Proof-of-Stake là gì? Những kiến thức cơ bản cần biết về POS

Proof-of-Stake - anh 1

Proof-of-Work là cơ chế đồng thuận đầu tiên được xây dựng trên mạng lưới blockchain của rất nhiều các đồng tiền mã hóa, trong đó có Bitcoin và Ethereum. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công nghệ hiện đại, các vấn đề còn hạn chế của Proof-of-Work ngày càng khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại. Chính vì vậy, cơ chế đồng thuận Proof-of-Stake ra đời như giải pháp hữu hiệu để giải quyết những lo ngại đó. Và ngay cả mạng lưới Ethereum cũng đang cố gắng chuyển đổi sang thuật toán này.

Vậy Proof-of-Stake là gì? Hãy cùng Coinvn tìm hiểu những kiến thức cơ bản nhất về cơ chế Proof-of-Stake thông qua bài viết dưới đây.

Proof-of-Stake (POS) là gì?

Proof-of-Stake (viết tắt là PoS) là thuật toán đồng thuận bằng chứng cổ phần được sử dụng trên mạng lưới blockchain. Thuật toán này được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2011 tại diễn đàn Bitcointalk. Mặc dù cả PoS và PoW đều được sử dụng để đạt được sự đồng thuận trong các giao dịch trên mạng lưới nhưng quy trình và cơ chế thực hiện lại hoàn toàn khác nhau.

Với cơ chế Proof-of-Stake, người dùng sẽ tham gia staking một lượng tài sản mã hóa nhất định để có quyền trở thành người xác thực (validator) và nhận được các phần thưởng tương xứng, thường sẽ là token của dự án hoặc một phần chi phí thực hiện giao dịch. 

Các thuật ngữ liên quan đến Proof-of-Stake (POS)

Để hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động của thuật toán PoS, bạn cần tham khảo một số thuật ngữ chuyên ngành có liên quan như validator, node, stake, forge hoặc mint, lock và unlock.

Validator là những người có vai trò quan trọng. Họ sẽ tham gia vào quá trình xác minh và kiểm tra tính chính xác của các giao dịch được thực hiện trên mạng lưới trước khi thêm vào blockchain. Quá trình này bao gồm việc thu thập thông tin, xác minh đối chiếu với yêu cầu của nền tảng và xem xét có hay không sự tác động của các yếu tố độc hại hoặc không tự nhiên. 

Node được hiểu là một điểm được tạo ra trên mạng lưới blockchain. Đây là tập hợp những cá nhân hoặc tổ chức tham gia vào quá trình xác thực giao dịch (validator) hoặc tạo khối mới.

Stake vừa là tính năng quen thuộc vừa là phương thức đầu tư tạo thu nhập thụ động hiệu quả. Để trở thành người xác thực của mạng lưới, bạn sẽ cần trở thành nhà cung cấp thanh khoản bằng cách đặt cọc một lượng tài sản mã hóa nhất định. Phần thưởng mà bạn nhận được sẽ phụ thuộc vào số lượng token đem đi stake và thời gian stake. 

Forge hoặc mint dùng để chỉ các hành động kiểm định và tạo khối mới trên mạng lưới. Thuật ngữ này dùng để phân biệt với mine trong cơ chế đồng thuận Proof-of-Work.

Lock và Unlock dùng để ám chỉ trạng thái tài sản của người dùng khi tham gia staking. Trong thời gian là validator thì lượng token bạn tham gia stake sẽ bị khóa lại, không thể sử dụng trong bất kể các giao dịch nào (tức là token đang lock). Hết thời gian khóa, bạn sẽ có quyền giao dịch, trao đổi chúng và đương nhiên, lúc này bạn đã có thêm một lượng token mới nhờ việc tham gia staking.

Proof-of-Stake hoạt động như thế nào?

Những người tham gia trở thành validator trong cơ chế đồng thuận Proof-of-Stake sẽ đóng góp một lượng tài sản mã hóa nhất định trong một khoảng thời gian. Những người này sẽ được hệ thống lựa chọn ngẫu nhiên hoặc lựa chọn dựa trên thời gian nắm giữ tài sản mã hóa. 

Mỗi khi hoàn thành quá trình xác thực các giao dịch hoặc tạo một khối mới, validator sẽ nhận được một phần thưởng tùy thuộc vào lượng token tham gia staking ban đầu. Hoặc đối với một số dự án sau này thì validator sẽ nhận được phần thưởng chính là phí giao dịch của người dùng trên nền tảng.

Proof-of-Stake có an toàn không?

Với cơ chế xác thực dựa trên những người dùng thực tế của nền tảng thì Proof-of-Stake được coi là thuật toán đồng thuận an toàn và phi tập trung hơn so với Proof-of-Work. Đồng thời, tính bảo mật của PoS được nhiều nhà đầu tư tin tưởng hơn bởi nếu phát hiện validator xác nhận các giao dịch giả mạo thì toàn bộ số lượng token tham gia staking của họ sẽ bị thu hồi toàn bộ. Và đặc biệt, để có thể tấn công và làm giả các giao dịch trên số lượng lớn thì các hacker phải nắm giữ trên 51% tổng số token của dự án. Điều này có thể coi là bất khả khi khi token của dự án được phân bổ rõ ràng cho các đối tượng khác nhau trong và được thể hiện rõ ràng trong tokenomics.

Có thể thấy rằng, thuật toán đồng thuận Proof-of-Stake đang dần thay thế cho thuật toán Proof-of-Work và ngày càng được sử dụng phổ biến hơn. Ngay cả nền tảng Ethereum cũng đang tìm biện pháp để chuyển dịch cơ chế hoạt động sang thuật toán này. Điều đó đủ để chứng tỏ sự cần thiết và hiệu quả của PoS đối với các nền tảng trong thị trường tiền mã hóa hiện nay. Để tiếp tục cập nhật các thông tin mới nhất về PoS, bạn hãy theo dõi ngay Coinvn – trang tin tức crypto uy tín hàng đầu hiện nay.

Xem Thêm
Back to top