Nội dung
NEAR Protocol (NEAR) là gì? Toàn tập về tiền mã hóa NEAR
NEAR Protocol tuy là một dự án blockchain mới nổi nhưng đã thu hút được sự chú ý của nhiều nhà đầu tư. NEAR Protocol được coi là đối thủ cạnh tranh của Ethereum 2.0 bởi khả năng mở rộng hệ thống, dễ tiếp cận người dùng và chi phí giao dịch thấp.
NEAR Protocol là một nền tảng layer 1 được thiết kế độc lập hướng đến sự phát triển của các ứng dụng phi tập trung. Nó hoạt động dựa trên hai cơ chế là sharding và đồng thuận Proof-of-Stake. NEAR Protocol sử dụng cơ chế sharding để chia hệ thống thành nhiều phần nhỏ hoạt động riêng biệt, đồng thời nó được ví như một nền tảng đám mây do các cá nhân và tổ chức trên khắp thế giới điều hành. Nhờ đó, NEAR Protocol trở thành một nền tảng có khả năng mở rộng cao, chi phí giao dịch thấp nhưng vẫn đảm bảo tính bảo mật dành cho các nhà phát triển để tạo ra các ứng dụng tài chính phi tập trung cũng như người dùng.
NEAR Protocol ra đời với mục tiêu giải quyết một số vấn đề của nền tảng blockchain hiện nay như:
Khả năng mở rộng: Khi dữ liệu trên các nền tảng blockchain ngày càng nhiều thì các node trong hệ thống cũng phải nâng cấp theo với sự phát triển đó. Tuy nhiên chi phí nâng cấp, duy trì hệ thống ngày càng tăng khiến việc mở rộng các node trên nền tảng blockchain bị hạn chế.
Tính phổ biến: Các nền tảng Blockchain hiện nay vẫn còn khó tiếp cận nhiều với nhà phát triển và người dùng bởi rào cản về tài chính, công nghệ, đào tạo, cộng đồng hỗ trợ…
Dễ dàng mở rộng và chi phí giao dịch thấp:
NEAR Protocol sử dụng cơ chế sharding trong việc xây dựng hệ thống blockchain của mình. Với cơ chế này, các node trên NEAR Protocol chỉ cần lưu trữ một phần dữ liệu của mạng thay vì là toàn bộ dữ liệu như các nền tảng khác. NEAR Protocol cũng tối ưu kích thước các node chạy trên hệ thống của mình dù là nhỏ nhất có thể giúp các nhà phát triển giảm tối đa chi phí cài đặt, vận hành. Nhờ đó, NEAR Protocol dễ dàng mở rộng hệ thống cũng như tiếp cận được nhiều nhà phát triển dự án hơn.
Dựa vào cơ chế đồng thuận Proof-of-Stake, NEAR Protocol đã phát triển và sử dụng cơ chế đồng thuận mới là Nightshade kết hợp cơ chế tạo khối Doomslug giúp tăng tốc độ xử lý lên đến 100.000 giao dịch mỗi giây cùng chi phí thấp.
Dễ dàng tiếp cận, thân thiện với mọi đối tượng sử dụng:
Đối với nhà phát triển: NEAR Protocol cung cấp các công cụ như NEAR SDK, Gitpod, NEAR Command Line Tools… cùng nhiều tài liệu giúp các nhà phát triển dự án dễ dàng xây dựng, phát triển các ứng dụng tài chính phi tập trung và hợp đồng thông minh của mình. NEAR Protocol cũng tổ chức nhiều khóa học, chương trình đào tạo miễn phí cho các nhà phát triển dự án nâng cao kiến thức về mạng lưới. Ngoài ra, NEAR Protocol còn sử dụng hai ngôn ngữ lập trình phổ biến hiện nay là Rust và Assembly Script để xây dựng hệ thống giúp các nhà phát triển dễ dàng tiếp cận với nền tảng này hơn.
Đối với người dùng: Người dùng có thể dễ dàng đăng ký, sử dụng các ứng dụng tài chính phi tập trung được xây dựng trên NEAR Protocol một cách nhanh chóng và đơn giản. NEAR Protocol sử dụng tên tài khoản do User tự đăng ký, chẳng hạn như test.near, moon.near thay cho những từ khóa phức tạp khó ghi nhớ.
Đội ngũ phát triển dự án
Đội ngũ phát triển dự án là cộng đồng NEAR Collective có hơn 200 chuyên gia lập trình hàng đầu thế giới hiện đang làm việc cho các tổ chức, tập đoàn và công ty công nghệ lớn như Facebook, Google, Microsoft…
Nhà đầu tư
Các nhà đầu tư nổi bật của dự án NEAR Protocol có thể kể đến như Coinbase Ventures, a16z, Libertus Capital…
Wallet
Ngoài việc lưu trữ NEAR trong ví NEAR Wallet, Trust Wallet, Coin98 Wallet…
DeFi
Một số dự án DeFi nổi bật của NEAR Protocol có thể kể đến như Ref.finance, LollySwap…
NFT/Gaming
NEAR Protocol hỗ trợ và xây dựng một số dự án NFT như Mintbase, Paras, OPGames…
Scalebridge
Rainbow Bridge, Aurora, Octopus Network… là các dự án nổi bật giúp NEAR Protocol mở rộng hệ thống cũng như kết nối được với các nền tảng blockchain khác.
Lịch phân bổ NEAR sẽ được triển khai như sau:
Community Grants and Programs: NEAR được sử dụng để tài trợ, đóng góp xây dựng cộng đồng từ việc giáo dục, nâng cao nhận thức, sự kiện, từ thiện… NEAR sẽ được phân phối cho nhóm này trong vòng hơn 60 tháng bắt đầu từ tháng 4 năm 2020.
Core Team: NEAR bị khóa 12 tháng kể từ tháng 4 năm 2020 và sau đó dự án sẽ trả dần NEAR cho Team trong 4 năm tiếp theo.
Prior Backers: NEAR bị khóa từ 12 tháng đến 36 tháng kể từ tháng 4 năm 2020 và sau đó dự án sẽ trả dần NEAR cho các nhà đầu tư trong các tháng tiếp theo.
Community Sale: Có hơn 120.000.000 NEAR được phân phối cho cộng đồng qua hình thức Community Sale vào tháng 8 năm 2020 tại sàn CoinList. Trong đó, 25.000.000 NEAR sẽ được dự án mở khóa và trả ngay cho nhà đầu tư vào ngày 24 tháng 9 năm 2020 và số còn lại sẽ được trả dần từ 12 đến 24 tháng.
Early Ecosystem: Dự án sẽ trả dần NEAR cho các nhà phát triển hệ sinh thái của NEAR Protocol trong vòng 6 hoặc 12 tháng.
Foundation Endowment: Quỹ NEAR Foundation sẽ chia NEAR thành 2 phần với mục đích duy trì và phát triển hệ thống. Phần 1 sẽ được NEAR protocol trả ngay cho Foundation Endowment trong khi phần 2 sẽ được trả dần cho nhóm này trong vòng 24 tháng.
Operations Grants: NEAR dự kiến sẽ được phân phối cho nhóm này bắt đầu nửa cuối năm 2020 và đầu năm 2021 trong vòng 60 tháng.
New Issuance: Mỗi năm NEAR Protocol sẽ phát hành thêm 5% NEAR.
Hiện nay NEAR đang được giao dịch trên nhiều sàn giao dịch tiền mã hóa lớn như Binance, Huobi…
Để lưu trữ NEAR người dùng có thể sử dụng Near Wallet hoặc lưu trữ tại ví các sàn.
Trên đây là những thông tin cơ bản về dự án NEAR Protocol và NEAR coin. NEAR Protocol hướng đến trở thành một nền tảng blockchain dễ sử dụng, thân thiện phù hợp cho cả nhà phát triển ứng dụng tài chính phi tập trung, validator và người sử dụng các ứng dụng. Với cơ chế sharding và các công nghệ đặc biệt của mình đã giúp NEAR Protocol giải quyết được các vấn đề về việc mở rộng hệ thống, chi phí giao dịch mà các nền tảng khác đang gặp phải. Do đó, NEAR Protocol hứa hẹn sẽ còn thu hút nhiều nhà đầu tư cũng như nhà phát triển dự án hơn nữa trong tương lai.