Slippage (Trượt giá) là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục khi trượt giá

Trong giao dịch tài chính, trượt giá (slippage) là điều không thể tránh khỏi. Hãy cùng Coinvn tìm hiểu trượt giá là gì cũng như nguyên nhân và cách hạn chế hiện tượng này trong giao dịch qua bài viết dưới đây.

17670Total views
Slippage (Truot gia) la gi? Nguyen nhan va cach khac phuc khi truot gia - anh 1
Slippage (Trượt giá) là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục khi trượt giá

Slippage (Trượt giá) là gì?

Trượt giá (slippage) là một thuật ngữ đề cập đến sự chênh lệch giá xảy ra khi một lệnh giao dịch được thực hiện (mua hoặc bán) ở một mức giá khác với mức giá bạn đặt lệnh ban đầu. Hiểu một cách đơn giản, trượt giá là giá trị chênh lệch giữa mức giá lý thuyết mà sàn hiển thị với giá thực tế mà bạn phải trả. Hiện tượng trượt giá này có thể xảy ra ở tất cả các thị trường, ngoại hối, chứng khoán hay crypto. Trong thị trường tiền mã hóa, tại các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) thì trượt giá xảy ra thường xuyên hơn so với các giao dịch Order-book tại các sàn giao dịch tập trung (CEX).

Phân loại trượt giá

Trượt giá dương

Nếu giao dịch trên thực tế được mua với giá thấp hơn giá dự kiến mà sàn hiển thị thì được xem là trượt giá dương, đối với lệnh bán thì ngược lại. Ví dụ, bạn muốn mua BTC ở giá 50.000 đô la Mỹ nhưng lại bị trượt xuống kích hoạt lệnh mua ở 49.500 đô la Mỹ thấp hơn 500 đô la Mỹ so với dự định mua của bạn, đó gọi là trượt giá dương.

Tuy nhiên, trường hợp này thường không xuất hiện quá nhiều và hay xảy ra khi thị trường có biến động quá mạnh.

Trượt giá âm

Nếu giao dịch trên thực tế được mua với giá cao hơn giá dự kiến mà sàn hiển thị thì được xem là trượt giá âm. Điều này gây thiệt hại cho nhà giao dịch. Đối với lệnh bán thì ngược lại. Ví dụ, bạn muốn mua BTC ở giá 50.000 đô la Mỹ nhưng lại bị trượt lên kích hoạt lệnh mua ở 50.500 đô la Mỹ cao hơn 500 đô la Mỹ so với dự định mua của bạn, đó gọi là trượt giá âm.

Trái với trượt giá dương, trường hợp này rất hay xảy ra khi tài sản bạn muốn mua có sự tăng giá quá nhanh hoặc khối lượng giao dịch của bạn quá lớn trong khi tính thanh khoản của thị trường lại thấp.

Nguyên nhân chính dẫn đến trượt giá

Thị trường biến động mạnh

Khi thị trường biến động mạnh, dù tiêu cực hay tích cực, thì đó cũng là các lệnh giao dịch trên thị trường tăng một cách đột biến. Nguyên nhân này hay xảy ra hơn khi thị trường bị tác động bởi các tin tức xấu hoặc giá giảm bất thường. Khi đó, các nhà đầu tư thường sẽ có tâm lý sợ hãi, bán tháo tài sản của mình bất chấp giá trị với những lệnh bán giá market dẫn đến hiện tượng trượt giá âm mạnh và gây thiệt hại lớn. 

Khối lượng giao dịch cao hoặc thanh khoản thị trường thấp

Tại các sàn giao dịch tập trung CEX, tường mua (buy wall) và tường bán (sell wall) thường khá mỏng. Nếu bạn muốn tạo liền một đồng coin/token nào đó với một số tiền nhỏ thì trượt giá sẽ không thể xảy ra. Tuy nhiên, nếu bạn lại muốn mua liền một lần bằng lệnh mua market với số tiền lớn từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn USDT, trượt giá chắc chắn sẽ xảy ra.

Ví dụ: Bạn muốn mua ngay lập tức token ACM đang có giá market là 5,1 USDT cho một token bằng 50.000 USDT. Để mua hết số USDT này, bạn sẽ không thể mua tất cả ACM với múc giá 5,1 USDT. Bạn sẽ cần mua hết tường bán dẫn đến việc đẩy giá ACM lên đến 6 USDT cho một token.

Slippage (Truot gia) la gi? Nguyen nhan va cach khac phuc khi truot gia - anh 2

Tương tự, thanh khoản trên các sàn giao dịch phi tập trung theo cơ chế AMM sẽ dựa vào các Pool. Nếu thanh khoản ở các Pool đó quá ít mà bạn muốn giao dịch với số tiền lớn, thanh khoản chắc chắn sẽ bị giảm mạnh dẫn đến trượt giá. Hiện tượng trượt giá này rất thường xuyên xảy ra với những đồng coin/token mới được niêm yết lên các sàn phi tập trung, bạn thường sẽ phải chỉnh mức slippage của sàn lên trên mức 10% để chắc chắn có thể tham gia giao dịch được.

Cách để xác định trượt giá trong giao dịch

Tại các sàn CEX, hệ thống đều sẽ tự động tính số tiền, số coin/token bạn sẽ nhận được sau thực hiện lệnh giao dịch cũng như hiển thị khối lượng mua bán. Từ đó, bạn có thể ước tính được mức độ lệch giá của các lệnh giao dịch để chia vốn và đưa ra quyết định đầu tư tối ưu nhất.

Tại các sàn DEX, hầu hết đều chưa hỗ trợ người dùng kiểm tra thanh khoản trong pool. Nhưng mức slippage mặc định cho các giao dịch của các sàn DEX này thường được để ở mức 0,5%. Bạn có thể thử yêu cầu một lệnh giao dịch với số tiền mình mong muốn để thử mức độ trượt giá với mức slippage là 0,5%. 

Slippage (Truot gia) la gi? Nguyen nhan va cach khac phuc khi truot gia - anh 3

Nếu sàn thông báo lỗi, nghĩa là mức slippage bạn để quá thấp không thể thực hiện giao dịch được. Bạn sẽ cần điều chỉnh số tiền vào lệnh hoặc mức slippage để có thể thực hiện được giao dịch của mình.

Slippage (Truot gia) la gi? Nguyen nhan va cach khac phuc khi truot gia - anh 4

Có nên giao dịch với sàn trượt giá hay không?

Bạn không thể phòng tránh được hiện tượng trượt giá và hiện tượng này đều sẽ xảy ra ở mọi sàn giao dịch. Tuy nhiên, bạn có thể giảm thiểu rủi ro gặp hiện tượng trượt giá bằng cách chọn giao dịch tại các sàn và đồng coin/token có khối lượng giao dịch lớn.

Các cách giảm thiểu bị trượt giá

Dựa trên những nguyên nhân trên, bạn có thể sử dụng những cách sau để hạn chế trượt giá.

Khi bạn giao dịch trên các sàn giao dịch tập trung CEX:

  • Chọn những sàn giao dịch, đồng coin/token có khối lượng giao dịch lớn để mua, bán.
  • Tránh giao dịch khi thị trường biến động mạnh.
  • Nếu bạn giao dịch với khối lượng lớn thì nên chia các giao dịch này thành nhiều phần nhỏ.
  • Hạn chế giao dịch ở thời điểm công bố các tin tức quan trọng có ảnh hưởng đến giá.

Khi bạn giao dịch trên các sàn giao dịch phi tập trung DEX:

  • Chọn những đồng coin/token có pool thanh khoản lớn để giao dịch.
  • Tránh giao dịch khi thị trường biến động mạnh, giờ cao điểm.
  • Tránh giao dịch các đồng coin/token mới vừa được niêm yết lên sàn.
  • Tăng phí gas cao hơn để lệnh được thực hiện nhanh hơn.
  • Điều chỉnh mức trượt giá phù hợp mà bạn có thể chấp nhận được.
  • Nếu bạn giao dịch với khối lượng lớn thì nên chia các giao dịch này thành nhiều phần nhỏ.

Tổng kết

Như vậy, Coinvn đã chia sẻ đến bạn về trượt giá (slippage) là gì cũng như nguyên nhân và cách hạn chế hiện tượng này trong giao dịch. Hy vọng bạn sẽ nhận được nhiều thông tin giá trị từ bài viết này từ đó đưa ra được những chiến lược giao dịch đúng đắn.