Nhiều tỷ phú chuyển sang tiền mã hóa vì lo ngại lạm phát tiền pháp định

Số lượng tỷ phú đầu tư vào tiền mã hóa đã tăng lên vào năm 2021 và có thể tiếp tục tăng trong năm 2022 khi nỗi lo sợ về lạm phát tiền pháp định.

4893Total views
Listen to article
play!
Nhieu ty phu chuyen sang tien ma hoa vi lo ngai lam phat tien phap dinh - anh 1
Nhiều tỷ phú chuyển sang tiền mã hóa vì lo ngại lạm phát tiền pháp định

Các nhà đầu tư chống đối tiền mã hóa trước đây đang ngày càng chuyển sang Bitcoin và những đồng tiền mã hóa khác như một biện pháp phòng ngừa rủi ro về lạm phát tiền pháp định. 

Trong một báo cáo ngày 01/01/2022 của Bloomberg, tỷ phú người Hungary Thomas Peterffy nhận định rằng sẽ khôn ngoan hơn khi để trong danh mục đầu tư của mình từ 2-3% tài sản tiền mã hóa, phòng trường hợp tiền pháp định rớt giá thảm hại. Tài sản của Thomas Peterffy đang sở hữu có trị giá lên đến 25 tỷ đô la.

Công ty môi giới thanh toán giao dịch ngoại hối Forex, CFD và sàn chứng khoán do Thomas Peterffy thành lập – Interactive Brokers Group Inc đã thông báo cung cấp giao dịch tiền mã hóa cho khách hàng của mình vào giữa năm 2020 sau khi nhu cầu về tài sản mã hóa ngày càng gia tăng. Công ty hiện cung cấp giao dịch Bitcoin, Ethereum, Litecoin và Bitcoin Cash. Trong tháng đầu năm 2022 này, Interactive Brokers sẽ mở rộng thêm từ 5-10 đồng tiền mã hóa các loại. 

Thomas Peterffy không tiết lộ số lượng tiền mã hóa mình đang nắm giữ nhưng ông nhận định rằng: “Tôi nghĩ tài sản kỹ thuật số có thể về mức giá 0 hoặc có thể lên đến một triệu USD. Dù trong tình huống nào thì nó vẫn có khả năng đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là suy đoán của tôi còn cụ thể tôi vẫn không chắc chắn.” 

Vào năm ngoái, người sáng lập quỹ đầu cơ lớn nhất thế giới Bridgewater Associates – tỷ phú Ray Dalio cũng tiết lộ danh mục đầu tư của mình, trong đó có chứa một số Bitcoin và Ethereum. Tiết lộ này được đưa ra chỉ vài tháng sau khi Ray Dalio bày tỏ sự nghi ngờ về thuộc tính của tiền mã hóa khiến nó không được xem là phương tiện lưu trữ của cải tốt. 

Giờ đây, ông ấy có vẻ đã thay đổi lập trường. Theo quan điểm của Ray Dalio, ông coi các khoản đầu tư tài sản tiền mã hóa là “tiền thay thế” trong một thế giới mà tiền mặt không còn nhiều giá trị bởi việc lạm phát làm xói mòn sức mua. Vào cuối tháng 12 vừa qua, Dalio nhận xét rằng: “Tôi rất ấn tượng về cách tồn tại của tiền mã hóa trong một thập kỷ qua. Theo tôi, tiền mặt – thứ mà hầu hết các nhà đầu tư nghĩ là khoản đầu tư an toàn nhất lại chính là khoản đầu tư tồi tệ nhất”.

Tỷ phú sáng lập quỹ đầu cơ Tudor Investment Corporation – Paul Tudor Jones cũng tiết lộ Bitcoin là một phần trong danh mục đầu tư của ông. Tỷ phú này cho rằng việc mua Bitcoin sẽ là cách bảo vệ các khoản đầu tư của mình khỏi lạm phát đến từ việc in tiền của Ngân hàng Trung ương. 

Theo một báo cáo Bloomberg, Paul nhận định thêm: “Chiến lược tối đa hóa lợi nhuận tốt nhất là sở hữu “con ngựa” nhanh nhất. Nếu tôi buộc phải dự đoán, tôi sẽ đặt cược vào Bitcoin. Đây sẽ là lựa chọn tốt nhất trong chiến lược tối đa hóa lợi nhuận.”

Các gói kích cầu tung ra trong đợt đại dịch đã tạo nên những bất ổn kinh tế trên toàn cầu, hậu quả có thể kéo dài trong nhiều thập kỷ. Tại Hoa Kỳ, lạm phát đang ở mức cao nhất trong 4 thập kỷ là 6,8%. Điều này đã khiến chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index – CPI) tăng vọt do chi phí hàng hóa hàng ngày tiếp tục tăng. Ở chiều ngược lại, Bitcoin (BTC) tăng hơn 1.000 USD trong vài giây vào ngày 10/12/2021 khi dữ liệu CPI của Hoa Kỳ cho thấy lạm phát trong tháng 11/2021 tồi tệ hơn dự đoán.

Có vẻ như các tỷ phú đã nhận thấy dấu hiệu nguy hiểm với tiền pháp định và sự thao túng của Ngân hàng Trung ương. Do đó, họ đang ngày càng chuyển sang sử dụng tài sản tiền mã hóa như một biện pháp an toàn trong quản lý tài sản. Năm 2022 có thể tiếp tục chứng kiến ​​thêm nhiều nhà đầu tư giàu có thêm tiền mã hóa vào danh mục đầu tư của mình nếu tình hình lạm phát tiền pháp định vẫn không được cải thiện. 

Tin tức tiền mã hóa 24/7
Thảo luận về tiền mã hóa tại đây
Xem thêm
articles