Scam: Bị bắt vì lừa đảo 1,1 triệu USD tiền mã hóa

Người phụ nữ 60 tuổi bị bắt giam vì đã lừa đảo gần 1,1 triệu đô la Mỹ từ một nhà đầu tư bằng cách giả làm nhà môi giới đầu tư, vi phạm luật pháp Ireland.

8921Total views
Listen to article
play!
Scam: Bi bat vi lua dao 1,1 trieu USD tien ma hoa - anh 1
Scam: Bị bắt vì lừa đảo 1,1 triệu USD tiền mã hóa

Theo các báo cáo, người phụ nữ trên hiện đang bị cáo buộc vi phạm Đạo luật trung gian đầu tư của Ireland. Bà ta đã bị chính quyền điều tra từ nhiều tháng trước khi bị bắt. 

Đạo luật trung gian đầu tư

Tất cả các cá nhân hoạt động (hoặc giả vờ hoạt động) với tư cách môi giới tài chính sẽ phải tuân thủ theo quy định của Đạo luật về các bên trung gian đầu tư năm 1995 (gọi tắt là Đạo luật). 

Căn cứ vào Mục 9 của Đạo luật, không có tổ chức nào có thể hoạt động như một công ty kinh doanh đầu tư bất kể trong hay ngoài nước Ireland nếu không có sự cho phép của Ngân hàng Trung ương. Ví dụ như hai tổ chức trung gian tài chính hợp pháp của Ireland có thể kể đến đó là: A.G.S. Financial Services Limited và ABM Financial Advisers Limited.

Trong trường hợp này, người phụ nữ đang hoạt động với tư cách là nhà môi giới đầu tư mà không được Ngân hàng Trung ương cấp phép. Các hoạt động của bà ta đã bị Cục Tội phạm Kinh tế Quốc gia Garda (GNECB) xem xét kỹ lưỡng trong vài tháng trước khi tiến hành bắt giữ.

Người phụ nữ cao tuổi trên đã lừa nạn nhân chuyển cho mình một số tiền lớn dưới chiêu bài đầu tư tiền mã hóa. GNECB sau đó đã liên hệ với các ngân hàng để xác định danh tính của người chuyển tiền. 

Qua quá trình điều tra, một số tiền đã bị đóng băng và trả lại cho nhà đầu tư, trong khi phần còn lại đã bị bà ta chuyển đến Nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo (VASP) để chuyển đổi thành tiền mã hóa.

Người phụ nữ hiện đang bị giam giữ tại Irishtown Guardia Station, theo Mục 4 của Đạo luật Tư pháp Hình sự.

Xác định loại lừa đảo

Ngày càng có nhiều kẻ gian lợi dụng tiền mã hóa để đánh cắp tiền của các nhà đầu tư, khiến cho việc tìm ra biện pháp đề phòng càng trở nên khó khăn hơn. Những trò gian lận này cứ lặp đi lặp lại cách thức quen thuộc như sau: Đầu tiên, thủ phạm sẽ dụ dỗ nạn nhân chuyển tiền mặt cho chúng, sau đó chúng sẽ nhanh chóng chuyển các khoản tiền này sang tiền mã hóa để tránh bị phát hiện.

Scam: Bi bat vi lua dao 1,1 trieu USD tien ma hoa - anh 2

Những chiêu trò lừa đảo truyền thống không thấm vào đâu so với những thủ đoạn tinh vi trong không gian tiền mã hóa, nơi nhiều kẻ tấn công đang nằm chờ đợi các nạn nhân tự chui đầu vào bẫy. 

Chúng ta hãy cùng điểm lại một số hình thức lừa đảo trong những tháng gần đây: 

Gian lận hưu trí

Năm ngoái, một công dân người Anh đã mất hết số tiền hưu trí vào tay những kẻ lừa đảo vì bị chúng thuyết phục rằng chất lượng cuộc sống của ông sẽ được cải thiện đáng kể nếu tham gia đầu tư tiền mã hóa. Thậm chí, những kẻ lừa đảo này vẫn tiếp tục đòi hỏi nhiều khoản thanh toán hơn cho đến khi ông mất 250 nghìn Bảng Anh do một căn bệnh ảnh hưởng đến khả năng nhận thức. 

Citizens Advice, một cơ quan ở Anh cho biết 12% trong số 36 triệu nạn nhân đã trở thành mục tiêu của một kẻ lừa đảo vào năm 2021 thông qua các khoản đầu tư giả mạo hoặc các kế hoạch làm giàu nhanh chóng không có thật.

Mạo danh nhà đầu tư

Vào tháng 10 năm 2021, BeInCrypto đã thông tin về vụ việc một người đàn ông ở Ấn Độ đóng giả làm một nữ doanh nhân và hứa hẹn sẽ trả lợi nhuận rất cao nếu chuyển cho ông ta 45.700 Rupee để đầu tư vào tiền mã hóa. Một trong những nạn nhân đã nộp đơn khiếu nại lên cảnh sát sau khi chuyển 25.100 Rupee cho kẻ lừa đảo mà không hề nhận được bất kỳ lợi nhuận nào.

Scam: Bi bat vi lua dao 1,1 trieu USD tien ma hoa - anh 3

Làm giả chứng thực người nổi tiếng

BBC đã cảnh báo với cộng đồng về một số vụ lừa đảo liên quan đến các quảng cáo giả mạo sự chứng thực của những người nổi tiếng như Harry và Meghan, Công tước và Nữ công tước xứ Sussex. 

Huấn luyện viên bóng đá Anh, Gareth Southgate cũng từng bị lôi kéo vào một cuộc tranh cãi vì tên của ông cũng được sử dụng để tiếp thị một loại tiền giả. 

Phương tiện truyền thông xã hội 

Một cách khác mà tội phạm hay sử dụng đó là thông qua các video trực tiếp trên Youtube. Một nhà nghiên cứu đã báo cáo rằng các quảng cáo tặng quà giả mạo trên Youtube đã gây ra thiệt hại lên đến 8,9 triệu đô la Mỹ từ cộng đồng. Thủ phạm đóng giả là người có thẩm quyền trong lĩnh vực tiền mã hóa sau đó yêu cầu người dùng gửi tiền mã hóa cho họ để nhận quà tặng.

Trò lừa đảo lãng mạn

Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ gần đây đã đưa ra một cảnh báo liên quan đến một trò lừa đảo lãng mạn, đặc biệt là khi ngày Valentine đang cận kề. Tên tội phạm đã tìm cách tạo thiện cảm tốt đẹp với nhiều nạn nhân trong độ tuổi sáu mươi rồi sau đó dụ dỗ họ góp tiền đầu tư tiền mã hóa kiếm lợi nhuận. Đến thời điểm rút lợi nhuận thì kẻ lừa đảo này lại yêu cầu nạn nhân chuyển trước một khoản phí. Sau khi nạn nhân trả phí, kẻ lừa đảo biến mất cùng với tất cả tiền của nạn nhân.

Gian lận tiền mã hóa đang là một trong những vấn nạn hàng đầu vào năm 2022, đã đến lúc các nhà đầu tư cần cảnh giác hơn. Hãy nhớ rằng trong nhiều trường hợp, bạn sẽ không thể thu hồi tiền bị đánh cắp. Vì vậy, bạn cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng tất cả những tin tức liên quan trước khi ra quyết định đầu tư.

Tin tức tiền mã hóa 24/7
Thảo luận về tiền mã hóa tại đây
Xem thêm
articles