Render Network là gì? Những điều cần biết về dự án Render Network và token RNDR

Render Network đang mở ra một kỷ nguyên mới của rendering điện toán đám mây GPU phi tập trung cho phim, truyền hình, thiết kế chuyển động và hình ảnh kiến trúc.

9108Total views
Render Network la gi? Nhung dieu can biet ve du an Render Network va token RNDR - anh 1
Render Network là gì? Những điều cần biết về dự án Render Network và token RNDR

Tổng quan về dự án Render Network 

Dự án Render Network là gì?

Render Network (RNDR) là một nền tảng tính toán GPU phi tập trung ngang hàng giúp dân chủ hóa khả năng tính toán và rendering (kết xuất). RNDR cho phép thế hệ người sáng tạo nội dung tiếp theo dễ dàng tiếp cận với các công cụ có khả năng tạo ra nghệ thuật kỹ thuật số có độ trung thực cao, môi trường 3D và trải nghiệm thực tế mở rộng. Đây là tất cả những yếu tố đầu vào quan trọng mà metaverse mong muốn.

Render Network cho phép mở rộng không giới hạn trên các nút GPU song song, cho phép hiển thị tốc độ cao và hiệu quả với mã hóa end-to-end. Mạng lưới hỗ trợ những người dùng đang tìm cách thực hiện các công việc rendering kết nối với các hệ thống có sẵn sức mạnh tính toán khi hệ thống này đang không được sử dụng. Điều này cho phép mạng lưới tận dụng các GPU nhàn rỗi và tạo cơ chế cho phép phân bổ tài nguyên tính toán GPU hiệu quả hơn.

Việc sử dụng blockchain và token của Render Network là RNDR giúp tạo ra hệ thống khuyến khích cần thiết để đưa các nhà khai thác nút GPU vào mạng lưới, đồng thời dễ dàng điều phối hoạt động kinh tế cần thiết để tạo thành một mạng lưới rendering phi tập trung toàn cầu. Mô hình này cũng cho phép những cá nhân làm sáng tạo hoặc các render farm lớn (hệ thống máy tính hiệu suất cao) kiếm được token RNDR khi GPU của họ không được sử dụng và dùng RNDR để kiếm được công việc hiển thị trên mạng lưới. 

Render Network la gi? Nhung dieu can biet ve du an Render Network va token RNDR - anh 2

Điểm nổi bật của dự án Render Network là gì?

Render Network là giải pháp rendering tối ưu

GPU cung cấp năng lượng cho những công nghệ mới quan trọng trong các ngành, bao gồm truyền thông, trò chơi, sản xuất, y tế và thực tế mở rộng. Tất cả các ngành này đều đang cạnh tranh về tài nguyên GPU hạn chế và thường dựa vào các nhà cung cấp điện toán đám mây tập trung vì việc xây dựng một render farm cục bộ là quá khó và tốn kém. Thông thường, các khách hàng lớn sẽ chiếm đáng kể khả năng tính toán của nhà cung cấp điện toán đám mây cho các công việc hiển thị, dẫn đến chi phí rendering cao và độ trễ cao trong quá trình xử lý.

Cơ sở hạ tầng GPU hiện tại không đủ khả năng mở rộng để cung cấp khả năng tính toán cần thiết cho việc chuyển đổi sang trải nghiệm ảo sống động hơn. Đối với các công việc rendering cường độ cao, các giải pháp hiện có bao gồm thực hiện hiển thị trên một máy cục bộ, đòi hỏi GPU hiệu suất cao hoặc sử dụng nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây như Amazon Web Services, Microsoft Azure hoặc Google Cloud Platform. Các mô hình này ở một thời điểm nào đó sẽ trở nên quá khó để có thể mở rộng với lượng sức mạnh tính toán tuyệt đối cần thiết trong thập kỷ tới. Đừng quên có những giới hạn vật lý về tốc độ và quá trình xử lý có sẵn với các phương pháp truyền thống này.

Dựa trên nghiên cứu thị trường mà nhóm phát triển RNDR đã tiến hành vào năm 2017, họ nhận thấy rằng số lượng GPU trên điện toán đám mây công khai chỉ bằng một phần nhỏ so với số lượng GPU đang lưu hành. 

Render Network la gi? Nhung dieu can biet ve du an Render Network va token RNDR - anh 3

Các nhà cung cấp điện toán đám mây công khai không thể mở rộng đủ nhanh cũng như đưa ra mức giá cạnh tranh hơn do chi tiêu vốn trả trước cao, khấu hao phần cứng GPU nhanh. Thêm vào đó, các nhà cung cấp điện toán đám mây bị cấm mua phần cứng cấp người tiêu dùng. Việc xây dựng một trung tâm dữ liệu GPU lớn đã là một nhiệm vụ vất vả và tốn kém, sự thiếu hụt chip bán dẫn toàn cầu khiến nhiệm vụ này càng trở nên khó khăn hơn. Điều này làm trầm trọng hơn vấn đề của các bên điện toán đám mây công khai lớn, họ buộc phải mua phần cứng cấp doanh nghiệp của nhà sản xuất chip (ví dụ: RTX A6000 hoặc Quadro RTX 8000) thay cho phiên bản dành cho người tiêu dùng (RTX 3090 hoặc RTX 2080). 

Phần cứng cấp doanh nghiệp được bán dưới thương hiệu Ampere, Tesla hoặc Quadro, thường chỉ tăng hiệu suất từ ​​10-25%, nhưng lại có thể đắt gấp 10 lần so với sản phẩm tương đương của người tiêu dùng. Các GPU tiêu dùng của NVIDIA thường hoạt động tốt hơn cả GPU dành cho doanh nghiệp trong các tác vụ điện toán cụ thể, chẳng hạn như rendering 3D. Ngoài ra, tốc độ tiến bộ trong công nghệ GPU đang tăng lên nhanh chóng. Trong 5 năm qua, GPU của NVIDIA đã nhanh hơn 25 lần, buộc các trung tâm dữ liệu tập trung phải liên tục chi tiêu nhiều hơn để nâng cấp phần cứng của họ lên phiên bản mới nhất, nhằm duy trì tính cạnh tranh. 

Render Network la gi? Nhung dieu can biet ve du an Render Network va token RNDR - anh 4

Render Network có khả năng có hàng triệu GPU chạy trên điện toán đám mây công khai mà không có chi phí đầu tư biên. Dựa theo nghiên cứu ở trên, nếu chỉ 1% số GPU hiện có đang lưu hành được cắm vào mạng lưới rendering thì sẽ tăng 5.300% dung lượng cho điện toán đám mây công khai. Hơn nữa, với sự chuyển đổi của mạng lưới Ethereum từ Proof of Work sang Proof of Stake dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2022, hàng triệu GPU khai thác Ethereum có thể sẽ phải tìm kiếm một nơi chốn mới. May mắn thay, mạng lưới RNDR sẽ sẵn sàng ở đó để chào đón các đơn vị này. 

Điểm nổi bật về công nghệ

Render Network là một phần của công nghệ OTOY sử dụng phần mềm OctaneRender. Do đó, RNDR hỗ trợ được tất cả các công cụ 3D hàng đầu trong nhiều ngành khác nhau. Hiện tại, có 21 tích hợp công cụ tạo nội dung kỹ thuật số, cho phép bất kỳ người dùng nào trên các nền tảng đó đều có thể dễ dàng đóng gói nội dung của họ để hiển thị trên RNDR. 

Render Network la gi? Nhung dieu can biet ve du an Render Network va token RNDR - anh 5

Cùng với Octane, RNDR sử dụng khung truyền trực tuyến và phương tiện ORBX tiêu chuẩn mở để hỗ trợ đầy đủ rendering phi tập trung. ORBX là định dạng tệp mở tương thích 3D, cho phép bất kỳ trang web hoặc dịch vụ trực tuyến nào sử dụng nó. ORBX nhằm mục đích trở thành tiêu chuẩn công nghiệp cho nội dung 3D, giống như .mp4 đã trở thành tiêu chuẩn cho ngành công nghiệp hình ảnh chuyển động.

RNDR cũng đã hợp tác với Maxon Redshift và Autodesk Arnold – hai công cụ rendering GPU đang cạnh tranh, để thêm các dịch vụ của họ vào mạng lưới RNDR. Những quan hệ đối tác này nhấn mạnh tầm nhìn của Urbach về việc xây dựng một nền tảng máy tính mở và phi tập trung cho metaverse, nơi người dùng có thể chuyển đổi giữa các công cụ render trên một nền tảng tool-agnostic (ưu tiên nhu cầu của sản phẩm hơn là công cụ).

Render Network hoạt động ra sao?

Thuộc tính mạng

Mạng lưới RNDR được ra mắt công khai vào tháng 4/2020 và đã xử lý thành công các công việc rendering kể từ đó. Mạng lưới hiện chỉ có thể truy cập được trên Ethereum và Polygon nhưng dự án có kế hoạch mở rộng sang các blockchain khác. Một trong những lợi ích của việc tận dụng công nghệ blockchain cho RNDR là khả năng lưu trữ, xác thực và đóng dấu thời gian thông tin trên chuỗi. Điều này cho phép thiết lập một hệ thống quản lý quyền kỹ thuật số hiệu quả có thể bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của người tạo.

Render Network la gi? Nhung dieu can biet ve du an Render Network va token RNDR - anh 6

Quá trình sử dụng mạng lưới ở cấp độ cao:

  • Người tạo bắt đầu bằng cách xuất nội dung của họ dưới dạng tệp ORBX bằng OctaneRender hoặc một plugin/tích hợp được hỗ trợ. Tiếp theo, lượng công việc được tải lên thông qua cổng web của Render, nơi người tạo thiết lập cài đặt cấu hình công việc rendering, chỉ định định dạng cho kết quả đầu ra và chọn cấp độ mạng để vận hành dựa trên mức độ ưu tiên của công việc.
  • Chi phí ước tính của rendering được tạo và người tạo có thể tải token RNDR bằng Metamask vào tài khoản RNDR của họ. Sau đó, một hợp đồng thông minh chứa các yêu cầu về thanh toán và công việc sẽ được phát trên mạng lưới RNDR.
  • Tiếp theo, giao thức RNDR tự động khớp lệnh hiển thị với các nhà khai thác nút dựa trên thông số kỹ thuật công việc của người tạo và cấp độ mạng đã chọn. Sau khi lượng công việc được khớp với các nhà khai thác nút, lượng công việc được chia thành các tệp được mã hóa riêng lẻ và phân phối đến các nút.
  • Sau khi rendering hoàn tất, người tạo có thể xem lại các khung đã rendering. Điều này cho phép người tạo đảm bảo các rendering được thực thi đúng cách cũng như có bất kỳ khung nào cần được rendering lại do không đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng được chỉ định ban đầu.
  • Sau khi tất cả các khung được chấp thuận, token RNDR được phát hành từ hợp đồng thông minh cho các nhà khai thác nút, trong khi đó, người tạo có thể tải xuống kết quả hiển thị của họ. 

Proof-of-Render

RNDR dựa trên một hệ thống quản trị được gọi là Proof of Render (PoR), tương tự như sự đồng thuận Proof of Work (PoW) phổ biến, nơi các tài nguyên tính toán được dành riêng cho việc cung cấp dịch vụ rendering cho người dùng. PoR xây dựng điểm danh tiếng cho người dùng và nhà khai thác nút để xây dựng mạng lưới ngang hàng gồm các nút đáng tin cậy. Điểm danh tiếng tính đến nhiều biến số, bao gồm số lượng công việc thành công mà một nhà điều hành nút đã xử lý, tỷ lệ người dùng chấp nhận các rendering từ ​​các nhà khai thác nút và bất kỳ hành vi xấu nào từ những người tham gia mạng lưới. RNDR sử dụng mô hình định giá nhiều cấp tích hợp điểm danh tiếng vào đó để xác định phân bổ công việc và mức chất lượng dịch vụ được yêu cầu.

Có ba cấp độ mạng có sẵn để người dùng lựa chọn:

  • Bậc 1 (Đối tác đáng tin cậy)
  • Bậc 2 (Ưu tiên)
  • Bậc 3 (Tiết kiệm)

Bậc 1 là cấp doanh nghiệp của RNDR chạy trên mạng lưới điện toán đám mây GPU của Microsoft Azure và Google, đồng thời tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật cao nhất được sử dụng trong ngành công nghiệp phim và truyền hình. Bậc 2 và bậc 3 sử dụng mạng lưới phi tập trung của các nút, với bậc 2 cung cấp mức độ ưu tiên hàng đợi và các yêu cầu về phần cứng cũng như danh tiếng của nút cao hơn. Urbach đã tuyên bố rằng 97% công việc trên điện toán đám mây sẽ chạy trên các cấp độ công khai, nơi bảo mật đủ tốt. 

Cập nhật hệ sinh thái và mạng lưới

RNDR đã đi đầu trong phong trào NFT và trải qua sự bùng nổ khi các nghệ sĩ sử dụng mạng lưới để rendering NFT, bao gồm cả những nghệ sĩ nổi tiếng như Beeple. Chỉ riêng mùa xuân và mùa hè năm 2021 đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể về NFT với hơn nửa tỷ USD doanh số NFT được tạo ra từ các nghệ sĩ RNDR và gần 250.000 tổng số lượng công việc được xử lý. RNDR hiện có hơn 10.000 người dùng đang hoạt động với hơn 1 triệu token được chi cho công việc mỗi tháng. Urbach lưu ý rằng ông hy vọng số lượng token chi cho công việc sẽ tăng 10 lần vào cuối năm 2022.

Các dự án thương mại đã bắt đầu tận dụng Render Network, bao gồm quá trình tiết lộ cầu thủ World 11 của FIFA FIFPRO, video âm nhạc của deadmau5, quảng cáo tiền mã hóa của Robinhood và sự kiện của Apple tổ chức cho M1 với sự góp mặt của Jules Urbach. 

Render Network la gi? Nhung dieu can biet ve du an Render Network va token RNDR - anh 7

Chuyển sang tích hợp Solana và Metaplex

Tại hội nghị Solana Breakpoint vào tháng 11/ 2021, Urbach đã công bố kế hoạch của Render di chuyển mạng lưới của mình sang Solana vào quý 1 hoặc quý 2 năm 2022. Ngoài ra, Render bắt đầu hợp tác với Metaplex – một nền tảng dịch vụ cho phép người sáng tạo thiết lập các NFT có thể đúc trên Solana. Với những thay đổi này, Render Network có thể trở thành một nền tảng, nơi các nghệ sĩ có thể tạo ngay IP và tác phẩm nghệ thuật có giá trị có thể được phân phối và kiếm tiền trực tiếp thông qua Metaplex chỉ với một cú nhấp chuột.

Tính năng tokenomics và staking mới

Vào tháng 12/2021, RNDR đã huy động được 30 triệu USD do Multicoin Capital dẫn đầu để thúc đẩy thế hệ tiếp theo của mạng lưới. Nguồn vốn mới sẽ hỗ trợ nâng cấp các thông số kỹ thuật quản trị và mã hóa của RNDR cũng như ​giới thiệu tính năng staking mới vào mạng lưới. Những nâng cấp này tập trung vào việc tạo ra một lớp khuyến khích mới cho chủ sở hữu token và tinh chỉnh cấu trúc token của mạng lưới. Multicoin Capital đóng vai trò tương tự trong việc thiết kế cấu trúc token của Helium và triển khai staking trên mạng lưới. Các tính năng mới này ước tính sẽ hoàn thành vào quý 1 năm 2022, nhưng có thể mất nhiều thời gian hơn. 

Rendering metaverse

Metaverse có thể được chia nhỏ thành một khuôn khổ khái niệm 7 lớp mô tả chuỗi giá trị của metaverse, từ những trải nghiệm mà người dùng tìm kiếm cho đến các công nghệ giúp nó trở nên khả thi. Dựa trên khuôn khổ của Radoff, Render Network được chia thành 3 loại: Cơ sở hạ tầng, phân cấp và tính toán không gian. 

Render Network la gi? Nhung dieu can biet ve du an Render Network va token RNDR - anh 8

Điện toán không gian thường được kết hợp với thực tế ảo, thực tế tăng cường và công cụ 3D. Trong đó, nó liên quan đến không gian 3D vật lý xung quanh bạn và biến nó thành một giao diện kỹ thuật số. Đơn giản hơn, tính toán không gian cho phép điều khiển giao diện người dùng bằng mắt người dùng trong metaverse, thay vì chuột máy tính truyền thống. Tất nhiên, công nghệ đằng sau tính toán không gian và các thiết bị giao tiếp con người cho hàng triệu người dùng trong metaverse sẽ yêu cầu nhiều sức mạnh tính toán GPU hơn mức hiện có thể đạt được. 

Roadmap của dự án Render Network

Vẫn chưa có cập nhật cụ thể về lộ trình phát triển của Render Network.

Đội ngũ phát triển, nhà đầu tư và đối tác của Render Network

Đội ngũ phát triển

Render Network la gi? Nhung dieu can biet ve du an Render Network va token RNDR - anh 9

Jules Urbach là Founder của Render Network. Anh đặt ra tầm nhìn chiến lược cho OTOY và là kiến trúc sư trưởng vẽ ra lộ trình phát triển công nghệ cho công ty. Jules được ca ngợi là nhà tiên phong trong lĩnh vực đồ họa máy tính, phát trực tuyến và rendering 3D với hơn 25 năm kinh nghiệm trong ngành. Anh làm ra trò chơi đầu tiên của mình vào năm 18 tuổi, sau đó tiếp tục tạo ra nền tảng trò chơi điện tử 3D đầu tiên trên web và cấp phép phần mềm này cho Macromedia, Disney, Warner Brothers, Nickelodeon, Microsoft, Hasbro và AT&T. Mục tiêu của anh là cách mạng hóa thu thập, cách tạo và phân phối nội dung của ngành 3D.

Render Network la gi? Nhung dieu can biet ve du an Render Network va token RNDR - anh 10

Nhà đầu tư

Dự án đã huy động được 30 triệu USD từ một vòng đầu tư do Multicoin Capital dẫn đầu. Ngoài ra, còn có thêm sự tham gia của các tổ chức đầu tư khác như là Alameda Research, Solana Foundation, Sfermion và các nhà đầu tư thiên thần như Vinny Lingham và Bill Lee. 

Đối tác

Hiện tại Render Network đang hợp tác với nhiều đối tác khác nhau như Decentraland, Sia, Basic Attention Token và Algorand.

Render Network la gi? Nhung dieu can biet ve du an Render Network va token RNDR - anh 11

Tổng quan về token RNDR

Token RNDR là gì?

Token RNDR là native token của hệ sinh thái Render Network.

Thông tin chi tiết về token của Render Network:

  • Mã: RNDR
  • Blockchain: Ethereum (ERC20)
  • Tổng cung: 530.902.345 token RNDR
  • Tổng lưu hành trên thị trường: 231.554.301 token RNDR
  • Vốn hóa thị trường: 557.598.453 USD

Về việc phân bổ token, nguồn cung tối đa RNDR được giới hạn ở mức 536.870.912 token, được phân phối như sau:

  • 25% nguồn cung được xác định để bán ra thị trường, bắt đầu từ ICO (ngày 6/10/2017).
  • Trong số này, ước tính có 13,6% đã được bán trong thời gian private, thực hiện từ tháng 1/2018 đến tháng 5/2018.
  • 65% nguồn cung được lưu trữ dưới dạng ký quỹ và sẽ chuyển đến mạng lưới theo cung/cầu. Theo tính toán của người sáng lập thì lượng này đủ bù cho cung/cầu về rendering trong 10-12 năm tới. Dòng chảy này ước tính sẽ bắt đầu vào quý 1 năm 2021.
  • 10% nguồn cung cấp được phân loại là dự trữ RNDR, bao gồm những người sáng lập và những người đóng góp. Số lượng này đã bị khóa 6 tháng và dự kiến sẽ chảy ra thị trường theo thời gian.

Chức năng của token RNDR

  • Thanh toán cho các hoạt động trong Render Network, dùng làm phí khi giao dịch.
  • Đề xuất và bỏ phiếu cho các thay đổi quan trọng của hệ thống. 

Có thể mua token RNDR ở đâu?

Hiện tại token RNDR đã có mặt trên hầu hết các sàn giao dịch lớn trên thị trường.

Render Network la gi? Nhung dieu can biet ve du an Render Network va token RNDR - anh 12

Tương lai của dự án Render Network. Có nên đầu tư vào token RNDR hay không?

Việc chuyển hướng sang các công nghệ mới sẽ yêu cầu cơ sở hạ tầng web mới mở rộng quy mô với nhu cầu về sức mạnh tính toán cần thiết cho thế hệ phương tiện kỹ thuật số tiếp theo. Điện toán phi tập trung có thể mở ra cơ hội đảo ngược, đồng thời cung cấp cho các ngành hiện có khả năng cạnh tranh về sức mạnh tính toán với các dịch vụ tốt hơn và giá cả phải chăng hơn.

RNDR cung cấp một giải pháp độc đáo bằng cách tạo ra một mạng lưới phi tập trung khai thác các GPU nhàn rỗi trên toàn cầu, tăng số lượng GPU có sẵn để hiển thị theo một số cấp độ lớn. Bằng cách kiếm tiền và tận dụng các GPU nhàn rỗi, RNDR có thể tăng số lượng GPU trên điện toán đám mây công cộng và đưa ra mức giá cạnh tranh hơn so với các nhà cung cấp điện toán đám mây tập trung. 

Jules Urbach đặt mục tiêu đổi mới hệ sinh thái rendering bằng cách cung cấp các công cụ kiếm tiền, hệ thống quản lý quyền kỹ thuật số và quyền truy cập không được phép vào các công cụ rendering và tạo nội dung. Tất cả đều thông qua Render Network. Nhu cầu hiển thị trong tương lai là rất lớn và token RNDR là một cách đặt cược vào nhu cầu đó. 

Tổng kết

RNDR Network là mạng lưới rendering GPU phi tập trung hiệu suất cao sử dụng phần mềm OTOY Inc. hàng đầu trong ngành để tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường điện toán giữa nhà cung cấp GPU và người yêu cầu GPU.

Nếu quan tâm đến dự án Render Network, bạn đọc có thể truy cập vào các trang thông tin của dự án:

Website | Twitter | Telegram | Medium | Whitepaper | Docs