Polygon là gì? Tìm hiểu tổng quan về nền tảng Polygon

Polygon là gì - anh 1

Năm 2021 có thể coi là thời kỳ vàng của Polygon khi hầu hết các dự án tài chính phi tập trung được xây dựng trên nền tảng này đều tăng trưởng và phát triển theo cấp số nhân. Vậy Polygon là gì? Hãy cùng Coinvn tìm hiểu chi tiết về Polygon cũng như tương lai của nền tảng blockchain này.

Polygon là gì?

Sự phát triển thần tốc của blockchain Ethereum đã kéo theo hàng loạt các vấn đề nảy sinh trên mạng lưới này khiến cả người dùng và các nhà phát triển lo ngại. Đó là tình trạng nghẽn tắc mạng xảy ra thường xuyên hơn, khả năng mở rộng thì hạn chế, tốc độ xử lý giao dịch chậm chạp và đặc biệt là chi phí trên mỗi giao dịch rất cao. Và Polygon ra đời với vai trò là giải pháp mở rộng Layer 2 giúp cải thiện tất cả các vấn đề còn tồn tại trên mạng lưới Ethereum. 

Polygon là tiền thân của dự án Matic Network được phát triển vào năm 2017. Thành phần cốt lõi của nền tảng này là là Polygon SDK – một mô-đun linh hoạt hỗ trợ việc xây dựng và phát triển các ứng dụng phi tập trung Dapp. Đồng thời, nhờ hoạt động theo cơ chế đồng thuận Proof-of-Stake cũng như sự hỗ trợ của framework Plasma nên Polygon vẫn đảm bảo tính an toàn và bảo mật tài sản cho người dùng. 

Dự án được phát triển bởi đội ngũ các thành viên có kinh nghiệm và kiến thức trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ quản lý tài chính, công nghệ blockchain đến các ứng dụng phi tập trung. Trong đó, Jaynti Kanani là giám đốc điều hành và đồng sáng lập, anh có nhiều năm kinh nghiệm trong việc mở rộng quy mô của các nền tảng blockchain. Còn lại là Sandeep Nailwal, Mihailo Bjelic và Anurag Arjun, ba người đều đã từng tự điều hành, quản lý và phát triển các công ty công nghệ.

Ưu điểm của dự án Polygon

Polygon tập trung chủ yếu vào việc tối ưu hóa khả năng mở rộng mạng lưới và đẩy nhanh tốc độ xử lý các giao dịch blockchain. Với việc sử dụng framework Plasma có cơ chế tùy chỉnh được thiết kế trên CCS Checkpoint đã cho phép các sidechain trên nền tảng Polygon thực hiện tối đa 65.536 giao dịch trên mỗi block. Đồng thời, chi phí thực hiện mỗi giao dịch cũng được tối ưu đáng kể. 

Ngoài ra, Polygon còn có nhiều các lợi thế hơn hẳn so với chuỗi khối gốc của Ethereum đó là khả năng hỗ trợ tốt cho các ứng dụng phi tập trung Dapp. Polygon được thiết kế để gia tăng các trải nghiệm tương tác với Cosmos và Polkadot. Đồng thời, dự án còn tối ưu trải nghiệm của người dùng khi hỗ trợ Smooth UX và Wallet Connect. 

Bên cạnh đó, tính bảo mật cũng là một ưu điểm của Polygon. Bởi các nhà phát triển và điều hành sidechain Matic của dự án chính là đội ngũ trực tiếp tạo ra và quản lý hệ thống PoS nên người dùng có thể yên tâm về tính an toàn và bảo mật của nền tảng khi thực hiện các giao dịch.

Polygon hoạt động như thế nào?

Polygon có rất nhiều các validator bởi bất kỳ người dùng nào cũng có thể trở thành người xác thực bằng cách stake token để có quyền tham gia vào cơ chế đồng thuận Proof-of-Stake trên các sidechain của nền tảng. Cách xác định chi phí giao dịch tương tự như nền tảng Ethereum tuy nhiên do thông lượng giao dịch của Polygon đạt đến 10.000 TPS trên mỗi sidechain nên phí giao dịch sẽ được giảm đi đáng kể, nhất là phí gas. 

Framework Polygon hỗ trợ hai loại mạng tương thích với Ethereum là chuỗi độc lập (Stand-alone Networks) và chuỗi bảo mật (Secured Chains). Có thể hiểu đơn giản chuỗi độc lập là các blockchain thuần túy, có nhiệm vụ cung cấp tính linh hoạt cho các nhu cầu cụ thể của người dùng trong Polygon. Còn chuỗi bảo mật được xây dựng dựa trên cơ sở hạ tầng của chuỗi mà chúng được gắn vào vì vậy các chuỗi này có nhiệm vụ tăng mức độ an toàn và bảo mật cho các giao dịch của người dùng trong mạng lưới.

Cấu trúc của Polygon được hình thành từ bốn lớp khác nhau đó là Ethereum Layer, Security Layer (lớp không bắt buộc phải có) và Polygon Networks Layer, Execution Layer (lớp bắt buộc phải có). Trong đó, Ethereum Layer là tập hợp các hợp đồng thông minh được tạo ra trên mạng Ethereum được sử dụng để tính toán, kiểm tra giao dịch staking cũng như giải quyết các tranh chấp giữa Ethereum và Polygon Chains. Security Layer cung cấp các validator để kiểm tra tính chính xác của bất kỳ sidechain nào có trong nền tảng. Polygon Networks Layer sẽ dùng trong việc đối chiếu các giao dịch và sản xuất khối. Còn Execution Layer chịu trách nhiệm giải thích và thực hiện các giao dịch trong nền tảng Polygon. 

Tổng kết

Polygon là một trong những dự án có tiềm năng phát triển lớn nhất trong năm 2021 bởi nó cung cấp cho người dùng trải nghiệm sử dụng tốt với tốc độ xử lý giao dịch nhanh chóng và chi phí thấp. 

Thông qua những thông tin được đề cập ở trên, Coinvn hy vọng bạn đã hiểu được Polygon là gì cũng như cách thức hoạt động của dự án. Để tìm hiểu sâu hơn về Polygon cũng như các cách thức đầu tư hiệu quả đối với dự án, bạn hãy theo dõi và cập nhật tin tức mới nhất tại Coinvn – website tiền mã hóa uy tín hàng đầu hiện nay. 

Xem Thêm
Back to top