Bitcoin có thể bảo vệ tiền của các nhà đầu tư trước lạm phát hay không?

Lạm phát gia tăng buộc các nhà đầu tư phải tìm kiếm các tài sản phòng thủ để bảo vệ tài sản của mình. Trong bối cảnh này, liệu rằng tiền mã hóa có thể là lời giải cho vấn đề này?

5373Total views
Listen to article
play!
Bitcoin co the bao ve tien cua cac nha dau tu truoc lam phat hay khong? - anh 1
Bitcoin liệu có thể bảo vệ tiền của các nhà đầu tư trước lạm phát hay không?

Lạm phát đang ăn mòn tài sản trên toàn cầu

Thế giới ngày càng trở nên biến động và lạm phát đã và đang trở thành kẻ thù chung của toàn nhân loại. Mặc dù lạm phát là một thứ gì đó có phần vĩ mô nhưng trên thực tế, mỗi người chúng ta có thể cảm nhận được sức ảnh hưởng của lạm phát hàng ngày. Giá xăng, thực phẩm và các mặt hàng tiêu dùng… tăng phi mã chính là một phần biểu hiện của lạm phát.

Hiện nay, tỷ lệ lạm phát đang ở mức cao nhất trong vòng bốn mươi năm qua, đã vượt quá 5% ở châu Âu và đạt 7,9% trong tháng 2 ở Hoa Kỳ. Đại dịch Covid-19 là một trong những tác nhân khiến tỷ lệ lạm phát gia tăng phi mã như vậy. Ngoài ra, xung đột giữa Nga và Ukraine ảnh hưởng đến giá vàng, lúa mì, dầu và các mặt hàng khác trong tương lai. Có thể nói, lạm phát cao ở Hoa Kỳ và Châu Âu đã và đang trở thành mối đe dọa thực sự đối với tài sản của các nhà đầu tư trên khắp thế giới.

Tuần trước tại cuộc họp của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC), Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) – Jerome Powell nói rằng ông sẽ khuyến nghị tăng lãi suất một cách thận trọng. Đồng thời, Powell cũng đề cập rằng ​​cuộc khủng hoảng ở Đông Âu không chỉ dẫn đến việc tăng giá dầu, khí đốt và các mặt hàng khác mà còn thúc đẩy lạm phát. Powell cũng tái khẳng định rõ ràng quyết tâm của mình là sẽ tăng lãi suất lên khi cần thiết, ngay cả khi nó sẽ gây ra suy thoái.

Đứng trước mối nguy đang ngày một gia tăng như vậy, người ta sục sôi tìm kiếm các loại tài sản khác nhau làm nơi trú ẩn an toàn cho dòng tiền của mình. Bên cạnh các loại tài sản truyền thống như vàng, bạc… tiền mã hóa bỗng chốc trở thành một sự lựa chọn của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, liệu rằng Bitcoin có thực sự bảo vệ họ một cách an toàn trước diễn biến khó lường của lạm phát như hiện tại?

Crypto là nơi trú ẩn cho dòng tiền?

Nhiều nhà đầu tư đang tìm cách bảo vệ tiền của họ khỏi lạm phát bằng cách sử dụng tiền mã hóa. Tuy nhiên, xét ở một góc độ nào đó, Crypto có thể chưa thực sự hoàn hảo để trở thành một tài sản trú ẩn an toàn. Bởi lẽ, bản thân tiền mã hóa vẫn là một loại tài sản mới với vốn hóa còn khá khiêm tốn. Do đó, nó hiện được giao dịch giống như một loại tài sản đầu cơ nhiều hơn là một loại tài sản trú ẩn mà đa phần các nhà đầu tư vẫn hay kỳ vọng.

Điều này có phần đúng vì trên thực tế, tiền mã hóa khác với tiền fiat ở sự biến động của chúng. Ngay cả những loại tiền mã hóa ổn định nhất (thường là các đồng coin có vốn hóa lớn, được nhiều nhà đầu tư quan tâm) như Bitcoin (BTC) và Ethereum (ETH) vẫn có thể tăng và giảm hàng chục phần trăm chỉ trong vòng một ngày.

Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, ngày nay chúng ta đã chứng kiến có nhiều trường hợp sử dụng Bitcoin hơn so với thời điểm trước đây mấy năm. Hiện tại, nó đã hoạt động như một lớp cơ sở cho hệ thống tài chính thay thế mới nổi. Về lâu dài, xu hướng này sẽ phát triển, không chỉ góp phần tăng giá Bitcoin mà còn làm giảm dần độ biến động của nó.

Để bảo vệ tiền khỏi lạm phát, các nhà đầu tư mua vàng, tiền mặt hoặc bất động sản. Đặc biệt, tiền mã hóa nói chung và Bitcoin nói riêng có các đặc tính độc đáo và được xếp vào một dạng “vàng kỹ thuật số”. Nó đã cho thấy sức hấp dẫn khi “cỗ máy bơm tiền” của Ngân hàng Trung ương có dấu hiệu chững lại. Ngoài ra, với việc giới hạn chỉ có 21 triệu Bitcoin (trong đó có nhiều Bitcoin đã bị thất lạc vì nhiều lý do khác nhau) nhưng nhiều người tin rằng đây là một hàng rào tuyệt vời chống lại lạm phát.

Lợi thế của các công cụ phái sinh

Các nhà đầu tư thường sử dụng các công cụ phái sinh trên thị trường tài chính truyền thống để bảo vệ các khoản tiền của họ khỏi lạm phát. Công cụ phái sinh mà chúng ta đang nói đến ở đây có thể là hợp đồng tương lai Bitcoin chẳng hạn. Thông qua nó, các nhà đầu tư có thể tiếp xúc một cách gián tiếp với BTC ngay cả khi họ có số vốn ít hay nhiều, đồng thời có thể hạn chế tối đa tổn thất có thể xảy đến.

Mặc dù nói là vậy nhưng điều đó không có nghĩa là các nhà đầu tư nên sử dụng sản phẩm phái sinh trong trường hợp muốn “né tránh” lạm phát. Bản thân các công cụ phái sinh vẫn tồn tại những nhược điểm nhất định của nó. Và trong một số trường hợp, việc tiếp xúc trực tiếp với Bitcoin thật có lẽ vẫn là một thứ gì đó tốt hơn.

Đối với những nhà đầu tư truyền thống mới tham gia thị trường và chỉ đơn giản là tìm kiếm một nguồn thu nhập cố định trong thời gian chờ lạm phát lắng xuống thì họ có thể chuyển đổi tiền fiat sang tiền mã hóa và gửi nó trên một số nền tảng tài chính tập trung lớn hơn (CeFi) hoặc các giao thức tài chính phi tập trung (DeFi) để lấy lãi. Điều này có thể sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với việc gửi tiền mặt vào ngân hàng như cách mà chúng ta vẫn hay làm.

Tuy nhiên, trong bối cảnh bất ổn địa chính trị, với cuộc xung đột ở Đông Âu là ví dụ, đã khiến đồng đô la Mỹ tăng đột biến về giá trị so với nhiều loại tiền tệ khác. Và mặc dù tiền mã hóa được đánh giá là một kho lưu trữ giá trị nhưng về cơ bản chúng vẫn là một tài sản rủi ro. Và khi bất ổn địa chính trị leo thang, có thể người ta sẽ hạn chế tiếp cận các tài sản rủi ro như vậy.

Vàng có phải là một sự lựa chọn hoàn hảo?

Từ trước đến nay, vàng vẫn là một loại tài sản ưa thích của một bộ phận các nhà đầu tư. Trong lịch sử, vàng được sử dụng để bảo vệ tài sản trong thời kỳ hỗn loạn tài chính. Vàng không ngừng tăng giá theo thời gian. Trong suốt năm 2021, giá vàng nằm trong khoảng 1.700 đô la Mỹ – 1.950 đô la Mỹ mỗi ounce. Thậm chí, nó đã tăng thêm lên 2.050 USD/ounce vào năm 2022. Các nhà tài chính cũng đã tận dụng loại tài sản này để cho ra mắt các loại tiền ổn định được hỗ trợ bằng vàng như PAX Gold (PAXG) chẳng hạn. 

Các nhà đầu tư tổ chức đang thể hiện sự quan tâm ngày càng tăng đối với các loại tiền ổn định được hỗ trợ bằng vàng. Tuy nhiên, không có gì chắc chắn là các nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng có chung quan điểm này. Có lẽ vấn đề chính đối với các stablecoin được hỗ trợ bằng vàng như một hàng rào chống lạm phát không phải là công nghệ mà là hệ tư tưởng. Do đó, cả tiền fiat và tài sản như vàng đều chỉ phù hợp với một nhóm người nhất định mà thôi.

Rõ ràng là vào năm 2022 lạm phát sẽ vẫn là mối đe dọa đối với dòng tiền của các nhà đầu tư hiện nay. Tuy nhiên, có vẻ như trong ngắn hạn, tiền mã hóa vẫn chưa phải là một lời giải thích đáng khi người dùng tìm kiếm một loại tài sản có thể giúp họ chống lại sự ăn mòn của lạm phát.

Tin tức tiền mã hóa 24/7
Thảo luận về tiền mã hóa tại đây
Xem thêm
articles