/2022, giai đoạn đầu tiên của PulseX’s “sacrifice” đã kết thúc và nâng tổng số tiền đầu tư vào dự án này lên 1 tỷ đô la Mỹ. Hành động này đã biến nó trở thành một trong những vòng gọi vốn lớn nhất (mặc dù không chính thức) trong lịch sử tiền mã hóa.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý ở đây là nhiều người bỏ tiền nhưng lại không nhận được token PLSX. Tuyên bố từ chối trách nhiệm trên trang web của PulseX có nội dung “Bằng cách hy sinh tiền mã hóa của mình, bạn không mua PLSX.” Điều khoản này là một kẽ hở để tránh bị SEC dán nhãn là chứng khoán hoặc bằng chứng cho thấy đó có thể là Bitconnect tiếp theo.

PLSX sẽ là token của PulseX và những người đã bỏ tiền sẽ nhận được một số điểm dựa trên tỷ lệ và thời gian đóng góp của họ. Những điểm này tương ứng với một lượng PLSX sẽ được airdrop vào ví của họ sau khi sàn giao dịch khởi chạy. Tương tự như vậy, PLS – tiền mã hoá gốc của Pulsechain, sẽ được phân phối cho những người đã bỏ tiền cho dự án đó. Nhiều người tin rằng Pulse sẽ ra mắt vào tháng 3 hoặc tháng 4 và PulseX sẽ ra mắt vào cuối năm nay. 

Như vậy, tuyên bố của Richard Heart vốn chỉ là thông báo một chiều. Đoạn video tuyên bố này đã thu hút được gần 90.000 lượt xem trên Twitter. Và đương nhiên, chúng ta không loại trừ đây là một động thái PR trá hình cho dự án PulseX.

Để cập nhật thông tin đầy đủ về sự việc này, mời bạn cùng theo dõi tại chuyên mục Tịn mới của Coinvn trong thời gian đến nhé.

Tin tức tiền mã hóa 24/7
Thảo luận về tiền mã hóa tại đây
Xem thêm
articles