Chính trị và chiến tranh ảnh hưởng như thế nào tới thị trường Crypto

Trước tình hình chính trị và chiến tranh đang diễn ra, nhiều nhà đầu tư tâm lý không vững đã lựa chọn bán tiền mã hóa mình sở hữu và rời bỏ cuộc chơi.

10861Total views
Chinh tri va chien tranh anh huong nhu the nao toi thi truong Crypto - anh 1
Chính trị và chiến tranh ảnh hưởng như thế nào tới thị trường Crypto

Lời mở đầu

Những tuần vừa qua là khoảng thời gian thực sự loạn lạc, không chỉ riêng tình hình chính trị khu vực mà còn đối với thị trường Crypto. Dù thị trường có biến động như thế nào thì cho đến hiện nay, nó sẽ biến chuyển xấu hơn nữa trước khi bình ổn trở lại. Tình hình ở Ukraine sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thị trường tiền mã hóa? Liệu thảm họa kinh tế có xảy ra khi nhân loại đang nơm nớp lo sợ trước sự đe dọa bùng nổ của chiến tranh hạt nhân. Qua bài viết này, Coinvn sẽ đào sâu phân tích, đưa ra những nhận định mang tính khách quan về các xung đột, cũng như những dự đoán mang tính chủ quan về tình hình thị trường trong thời gian sắp tới.

Ảnh hưởng của cuộc chiến xâm lược

Trừ khi bạn đã ngắt kết nối với toàn bộ thế giới những ngày qua, chắc hẳn bạn đã nghe tin tức về cuộc chiến tranh xâm lược giữa Nga và Ukraine. Rạng sáng ngày 24/02/2022, rất nhiều thành phố lớn của Ukraine đã phải hứng chịu những đợt tấn công bằng tên lửa của Nga, sau đó rất nhiều xe tăng thiết giáp đã vượt biên giới, càn quét và tiến vào nước này nhằm nhanh chóng chiếm được thủ đô Kiyiv (Ki-ép).

Chinh tri va chien tranh anh huong nhu the nao toi thi truong Crypto - anh 2

Sự kiện này được xem là bi kịch khi rất nhiều người đã hy vọng và dự đoán nó sẽ không xảy ra, nhưng rốt cuộc thì cuộc chiến đã bùng nổ và kéo theo rất nhiều hệ lụy nặng nề lên thị trường tài chính trên toàn cầu.

Tại thời điểm diễn ra cuộc chiến xâm lược, tiền mã hóa là một trong những tài sản hiếm hoi có thể dùng để giao dịch. Chúng ta đã có thể chứng kiến được một sự thật là thị trường chịu ảnh hưởng nhiều thế nào khi bị tác động bởi tình hình chính trị khu vực. Không có gì ngạc nhiên khi giá các tài sản kỹ thuật số sụt giảm nặng nề và tổng vốn hóa thị trường của toàn bộ các loại tiền mã hóa đã tụt mất gần 12% trong vòng chưa đầy 24 tiếng. Lý do là bởi những người đang sở hữu chúng lo sợ và bán tháo tài sản của họ dù trong thời điểm kém thanh khoản đó. 

Đương nhiên là khi các sàn tài chính truyền thống mở cửa vào ngày hôm sau, họ cũng phải đối mặt với sự sụp đổ tương tự. Chính điều này đã tạo cơ hội cho nhiều người lại một lần nữa nghi ngờ: Liệu Bitcoin có thật sự là một chốn đầu tư an toàn? Không phải đây chính là bài kiểm tra mang tính thử thách cao nhất cho tài sản kỹ thuật số này sao?

Bên cạnh đó, có một sự thật mà tất cả chúng ta nên cùng đồng thuận: Không gì gây ra tình trạng bất ổn định khủng khiếp bằng chiến tranh. Tiền mã hóa nói chung rớt giá nhiều hơn gấp 04 lần so với các cổ phiếu trên thị trường hiện tại. Có một vài lý do có thể lý giải cho hiện tượng này:

  • Đầu tiên là trong hai năm vừa qua, Bitcoin đã luôn giữ động thái là một tài sản đầu tư rủi ro cao mà những nhà đầu tư luôn phải dè chừng và cẩn trọng. 
  • Những yếu tố đã làm biến động thị trường cổ phiếu cũng đã chuyển sang thị trường Crypto, đôi lúc ảnh hưởng của chúng lên thị trường tiền mã hóa còn lớn hơn gấp nhiều lần.
  • Hệ số tương quan giữa Crypto và chứng khoán cũng đã tăng đáng kể trong suốt hai năm qua. 

Vậy nên, sự thiếu chắc chắn vào thị trường sẽ làm cho những tài sản mang tính rủi ro đi xuống. Không chỉ có vậy, chắc hẳn bạn cũng biết hầu hết những giao dịch Bitcoin hiện nay đều được xử lý theo thuật toán, có nghĩa là hầu hết chúng đều sử dụng dữ liệu tự động trên thị trường và sẽ thực hiện các lệnh mua hoặc bán dựa vào những dữ liệu xu hướng chính hoặc các thông số kỹ thuật khác. Bên cạnh đó, chúng ta có thể khẳng định các thuật toán không thể nào đưa ra những quyết định dựa vào giá trị nền tảng của Bitcoin được, chúng chỉ đơn giản là giao dịch dựa vào những thuật toán phức tạp được lập trình sẵn mà thôi. 

Tóm lại, chiến tranh đồng nghĩa với cảm giác bất an. Sự bất an dẫn đến việc bán tháo cổ phiếu. Thị trường chứng khoán lại tương quan đi xuống với thị trường Crypto. Kết quả cuối cùng là bán Bitcoin.

Ngoài ra, hiện một số thuật toán còn đang sử dụng thước đo Beta hay nói một cách khác là thước đo độ nhạy cảm của một loại tài sản dựa trên chuyển động của thị trường bên dưới nó (ví dụ: Crypto và chứng khoán). Trong trường hợp của Bitcoin, chỉ số Beta này khá cao, dẫn đến việc nếu thị trường bị tác động, nó cũng sẽ bị ảnh hướng lớn hơn nhiều. Điển hình là khi Nga xâm lược Ukraine, các sàn giao dịch hợp đồng tương lai (như S&P 500) bị ảnh hưởng, các thuật toán giao dịch Crypto nhận thấy điều đó và bán Crypto để đề phòng. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần xét tới nhóm những nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm, những người cũng bán tháo tài sản mã hóa vì sợ rằng thị trường Crypto sẽ còn rớt sâu nữa. Đương nhiên là động thái này càng làm cho thị trường sập sâu hơn, đặc biệt là trong giai đoạn thị trường đang thiếu đi tính thanh khoản của nó.

Cuối cùng, bạn cũng nên xét tới áp lực bán để thanh lý tài sản đang dần tăng lên trên thị trường. Như chúng ta đã có thể thấy qua rất nhiều lần trong những năm gần đây, việc thanh lý hàng loạt càng làm trầm trọng hơn xu hướng của thị trường Crypto.

Đây cũng là những nhận định của Coinvn về nguyên nhân dẫn tới tình trạng thị trường đang đỏ như hiện nay. Tuy nhiên, những điều này không có nghĩa tài sản mã hóa không phải là một chốn trú ẩn an toàn cho những nhà đầu tư. Vì qua những lần định vị về giá trị cốt lõi của nó, tiền mã hóa đã chứng minh được chúng là một loại tài sản độc nhất vô nhị, đặc biệt là sau tình hình xâm lược Ukraine vài ngày.

Phao cứu sinh cho tình hình ở Ukraine

Những người ảnh hưởng nặng nề nhất trong cuộc chiến xâm lược này chính là những người dân Ukraine, khi không chỉ phải đối mặt với những trận mưa tên lửa mà còn là hệ thống tài chính xung quanh họ dần sụp đổ. Sau khi cuộc chiến nổ ra, làn sóng rút tiền hàng loạt (bank run) bắt đầu, nhiều người đã chạy khắp các máy ATM để rút tất cả số tiền mặt mà họ có. Tuy nhiên hầu như những nỗ lực đó đều vô ích vì Ngân hàng trung ương Ukraine tạm ngừng hoạt động giao dịch tiền tệ của nước này và còn thiết lập giới hạn rút tiền của từng cá nhân, nhằm ngăn chặn sự sụp đổ của nền kinh tế Ukraine. Mỗi người dân Ukraine chỉ có thể rút tối đa 100.000 Hryvnia Ukraina (hay UAH), tương đương với gần 78 triệu VND, khi tỷ lệ chuyển đổi sang USD rớt xuống mức thấp nhất từ trước đến giờ. 

Chinh tri va chien tranh anh huong nhu the nao toi thi truong Crypto - anh 3

Điều này cũng cho chúng ta thấy rủi ro của mô hình ngân hàng dự trữ một phần. Thêm một lí do nữa cho động thái này từ phía ngân hàng là vì họ không thực sự giữ tất cả các khoản tiền gửi. Bạn đọc có thể hiểu nôm na như hình minh họa ở trên rằng: 

  • Khi người A (người gửi tiền) đưa vào ngân hàng 1.000 USD, ngân hàng sẽ giữ lại 10%, phần còn lại sẽ được giải ngân cho người đi vay là người B. Lúc này trên hệ thống ghi nhận giá trị có 1.900 USD, nhưng trên thực tế, ngân hàng chỉ giữ có 100 USD còn lại thôi. 
  • Tiếp theo, người B lúc này lại đi gửi 900 USD vay được lúc nãy vào ngân hàng, ngân hàng lại tiếp tục giữ 10% và cho người C vay 90% còn lại, tương đương 810 USD. Hệ thống tiếp tục ghi nhận giá trị đã lên 2.710 USD, nhưng ngân hàng chỉ thực sự có 190 USD mà thôi. 
  • Tương tự như vậy, đến người D thì ngân hàng lúc này chỉ cầm 271 USD, trong khi giá trị ghi nhận trên hệ thống đã ở mức 3.439 USD. 

Trong lúc kinh tế đang phát triển, đây là một mô hình kiếm tiền tuyệt vời cho các ngân hàng nhờ các khoản lãi suất cho vay và giá trị của cổ phiếu tăng trưởng. Tuy nhiên trong tình huống như ở Ukraine, tất cả các khoản giá trị ghi nhận trên hệ thống bây giờ lại là số nợ khổng lồ mà họ phải đối mặt. Đây cũng có thể được gọi là mô hình ponzi truyền thống của các tiền pháp định đã có từ rất lâu đời.

Điều cốt lõi ở đây là những người dân ở nước này hầu như có rất ít lựa chọn để bảo vệ tài sản của họ khi đất nước đang bị chiến tranh giằng xéo và kinh tế ảnh hưởng nghiêm trọng. Sau đó, một số người quyết định đầu tư vào tiền mã hóa – một loại tiền có thể dễ dàng lưu trữ và vận chuyển một cách an toàn, bảo mật và không bị giám sát. 

Chinh tri va chien tranh anh huong nhu the nao toi thi truong Crypto - anh 4

Có rất nhiều câu chuyện đã được kể, một trong số đó được đăng tải trên tạp chí Bitcoin với nội dung về một thanh niên Ukraine với tài khoản Twitter là @CiccioMadonna đã tìm đường lánh nạn sang Ba Lan khi trong người chỉ có vỏn vẹn khoảng 600 USD tiền mặt. May mắn thay, anh chàng này có sở hữu Bitcoin. Anh ta rời Ukraine chỉ mang theo một cái USB và một mẩu giấy. Sau đó, anh ta đã mang số Bitcoin này ra một máy ATM ở Ba Lan và quy đổi ra tiền mặt, giúp anh ấy có thể xoay sở được trong vài tuần. Đây cũng là một ví dụ tuyệt vời cho ưu điểm của tiền mã hóa trong giai đoạn chiến tranh và di cư hàng loạt như hiện nay. Bạn có thể đọc thêm về tin tức này tại đây.

Không chỉ có những người dân sử dụng tiền mã hóa để thoát thân, chính quyền Ukraine cũng tận dụng công cụ này để chống lại những kẻ xâm lược. Cụ thể hơn, trang Twitter chính thức của nước này đã đăng một dòng tweet kêu gọi mọi người quyên góp để giúp đỡ nước này trong đợt chiến tranh dưới các hình thức tiền mã hóa như BTC, ETH và USDT (ERC-20).

Chinh tri va chien tranh anh huong nhu the nao toi thi truong Crypto - anh 5

Đây là một trong những khoảnh khắc sẽ đi vào lịch sử tiền mã hóa nói riêng và tài chính thế giới nói chung. Tính đến nay, chính phủ Ukraine đã kêu gọi được hơn 50 triệu USD qua các khoản viện trợ bằng tiền mã hóa. Qua sự việc này, có hai điều mà chúng ta có thể rút ra:

  • Cộng đồng Crypto rất hào phóng.
  • Trong giai đoạn khó khăn như chiến tranh, một quốc gia có thể kêu gọi những khoản viện trợ một cách nhanh chóng, trực tiếp và hiệu quả với việc sử dụng các loại tiền mã hóa.

Tuy nhiên, không chỉ Ukraine là phe duy nhất tìm đến Crypto.

Nhu cầu Bitcoin tại Nga

Một trong những hệ quả của cuộc chiến xâm lược Ukraine mà Nga phải đối mặt đó là các hình phạt kinh tế và tài chính từ các cường quốc như Mỹ, Anh và Liên minh Châu Âu. Không chỉ các lệnh cấm vận xuất nhập khẩu từ Nga mà nền kinh tế nước này cũng phải chịu những áp lực nặng nề. Đơn cử như việc Ngân hàng trung ương Nga đã nhanh chóng nhận ra rằng các quỹ dự trữ giao dịch quốc tế với tổng giá trị lên đến hơn 640 tỉ USD của nước này chỉ là một khái niệm mang tính lý thuyết. Lý do là vì hơn 60% trong tổng giá trị này được đặt ở các ngân hàng trung ương nước ngoài và đương nhiên sẽ bị niêm phong.

Vì vậy, nguồn lực tài chính mà Nga nghĩ rằng họ có để khơi mào chiến tranh thực ra lại là một con số vô nghĩa đối với ngân hàng trung ương ở thời điểm hiện nay. Chưa hết, các nước phương Tây còn bắt đầu đáp trả “lựa chọn hạt nhân” trong lĩnh vực tài chính thông qua việc loại Nga ra khỏi Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (gọi tắt là SWIFT) để trừng phạt Putin vì những hành vi của chính khách này.

Nói một cách ngắn gọn thì các ngân hàng của Nga giờ đây đã không còn có thể sử dụng hệ thống tin nhắn ngân hàng quốc tế để gửi các giao dịch thanh toán ra nước ngoài. Những động thái này khiến cho giá trị đồng RUB của Nga sụp đổ thê thảm. Cũng như bên phía Ukraine, người dân Nga cũng lao ra các ngân hàng và máy ATM để rút tiền hàng loạt và những đoàn người cứ thế nối tiếp nhau.

Chinh tri va chien tranh anh huong nhu the nao toi thi truong Crypto - anh 6

Vì thiếu nguồn dự trữ để đưa đồng RUB về bờ, Ngân hàng trung ương Nga đã phải công bố các chính sách kiểm soát vốn, nhằm đảm bảo rằng đồng tiền này được giữ lại trong nước. Đương nhiên, hiện nay chưa có lệnh kiểm soát nào về quyền truy cập vào tiền mã hóa ở Nga. Mặc dù ngân hàng nước này đã nhiều lần nỗ lực cấm các hình thức tiền mã hóa, người dân Nga hiểu rằng lúc này họ cần tìm giải pháp để lưu trữ giá trị tài sản của mình khỏi đồng tiền hiện đang tụt giá thê thảm.

Bên cạnh đó, không chỉ các ngân hàng trên thế giới đang có những động thái mạnh mẽ lên Nga, các đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính như Visa và MasterCard cũng tuyên bố dừng các hoạt động tại nước này. Đó cũng là một vấn đề trước mắt khi sử dụng một công cụ giao dịch được kiểm soát.

Chinh tri va chien tranh anh huong nhu the nao toi thi truong Crypto - anh 7

Rõ ràng là những người dân thường ở Nga sẽ tìm đến tiền mã hóa như một cách để chuyển đổi giá trị. Như biểu đồ của TradingView thể hiện, lượng giao dịch chuyển đổi từ đồng RUB sang USDT (cũng như BTC) đã tăng đột biến đến ngưỡng cao nhất từ trước đến nay.

Tóm lại, tiền mã hóa hiện nay đóng vai trò làm phao cứu sinh không chỉ cho người dân Ukraine mà còn cả Nga – quốc gia đang chủ động tiến hành chiến tranh xâm lược. Tuy nhiên, với tình hình trừng phạt tài chính như hiện nay, chính phủ các nước đang cân nhắc liệu Nga có dùng tiền mã hóa để giúp họ thoát những rào cản kinh tế hiện nay không. Lý do mối lo ngại này xuất hiện cũng xuất phát từ bản chất chống kiểm soát của tiền mã hóa.

Rào cản kinh tế từ các nước

Có một sự thật là dù tiền mã hóa đúng thật là có đặc tính chống kiểm duyệt, Nga có thể tận dụng điều này để thoát khỏi vòng vây kìm hãm từ chính sách cấm vận của các nước, thế nhưng các tài sản Crypto phổ biến hiện nay cũng có một đặc điểm chung đó là tính minh bạch. 

Một quốc gia như Mỹ có thể dễ dàng kiểm tra trên mạng lưới và đánh dấu những địa chỉ nào có liên quan đến Nga, dẫn đến việc sẽ không ai muốn mua những tài sản kỹ thuật số liên quan đến những địa chỉ này. Lý do là bởi nếu như họ bị bắt gặp giao dịch với những tài khoản ví đã bị đánh dấu, họ sẽ bị quy tội đồng phạm trong vấn đề qua mặt các hình phạt tài chính và hậu quả sẽ cực kỳ nghiêm trọng.

Tuy nhiên, không gì là không thể. Vậy nên chúng ta cùng thử giả định bằng một cách nào đó, Nga qua được mọi thủ thuật kiểm duyệt của các nước và tìm được đường vào thế giới Crypto. Cho dù điều đó có xảy ra, họ cũng không thể nào tìm được thanh khoản có thể đáp ứng được nhu cầu giao dịch quốc tế của quốc gia này trong thị trường Crypto. 

Trung bình mỗi ngày, hàng chục tỷ USD các giao dịch được thực hiện ra vào nước này, chưa kể những nhu cầu tăng vọt khi bước vào tình hình chiến sự như hiện nay. Do đó, dù cho thị trường Crypto có phát triển đến mức như hiện nay, nó cũng không thể nào đáp ứng nổi nhu cầu của một quốc gia lớn mạnh như Nga được. Chưa hết, động thái của tất cả các sàn giao dịch hiện nay đều thống nhất sẽ khóa tất cả những tài khoản của những ai có trong danh sách bị trừng phạt.

Tóm lại, những hình phạt tài chính này có khả năng sẽ dẫn đến những hệ quả như đã nêu ở trên. Tìm cách trốn khỏi những hình phạt này là một chuyện cực kỳ khó khăn và trong trường hợp với Crypto, đây gần như là điều không thể.

Giờ chúng ta sẽ đến với phần có lẽ hầu hết độc giả đều quan tâm: Giá của các loại tiền mã hóa rồi sẽ đi về đâu? Liệu sau khi xảy ra sự kiện lịch sử này, các loại tiền mã hóa có chứng tỏ được chúng là nơi trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư không? Chúng ta có sắp “to the moon” chưa?

Câu trả lời là chưa hẳn. Ngoài những biến động trong tình hình chính trị khu vực, chúng ta cũng cần xét đến những sự kiện quan trọng đã diễn ra trong lúc chiến sự đang căng thẳng và có khả năng làm thay đổi tình hình kinh tế vĩ mô toàn cầu.

Chính sách của cục lưu trữ liên bang

Trong chuỗi các sự kiện, không thể không kể đến chính sách tiền tệ vừa được công bố bởi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (gọi tắt là FED) và liệu nó sẽ ảnh hưởng như thế nào tới những thị trường tài chính toàn cầu. Trên thực tế, cuộc họp vào ngày 15-16/03/2022 có thể được xem là một hệ quả hiển nhiên từ tình hình tài chính hiện nay kể từ khi thảm họa COVID diễn ra. Đó là vì trong buổi tọa đàm này, chúng ta có thể thấy mức độ nghiêm túc của Cục Dự trữ khi họ bắt đầu công bố những chính sách kích thích kinh tế tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong 108 năm phát triển của thị trường tài chính.

Chinh tri va chien tranh anh huong nhu the nao toi thi truong Crypto - anh 8

Những đề xuất đã liên tục được đưa tin kể từ đầu năm ngoái và trước khi có cuộc xâm lược của Nga, có những dự đoán rằng khả năng cao chúng ta sẽ chứng kiến những mức tỷ suất leo thang trong tháng 3 này. Tuy nhiên sau khi chiến sự nổ ra, rất có khả năng Cục Dự trữ sẽ tạm hoãn tăng tỷ suất giá lại. Xét về phương diện chủ quan, Coinvn vẫn tin rằng Cục Dự trữ vẫn sẽ có động thái nhất định với mức tăng trung bình khoảng 5,5% (hay 25 bps) trong năm nay, như Reuters đã đưa tin vào ngày 03/03 vừa qua.

Chinh tri va chien tranh anh huong nhu the nao toi thi truong Crypto - anh 9

Mức nâng suất giá (rate hike) này đã được trông đợi từ rất lâu bởi những người tham gia thị trường tài chính nói chung, đương nhiên là thị trường sẽ tận dụng chính sách mới này. Tuy nhiên, cách phần đông những người tham gia thị trường phản ứng với chính sách này từ nay về sau mới là điều quan trọng. Điều đó có thể ảnh hưởng đến hướng hành động của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ và một trong những vấn đề cấp bách nhất đối với FED hiện nay không phải là cuộc chiến xung đột giữa Nga và Ukraine mà là tỷ lệ lạm phát.

Nếu tỷ lệ lạm phát tăng vượt mức, Cục Dự trữ có thể sẽ phải hành động kiên quyết hơn và tăng lãi suất nhanh hơn. Đương nhiên khi lãi suất tăng cao, những tài sản Crypto rủi ro như Bitcoin sẽ là thứ chịu ảnh hưởng nhiều nhất.

Vậy câu hỏi nên đặt ra ở đây là vậy tình hình lạm phát đã biến đổi như thế nào trong tháng vừa qua? Mặc dù một số người nói rằng lạm phát đang được xử lí dần, nhưng đã có những áp lực về giá đã xuất hiện từ khi có cuộc chiến xâm lược, ví dụ như giá dầu tăng vọt. Giá dầu cao hơn đồng nghĩa phí gas cũng cao hơn. Chi phí năng lượng cao hơn dẫn tới giá của các sản phẩm và dịch vụ cũng tăng. 

Bên cạnh vấn đề về năng lượng, giá của lương thực và các nguyên liệu thô cũng sẽ bị các hình phạt kinh tế này tác động. Tất cả những yếu tố này đặt gánh nặng lên các biện pháp kiểm soát lạm phát.

Chinh tri va chien tranh anh huong nhu the nao toi thi truong Crypto - anh 10

Thêm vào đó, chúng ta cũng cần tính đến chuỗi cung ứng toàn cầu rất mong manh dễ vỡ, trước cả khi có động thái xâm lược ở Ukraine. Chiến tranh, xung đột và các hình phạt tài chính chỉ làm tình hình thêm tồi tệ. Một cường quốc như Nga bị cấm vận chắc chắn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung cầu hàng hóa trên toàn thế giới. Tóm lại, tất cả những yếu tố này đang cho thấy nguy cơ tăng tỷ lệ lạm phát. Nhưng tăng bao nhiêu mới là vấn đề?

Tích lũy thiết yếu

Như Coinvn đã đề cập từ đầu, với tình hình hiện tại, chúng ta hoàn toàn có thể thấy mức độ biến động của thị trường. Việc thị trường Crypto chạm đáy cùng với những thị trường tài chính khác cũng là điều quá đỗi bình thường.

Chinh tri va chien tranh anh huong nhu the nao toi thi truong Crypto - anh 11

Tuy nhiên, trong xu hướng bán tháo sau sự kiện xâm lược Ukraine, đây là những quyết định không có cơ sở lý tính mà chỉ dựa vào cảm tính. Cảm xúc thì sẽ thay đổi còn lý tính sẽ là những lựa chọn đúng đắn hơn. Theo thống kê hiện tại về chỉ số nỗi sợ và tham vọng trên trang alternative.me, những tuần vừa qua là giai đoạn những người tham gia thị trường mang tâm trạng sợ hãi và hoang mang rất nhiều.

Như đã trình bày ở trên, giữa tình hình chiến tranh hiện nay, tiền mã hóa đã chứng tỏ được năng lực của mình bằng cách bảo vệ giá trị của những người đang trực tiếp chịu ảnh hưởng từ tình hình xung đột. Tuy nhiên, nó cũng có thể là một nơi trú ẩn an toàn cho những người gián tiếp chịu ảnh hưởng như chúng ta. Đặc biệt trong một báo cáo vào ngày 28/02 vừa qua của Glassnode, biến động tại Ukraine là một sự kiện mang tính toàn cầu để tái phân bổ trữ lượng Bitcoin từ những nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm sang những người đầu tư lâu năm và vẫn kiên định nắm chắc tài sản của họ. Hơn nữa, những người đu đỉnh BTC đã chấp nhận lỗ và bán hết Bitcoin của họ. 

Chinh tri va chien tranh anh huong nhu the nao toi thi truong Crypto - anh 12

Trong báo cáo đó, dựa vào những chỉ số kỹ thuật, Glassnode cũng chỉ ra rằng giai đoạn này cũng gần tương tự như giai đoạn tháng 5 và 6 hồi năm ngoái, khi giá của các đồng mã hóa sập sàn. Trong giai đoạn này, chúng ta có thể thấy xu hướng tích trữ của những nhà đầu tư hold dài hạn, đổi lại là cái giá phải trả của những nhà đầu tư có tâm lý dễ lung lay (paper hands). Theo một báo cáo của CryptoQuanttweet của CEO nền tảng này, những người mới tham gia thị trường vào năm ngoái, nay đã trở thành người giữ dài hạn bất chấp việc họ đang phải chịu những tổn thất nhất định.

Chinh tri va chien tranh anh huong nhu the nao toi thi truong Crypto - anh 13

Tổng kết

Tóm lại trong giai đoạn hiện nay, tích lũy chính là xu hướng đang diễn ra. Đương nhiên, sẽ luôn có những nhà đầu tư tâm lý không vững sẽ bán và tháo chạy khi căng thẳng. Những thuật toán của các sàn sẽ chịu ảnh hưởng giao dịch từ những tín hiệu mà những paper hand này cung cấp.

Những người vẫn hold Bitcoin dài hạn hiện nay là những người thực sự tin tưởng vào giá trị nền tảng của đồng tiền mã hóa này. Họ là những người sẽ cảm kích những gì mà tiền mã hóa đã, đang và sẽ mang lại, đặc biệt là trong giai đoạn chiến tranh, sự bất ổn tăng cao, lãi suất tăng cao, lạm phát và những vấn đề khác trong hiện tại.