Dữ liệu on-chain trên blockchain rất minh bạch, chính xác và không ai có quyền sửa đổi được, kể cả Satoshi Nakamoto – cha đẻ của Bitcoin. Cùng Coinvn tìm hiểu chi tiết dữ liệu on-chain Bitcoin là gì cũng như tầm quan trọng của on-chain Bitcoin trong các giao dịch tiền mã hóa.
Dữ liệu on-chain Bitcoin là gì?
Dữ liệu on-chain Bitcoin được hiểu là toàn bộ dữ liệu của BTC được ghi lại trên mạng lưới blockchain. Dữ liệu này được lưu trữ nguyên bản, công khai nhằm giúp các nhà đầu tư ở bất kỳ thời điểm nào cũng có thể tìm kiếm, theo dõi và phân tích chính xác các giao dịch diễn ra thực tế trên mạng lưới blockchain thông qua các công cụ phân tích trực tuyến.
Bạn có thể bắt gặp một số dạng dữ liệu on-chain Bitcoin phổ biến như thông tin chi tiết về các block trong mạng lưới (kích thước khối, thời gian và công cụ khai thác, phí gas…), thông tin giao dịch được thực hiện (địa chỉ ví gửi và nhận, khối lượng và loại token trong giao dịch, mức phí áp dụng…) hay các tương tác của người dùng với hợp đồng thông minh (thêm hoặc rút thanh khoản…).
Tầm quan trọng của phân tích dữ liệu on-chain Bitcoin
Biên độ giao động giá trong ngày của các đồng tiền mã hóa rất lớn, có thể lên đến hàng chục, hàng trăm thậm chí hàng nghìn phần trăm. Bởi có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến giá của chúng như tâm lý thị trường, mức độ tin tưởng và giao dịch trong ngày, thông báo của chính phủ hay ngân hàng trung ương hoặc chỉ là một câu nói của người có tầm ảnh hưởng như Elon Musk hay Bill Gates.
Vậy nên, dữ liệu on-chain Bitcoin là căn cứ quan trọng để các nhà đầu tư có thể tự mình đánh giá khách quan tính xác thực của thông tin cũng như đưa ra nhận định về giá trị thực của tiền mã hóa thông qua một số chỉ số cơ bản như user adaptation hay hoạt động của các thợ đào.
Bạn hãy lưu ý rằng, tin tức có thể không chính xác, phân tích bằng biểu đồ có thể làm giả nhưng dữ liệu on-chain Bitcoin thì không. Dữ liệu này luôn minh bạch, rõ ràng và chính xác.
Công dụng của on-chain Bitcoin
Dữ liệu on-chain Bitcoin cực kỳ lớn. Vì vậy, tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà nhà đầu tư sẽ phân loại cũng như theo dõi các hành động nhất định trên mạng lưới blockchain. Thông thường, nhà đầu tư sẽ sử dụng on-chain Bitcoin để theo dõi các hành động của một ví cụ thể nào đó và kiểm tra các giao dịch lớn được thực hiện trên thị trường.
Vì mọi giao dịch trên mạng lưới blockchain đều công khai nên mọi người có quyền truy cập, theo dõi cũng như giám sát các hành động của một địa chỉ ví riêng biệt. Thường các nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ quan sát các hành động giao dịch, mua bán, trao đổi của các nhà đầu tư “cá mập” thông qua địa chỉ ví của họ. Những địa chỉ ví này thường giao dịch với một khối lượng token rất lớn. Đây có thể là dấu hiệu cho đợt xả ra hoặc bơm vào trong thời gian ngắn của các nhà đầu tư lớn.
Ngoài quan sát các hành động ở địa chỉ ví, nhà đầu tư cũng theo dõi và giám sát các hành động chung từ thị trường thông qua các giao dịch lớn được thực hiện. Điều này đặc biệt hữu ích với những nhà đầu tư lướt sóng hay sử dụng giao dịch spot (giao ngay). Khi có nhiều giao dịch lớn đồng thời được thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn, đây có thể là dấu hiệu cho sự biến động sắp tới của thị trường. Nắm được thông tin này, nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định phù hợp hơn. Lấy ví dụ, nếu các nhà đầu tư tích cực đẩy một lượng lớn Bitcoin lên sàn giao dịch thì có lẽ đây là dấu hiệu bán sắp diễn ra. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến giá của Bitcoin.
Các công cụ phân tích dữ liệu on-chain Bitcoin
Glassnode và CryptoQuant là hai trong số các công cụ phân tích dữ liệu on-chain Bitcoin hiệu quả nhất hiện nay. Cả hai giải pháp này đều có các tài khoản miễn phí và trả phí để phù hợp với nhu cầu người dùng.
Với Glassnode, nhà đầu tư có thể theo dõi, quan sát các biến động và phân tích dữ liệu của nhiều đồng tiền mã hóa như Bitcoin, Ethereum, Litecoin, Stablecoin, DeFi token, ERC20 hay exchange token. Một vài chỉ số nổi bật mà bạn nên phân tích kỹ lưỡng tại Glassnode bao gồm address (dữ liệu về các địa chỉ ví nắm giữ một lượng lớn token đang theo dõi), derivatives (dữ liệu liên quan đến các sản phẩm phái sinh như hợp đồng tương lai hay khối lượng giao dịch…), free (sự biến động các loại phí trong giao dịch).
Còn CryptoQuant là công cụ tập trung phân tích bốn nhóm dữ liệu chính là Bitcoin, Ethereum, Altcoin và Stablecoin. Các chỉ số cơ bản được phân tích trên CryptoQuant bao gồm exchange flow (dòng tiền ra/vào tất cả các sàn giao dịch tiền mã hóa hiện nay), flow indicator (cảnh báo biến động giá), market indicator (dự báo động thái thị trường) và miner flow (đánh giá nguồn cung lưu hành từ việc khai thác thêm của các thợ đào).
Tổng kết
Việc phân tích và sử dụng tốt dữ liệu on-chain Bitcoin sẽ giúp các nhà đầu tư nắm bắt được tình hình thực tế và đưa ra các quyết định đầu tư hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc phân tích dữ liệu on-chain Bitcoin không phải điều dễ dàng, nó đòi hỏi trình độ, kinh nghiệm cũng như kiến thức nhất định về thị trường tiền mã hóa. Để có được điều này, bạn hãy truy cập ngay mục phân tích on-chain trên Coinvn.com để học hỏi kiến thức và đúc rút kinh nghiệm qua những tình huống thực tế.