Tìm hiểu chi tiết về các chỉ số Crypto Fear & Greed Index

Crypto Fear & Greed Index - anh 1

Song song với việc sử dụng các biểu đồ giá, phân tích kỹ thuật cũng như phân tích cơ bản, nhà đầu tư thường xem xét thêm hai chỉ số quan trọng của thị trường tiền mã hóa đó là Crypto Fear & Greed Index. Cùng Coinvn tìm hiểu chi tiết Crypto Fear & Greed Index là gì cũng như cách đọc các chỉ số này thông qua bài viết dưới đây. 

Crypto Fear and Greed Index là gì?

Crypto Fear & Greed Index được biết đến là chỉ số sợ hãi và tham lam được các nhà đầu tư sử dụng để phân tích và nắm bắt tâm lý thị trường từ đó đưa ra được các quyết định đầu tư phù hợp. Chỉ số sợ hãi được chấm điểm từ thang 0 – 49 cho thấy giá tài sản đang ở mức thấp và có nguồn cung lớn trên thị trường. Còn chỉ số tham lam được chấm điểm từ 50 – 100 cho thấy giá tài sản đang được định giá ở mức quá cao, rất dễ xảy ra hiện tượng bong bóng kinh tế trong thị trường. 

Khi đánh giá được chính xác mức độ tham lam và sợ hãi của những nhà đầu tư khác, bạn sẽ dự đoán được xu hướng đầu tư của họ là tham gia hoặc thoát khỏi thị trường, từ đó đưa ra căn cứ để lựa chọn quyết định đầu tư hiệu quả. Như Warren Buffett đã nói: “Hãy sợ hãi khi người khác tham lam và tham lam khi người khác sợ hãi” – đây là một trong những phương châm đầu tư hiệu quả mà ông theo đuổi. 

Ban đầu, Crypto Fear & Greed Index là chỉ số được tạo ra để phân tích các cổ phiếu truyền thống của các công ty và doanh nghiệp được tạo ra bởi CNNMoney. Sau đó, Alternative.me đã triển khai và bổ sung các chỉ số này để làm căn cứ phân tích xu hướng biến động trong thị trường tiền mã hóa. 

Các chỉ số yếu tố cấu thành Fear and Greed Index

Crypto Fear & Greed Index được cấu thành bởi sự kết hợp giữa các yếu tố thị trường có trọng số khác nhau như: Biến động giá, khối lượng thị trường, phương tiện truyền thông xã hội, sự thống trị của Bitcoin và xu hướng tìm kiếm trên Google.

Biến động giá (Volatility) chiếm tỷ trọng 25% và chỉ số này được coi là một điểm chuẩn cho sự không chắc chắn trên thị trường, hay chính xác là thị trường đang sợ hãi. Volatility được đo lường bằng cách đem so sánh mức độ biến động giá hiện tại và mức giảm tối đa của Bitcoin với các giá trị trung bình trong quá khứ tương ứng với khoảng từng khoảng thời gian là 30 ngày và 90 ngày. 

Khối lượng thị trường (Market Momentum/Volume) chiếm tỷ trọng 15% được xác định bằng cách kết hợp giữa khối lượng giao dịch hiện tại của Bitcoin và động lượng của thị trường khi so sánh với các giá trị trung bình trước đó 30 ngày và 90 ngày.

Phương tiện truyền thông xã hội (Social Media) chiếm tỷ trọng 15% xem xét tỷ lệ xuất hiện và tương tác của các hashtag trên Twitter liên quan đến Bitcoin. Do đó, khi số lượng và tỷ lệ tương tác thấp thì có thể thị trường đang trở lên sợ hãi và ngược lại.

Sự thống trị của Bitcoin (Dominance) chiếm 10% tỷ trọng cấu thành nên chỉ số Crypto Fear & Greed Index. Dominance cho thấy tỷ lệ phần trăm vốn hóa thị trường của Bitcoin so với toàn bộ thị trường tiền mã hóa.

Xu hướng (Trend) chiếm tỷ trọng 10%. Chỉ số này cho biết tỷ lệ các truy vấn tìm kiếm liên quan đến Bitcoin trên Google cũng như đề xuất các chủ đề thường được người dùng tìm hiểu.

Cách đọc Crypto Fear & Greed Index cơ bản

Để đọc chỉ số Crypto Fear & Greed Index, các bạn truy cập Alternative.me.

Theo đúng trình tự từ trái qua phải, các bạn sẽ nhìn thấy biểu đồ của chỉ số Crypto Fear & Greed Index. Tiếp đó là các giá trị của chỉ số này tại các thời điểm khác nhau như hiện tại, ngày hôm qua, tuần trước và tháng trước. Cuối cùng là thời gian cần thiết cho bản cập nhật tiếp theo.

Chỉ số Crypto Fear & Greed Index có thang điểm từ 0 đến 100 và tương ứng với các mức điểm khác nhau thì tâm lý chung trên thị trường cũng khác nhau. Cụ thể:

– Mức điểm từ 0 – 24: Thị trường đang sợ hãi tột độ, giá trị các tài sản có xu hướng giảm mạnh và nhà đầu tư sẽ bán tháo với khối lượng lớn (màu cam)

– Mức điểm từ 25 – 49: Thị trường đang sợ hãi, giá trị các tài sản có xu hướng giảm nhẹ, nhà đầu tư sẽ bán dần các tài sản đang sở hữu (màu vàng)

– Mức điểm từ 50 – 74: Thị trường đang tham lam, giá trị tài sản có xu hướng tăng nhẹ, thị trường tốt lên và nhà đầu tư sẽ có đà mua cao hơn (màu xanh nhạt)

– Mức điểm từ 75 – 100: Thị trường đang tham lam cực độ, giá trị các tài sản tăng mạnh, nhà đầu tư có xu hướng mua ồ ạt với khối lượng lớn hơn (màu xanh lục).

Như vậy có thể thấy, trong các tình huống giống nhau, các nhà đầu tư sẽ có xu hướng hành động tương tự nhau. Từ đó, dẫn các hành động FOMO phi lý trí, phi kế hoạch và nặng hơn là mất toàn bộ giá trị tài sản. 

Crypto Fear & Greed Index là chỉ số mang tính tham khảo và không khuyến khích nhà đầu tư chỉ dựa vào chỉ số này mà đưa ra quyết định. Mà nhà đầu tư nên tìm kiếm các thông tin và dựa vào nhiều mô hình phân tích khác nhau cũng như kinh nghiệm để đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp.

Xem Thêm
Back to top