Nội dung
NFT là gì? Tìm hiểu những điểm đặc biệt khiến NFT trở nên cực hot
Nếu DeFi đã làm mưa làm gió thị trường năm 2020 thì NFT đang trở thành một xu hướng Crypto nổi bật trong năm 2021. Vậy NFT là gì?
NFT là viết tắt của cụm từ Non – Fungible Token (Token không thể thay thế). Đây là một ứng dụng mới nhất của công nghệ Blockchain. Mỗi NFT đại diện cho một tập tin độc nhất vô nhị và vì vậy, chúng là duy nhất và không thể hoán đổi cho nhau.
NFT có thể tồn tại dưới nhiều dạng tệp kỹ thuật số như tác phẩm nghệ thuật, âm thanh, video, một món đồ chơi điện tử hay bất kỳ tác phẩm sáng tạo nào.
Những ý tưởng đầu tiên tương tự như NFT đã có từ năm 2012. Lúc đó, Yoni Assia lần đầu công bố Colored Coin trên Blockchain Bitcoin với giá chỉ một Satoshi – đơn vị nhỏ nhất của Bitcoin. Tuy còn khá đơn giản nhưng vào thời điểm này, ý tưởng về Colored Coin đã có khá nhiều điểm tương đồng với NFT bây giờ. Đó là sử dụng Blockchain làm giấy chứng nhận quyền sở hữu cho các tài sản như cổ phiếu, đồ sưu tầm kỹ thuật số,…Nhưng không may, Colored Coin ngay lập tức thất bại vì một lý do rất dễ hiểu Bitcoin không được tạo ra để hỗ trợ loại hình này.
Năm 2014, một nền tảng chính tương tự với mã nguồn mở có tên Counterparty ra đời. Nó được xây dựng trên nền tảng của Blockchain Bitcoin nhưng với nhiều cải tiến hơn. Đây có thể coi là nền tảng Bitcoin 2.0 đầu tiên và cũng là địa chỉ để người dùng tạo ra tiền tệ hoặc tài sản có thể giao dịch của riêng họ. Counterparty lúc đó rất nổi tiếng với các giao dịch mua bán meme Ếch Pepe.
Năm 2017, ERC – 721 xuất hiện. Đây được xem là một trong những bước ngoặt lớn của nền tảng token chạy trên Blockchain Bitcoin. ERC – 721 cho phép phát hành và giao dịch các tài sản trên Blockchain Ethereum. Điều đó có nghĩa là các nền tảng của bên thứ 3 như Counterparty không còn cần thiết khi giao dịch các loại tài sản nữa. Lúc này, người ta cũng bắt đầu gọi tên cho hình thức này là NFT. Ethereum hoàn thiện NFT và trở thành người dẫn đầu thị trường tài sản được lưu trữ trên Blockchain. NFT dần được nhiều người biết đến qua game nuôi mèo ảo Crypto Kitties, cho phép người chơi nuôi, giao dịch mèo ảo bằng đồng Ether.
Được giới phân tích cũng như nhiều nhà đầu tư nhận định là xu hướng phát triển tiềm năng trong năm 2022, NFT bao gồm những đặc điểm nổi bật như:
Có tiềm năng tăng giá không tưởng. Chính nhờ tính chất độc nhất vô nhị mà NFT có thể tạo ra lợi nhuận kỷ lục. Một ví dụ tiêu biểu nhất đó là bức tranh “Trump” của Hashmasks trong 3 ngày đã tăng giá tới 100.000%. Chưa một đồng Coin nào làm được điều này trước đây.
Minh bạch và thuận tiện hơn sưu tầm truyền thống. Nhờ sự trợ giúp của công nghệ Blockchain bạn có thể truy xuất nguồn gốc, chủ nhân của những món đồ quý giá chỉ trong một cái click chuột. Rủi ro hàng nhái, hàng giả gần như được loại bỏ hoàn toàn nhờ tất cả lịch sử giao dịch đều được ghi lại trên chuỗi.
Giúp lưu trữ tài sản một cách an toàn và bảo mật thông qua việc Token hóa tài sản.
Giảm chi phí và thời gian giao dịch, đặc biệt khi bạn ở hai quốc gia khác nhau thì giao dịch bằng tiền mã hóa lại càng tiện lợi hơn cả.
Tính thanh khoản thấp. Do chỉ mới nổi lên gần đây nên tính thanh khoản của NFT chưa cao cũng là điều không tránh khỏi. Tính đến hiện nay, tổng số lượng giao dịch NFT từ trước đến nay rơi vào khoảng 300 triệu USD. Con số này chỉ bằng 0,1% khối lượng giao dịch tiền mã hóa trong một ngày.
Việc định giá tài sản đang còn theo cảm tính, đặc biệt là các tác phẩm nghệ thuật sưu tầm theo sở thích.
Cả NFT & coin đều là một loại tài sản trên chuỗi khối (Blockchain). Có chung một đặc điểm là phi tập trung và ẩn danh.
Bạn có thể lưu trữ NFT & coin ở trên một ví nào đó. NFT bạn có thể di chuyển ra khỏi ví và bán giống như coin. Hiện nay đã có rất nhiều NFT marketplace (chợ mua bán NFT).
Một đồng coin sẽ có tính thanh khoản cao hơn, tức là bạn dễ mua dễ bán hơn. Giá trị của một coin được quyết định bởi giá của thị trường (dựa trên cung và cầu).
Một NFT không có giá cụ thể, giá của NFT được quyết định bởi người bán và dựa trên sự định giá như món đồ vật sưu tầm.
Coin có thể chia nhỏ còn NFT thì không: Ví dụ một ETH của mình và của bạn là như nhau và có thể chia nhỏ đến chuyển hoặc bán. Còn NFT là duy nhất, không thể chia nhỏ và không thể thay thế (non-fungible) – đặc điểm tạo nên giá trị độc nhất cho nó.
Quá trình tạo ra NFT khá đơn giản và đặc biệt không yêu cầu người dùng phải hiểu biết sâu xa về cách thức vận hành trong thị trường cũng như công nghệ blockchain. Nếu bạn là người có khả năng để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật có giá trị, bạn hoàn toàn có thể chuyển chúng thành tài sản NFT thông qua thị trường mua bán và giao dịch NFT như OpenSea, Mintable, VIV3…
Ngoài ra, việc tạo và phát hành NFT trên OpenSea gần như không mất phí. Nhưng trên một số nền tảng khác bạn sẽ phải mất một khoản phí nhỏ làm phí giao dịch và mức phí này sẽ thay đổi tùy thuộc vào tình trạng của mạng lưới. Một lưu ý quan trọng trước khi tạo NFT đó là lựa chọn mạng blockchain phù hợp. Hiện nay, Ethereum là mạng lưới được sử dụng phổ biến bởi nhiều nhà phát hành NFT nhưng tuy nhiên các mạng lưới mới như Tron, Polkadot, Tezos… cũng đang dần chiếm được sự tin tưởng của nhiều nhà phát hành NFT.
Sau khi sở hữu NFT, người dùng có thể sử dụng các mã thông báo không thể thay thế này trong nhiều trường hợp khác nhau:
NFT có thể được mua trực tuyến thông qua các thị trường khác nhau. OpenSea là một trong những công cụ lớn. Bạn có thể coi nó như một phòng trưng bày trực tuyến, nơi bạn có thể duyệt qua tài sản kỹ thuật số, thẻ giao dịch hay các bộ sưu tập khác.
OpenSea hoạt động như một nhà đấu giá, nơi bạn đưa ra giá thầu đối với các mặt hàng và mong muốn mình là người chiến thắng. Và có một số danh sách khác lại cho phép bạn “Mua ngay bây giờ” với một mức giá đã định.
Bước 1: Tạo ví tiền mã hóa để mua và lưu trữ NFT.
Bước 2: Kết nối ví với nền tảng bán NFT mà bạn muốn mua. Chú ý phí giao dịch, từng dự án và từng loại ví bạn chọn sẽ có phí giao dịch khác nhau.
Bước 3: Token sẽ được chuyển về ví. Nếu Token có tích hợp với Dapp của NFT, bạn có thể giao dịch ngay. Đặt lệnh mua, bán ở thời điểm bạn cho là thích hợp để đạt lợi nhuận cao nhất.
Có rất nhiều các yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến giá trị của các NFT trong một bộ sưu tập. Vì vậy, để đánh giá và lựa chọn đầu tư NFT, người dùng cần quan tâm đến một số yếu tố sau:
NFT là xu hướng đầu tư mới phát triển và bùng nổ trong năm 2021. Với những đặc điểm khác biệt và tính ứng dụng cao, NFT đã trở thành “con mồi” của nhiều nhà đầu tư trong thị trường tiền mã hóa. Tuy nhiên, suy cho cùng, NFT cũng là tài sản kỹ thuật số và tồn tại nhiều rủi ro, nhất là với những nhà đầu tư mới chưa có kinh nghiệm.
Hiện nay, bất kỳ ai cũng có thể tạo ra và phát hành NFT trên các nền tảng giao dịch. Do đó, nếu nhà đầu tư không thể phân biệt và lựa chọn những NFT tiềm năng thì họ có nguy cơ mua phải các NFT không có giá trị. Ngoài ra, chưa có cá nhân hoặc tổ chức nào đưa ra cơ sở để định giá NFT nên trên thị trường hiện nay có rất nhiều NFT với nhiều mức giá khác nhau. Đặc biệt, với tác động của các nhà đầu tư cá mập, rất nhiều NFT đã tăng trưởng phi mã lên hàng trăm nghìn lần trong thời gian ngắn.
Bạn có thể kiểm tra tính xác thực của NFT bằng một số cách sau:
Rarible cho phép người dùng dễ dàng tạo ra một bộ sưu tập kỹ thuật số và bán nó trên thị trường của họ. Với trọng tâm là các tác phẩm nghệ thuật do chính người dùng là tác giả, Rarible cho phép xác nhận quyền sở hữu trí tuệ thông qua bằng chứng xuất xứ do NFT cung cấp.
Decentraland
Đây là một thế giới thực tế ảo tương tự như những thế giới tưởng tượng trong game. Tại đây, người chơi có thể sở hữu và trao đổi các mảnh đất ảo cũng như một số vật phẩm khác.
Gods Unchained
Đây là một trò chơi điện tử sưu tầm bài mà trong đó các thẻ bài được phát hành dưới dạng NFT trên Blockchain.
My Crypto Heroes
My Crypto Heroes là một trò chơi nhập vai với nhiều người tham gia. Thông qua các nhiệm vụ, người chơi có thể nâng cấp nhân vật của mình. Các nhân vật và vật phẩm trong game đều được phát hành dưới dạng Token trên Ethereum Blockchain.
Binance Cellectibles
Đây là loại Token NFT do Binance và Enjin hợp tác phát hành vào những dịp đặc biệt để gửi tặng đến người dùng thông qua mạng xã hội Twitter.
Crypto Stamps
Đúng như tên gọi, Crypto Stamps là một bưu điện ảo phát hành và kết nối thế giới kỹ thuật số với thể giới thực. Những con tem tại đây được lưu hành dưới dạng hình ảnh kỹ thuật số trên Ethereum Blockchain nhằm biến chúng thành một bộ sưu tập kỹ thuật số có thể giao dịch.
Có rất nhiều trang web mua bán NFT để bạn có thể lựa chọn. Dưới đây là 3 thị trường NFT phổ biến nhất hiện nay mà bạn có thể tham khảo:
Do có rất nhiều nền tảng, cộng với sự tham gia của hàng nghìn nhà sáng tạo và nhà sưu tầm NFT, nên bạn hãy đảm bảo đã nghiên cứu kỹ trước khi mua. Điều này sẽ giúp bạn tránh được kẻ mạo danh, lừa đảo.
Lời khuyên cho bạn là hãy bắt đầu đầu tư với một số tiền nhỏ để thử nghiệm, vì thị trường NFT còn khá mới mẻ.
Bạn nên nhớ rằng, giá trị của NFT hoàn toàn dựa trên những gì người khác sẵn sàng chi trả cho nó. Do đó, nhu cầu sẽ làm giá NFT tăng hơn là các chỉ số cơ bản, kỹ thuật hoặc kinh tế.
Điều đó có nghĩa là, một NFT có thể bán lại với giá thấp hơn giá bạn đã mua nó hoặc tệ hơn bạn cũng có thể không bán được nó do không có ai cần nó.
Bạn hãy tiếp cận NFT giống như bất kỳ khoản đầu tư nào khác mà bạn từng tham gia. Bạn hãy có sự nghiên cứu kỹ càng, tìm hiểu các rủi ro – bao gồm cả việc bạn có thể mất hết số tiền đầu tư của mình. Nếu bạn quyết định gia nhập cộng đồng NFT, hãy tiến hành một cách thận trọng.
Cùng với sự bùng nổ của thị trường NFT thì các đồng NFT token hứa hẹn sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2022. Trong đó bạn nên chú ý đến 3 dạng NFT token tiềm năng nhất ở thời điểm hiện tại:
Top 3 NFT token tiềm năng 2022 có thể kể đến:
Theta Network là mạng lưới được xây dựng trên công nghệ blockchain, chuyên phân phối video. Theta vừa cho phép người dùng xem nội dung video vừa có thể kiếm được phần thưởng mã thông báo. Người dùng sẽ nhận được phần thưởng khi chuyển tiếp video đến những người dùng khác cũng đang xem nội dung tương tự.
Đây là nền tảng đầu tiên ứng dụng công nghệ blockchain vào ngành công nghiệp thể thao. Đội ngũ phát triển Chiliz đã phát triển một nền tảng có tên Socios.com, giúp người dùng vừa có thể sở hữu Cryptocurrency, vừa có quyền bỏ phiếu cho các câu lạc bộ hay bộ môn thể thao mình yêu thích.
ChiliZ Token (CHZ) là một đồng tiền được sử dụng để trả chi phí cho việc các câu lạc bộ, team eSports khi tham gia vào hệ thống của Chiliz và người hâm mộ .
Dự án cung cấp một nền tảng thực tế ảo được hỗ trợ bởi Ethereum. Trong thế giới ảo này, bạn có thể mua những mảnh đất mà sau này bạn có thể đi qua, tiến hành xây dựng và kiếm tiền. Đây là nền tảng kỹ thuật số đầu tiên do người dùng sở hữu hoàn toàn. Tương tự như các trò chơi như Skyrim và Fallout, Decentraland là một vũ trụ ảo hoàn toàn. Tuy nhiên, thay vì chơi trên màn hình hai chiều, bạn tham gia vào một thế giới ba chiều.
Sức hút lớn nhất của công nghệ này khi bất kỳ ai cũng có thể tạo ra NFT lại là một trong những điểm yếu chính của nó. Bất kỳ ai trên Internet đều có thể tạo NFT từ bất cứ thứ gì. Điều đó có nghĩa là có rất nhiều Token vô giá trị trên mạng. Sự khan hiếm của một vật phẩm không đảm bảo cho giá trị của nó sẽ tăng, do đó, người chơi có thể chịu khoản lỗ nặng khi cơ sốt NFT hạ nhiệt. Trong năm 2020, giá trị của một số loại NFT phổ biến đã tăng khoảng 2.000%. Tuy nhiên, trong một thị trường mà nhiều người tham gia hoàn toàn có thể sử dụng tên giả, gian lận cũng là một rủi ro.
Đến đây thì bạn đọc chắc hẳn đã hiểu được NFT là gì và tại sao nó lại trở thành một trong những xu hướng được quan tâm nhất năm 2021 rồi đúng không? Bên cạnh một số rủi ro thì với tất cả ưu điểm đó, Coinvn tin rằng NFT còn có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai.