Yếu tố lạm phát trên thị trường tiền mã hóa

Lạm phát ảnh hưởng tới mọi mặt của nền kinh tế và trong đó có thị trường tiền mã hóa. Hãy tìm hiểu về yếu tố lạm phát này để trở thành nhà đầu tư khôn ngoan hơn trên thị trường nhé!

12445Total views
Yeu to lam phat tren thi truong tien ma hoa - anh 1
Yếu tố lạm phát trên thị trường tiền mã hóa

Nhà đầu tư thường lựa chọn Bitcoin và các loại tiền mã hóa là tài sản trú ẩn chống lại lạm phát. Vậy thị trường mã hóa có bị ảnh hưởng bởi lạm phát? Đây thực sự là mối quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư trên thị trường. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chủ đề yếu tố lạm phát trên thị trường tiền mã hóa nhé!

Lạm phát là gì?

Lạm phát là việc tăng giá của tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian, làm cho đồng tiền bị mất đi giá trị. Đây là một hiện tượng kinh tế tự nhiên xảy ra ở tất cả nền kinh tế dùng tiền mặt làm phương tiện trung gian để thanh toán. 

Khi giá của mọi thứ đều tăng cao, cùng với một số tiền thì người dùng sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây. Điều này phản ánh sự suy giảm sức mua cũng như giá trị của đồng tiền. Ví dụ, trước đây với 4,99 USD bạn có thể mua được 4 chiếc hamburger nhưng do ảnh hưởng của lạm phát, hiện tại với số tiền này bạn chỉ mua được 1 chiếc hamburger.

Yeu to lam phat tren thi truong tien ma hoa - anh 2

Theo các nhà kinh tế học, Chính phủ Hoa Kỳ đã in ra nhiều tiền hơn những gì người tiêu dùng thực sự cần trong nhiều thập kỷ. Điều này dẫn đến tỷ lệ lạm phát hàng năm ở Mỹ ngày càng tăng theo thời gian. Đặc biệt, trong giai đoạn Covid-19, Chính phủ nước này đã in thêm tiền để mua vắc xin và các dịch vụ y tế khác đẩy tình hình lạm phát của nước này lên mức cao nhất trong 40 năm qua.

Yeu to lam phat tren thi truong tien ma hoa - anh 3

Hiện nay, lạm phát được chia thành 3 mức độ chính gồm:

  • Tự nhiên: 0 – dưới 10%/năm
  • Phi mã: 10% đến dưới 1000%/năm.
  • Siêu lạm phát: trên 1000%/năm.

Theo báo cáo của Bộ Lao động Hoa Kỳ, lạm phát chỉ tính riêng trong tháng 2/2022 đã là 7,9%, mức tăng trong năm 2021 đạt gần 50%, đưa Mỹ vào quốc gia có đà lạm phát thuộc nhóm phi mã. Trong lịch sử đã chứng kiến nhiều vụ siêu lạm phát điển hình như tỷ lệ lạm phát của Nicaragua là trên 30.000% vào năm 1987 khi Chính phủ đã in những tờ tiền có mệnh giá tới 100 triệu cordobas, hoặc trong giai đoạn 2000 – 2009, lạm phát tại Zimbabwe có lúc lên tới đỉnh điểm với tỷ lệ 516 x 10^18 %.

Ý tưởng chống lại lạm phát của Bitcoin

Sở hữu những thuộc tính độc đáo đã giúp tiền mã hóa, đặc biệt là Bitcoin, trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư vì ý tưởng cho rằng loại tài sản này có khả năng chống lạm phát tốt hơn so với các loại tiền tệ fiat như đô la Mỹ.

Chống lại lạm phát tốt hơn các loại tiền tệ

Nhìn chung, Bitcoin đã tăng giá trị nhanh hơn nhiều so với đồng đô la Mỹ, từ mức gần như không có giá trị vào năm 2010 lên hơn 20.000 USD vào cuối năm 2020 và đạt đỉnh cao nhất gần 70.000 USD vào gần cuối năm 2021. Việc giá trị của Bitcoin tăng theo theo thời gian khiến nhà đầu tư tin rằng, tài sản này chính là một hàng rào giúp chống lại lạm phát tiền tệ fiat.

A picture containing logo  Description automatically generated

Trở thành hàng rào lạm phát mới

Phòng ngừa lạm phát là một khoản đầu tư được coi là để bảo vệ tài sản khi tiền tệ bị mất giá do giá cả leo thang. Trong nhiều năm, vàng luôn sử dụng như một hàng rào chống lại lạm phát, nhưng hiện tại nhiều nhà đầu tư tin rằng Bitcoin sẽ là lựa chọn tốt hơn. Vậy tại sao?

  • Nguồn cung giới hạn ở 21 triệu BTC

Việc Bitcoin có khả chống lại lạm phát xuất phát từ nguồn cung giới hạn của đồng coin này và việc tạo ra Bitcoin mới sẽ giảm dần theo thời gian, với chiều hướng có thể dự đoán được. Theo ý tưởng của cha đẻ Bitcoin, Satoshi muốn cuối cùng sẽ chỉ có 21 triệu Bitcoin trên thị trường. Vì vậy, cứ sau 4 năm, số lượng Bitcoin được khai thác sẽ giảm đi một nửa mà không được in thêm ngày một nhiều như tiền fiat.

Bitcoin duy trì nguồn cung hạn chế. Điều này có nghĩa là khi đạt đến nguồn cung tối đa, không có Bitcoin mới nào có thể được lưu hành, do đó làm giảm nguy cơ lạm phát. Bitcoin an toàn, khan hiếm và dễ dàng chuyển nhượng. Bất kỳ ai trên thế giới đều có thể mua bán, lưu trữ và dễ dàng bảo vệ Bitcoin của mình trong các ví nóng của sàn hoặc các thiết bị chuyên dụng như ví lạnh.

  • Không bị ảnh hưởng bởi bên thứ 3

Đặc biệt, Bitcoin không bị ràng buộc với bất kỳ bên thứ ba nào như loại tiền tệ quốc gia hoặc cơ quan Chính phủ. Vì vậy, Bitcoin không thể bị kiểm soát bởi bất kỳ nhóm người, công ty, Chính phủ hoặc các bên liên quan nào, nên hiển nhiên BTC chính là lựa chọn trú ẩn hàng đầu cho nhà đầu tư trong tình hình lạm phát gia tăng.

Tại sao yếu tố lạm phát lại quan trọng đối với tiền mã hóa?

Khi tỷ lệ lạm phát đối với tiền tệ fiat tăng cao thì việc giữ USD hoặc EUR trong tài khoản tiết kiệm sẽ bị mất đi giá trị theo thời gian. Vì vậy, nhà đầu tư có chiều hướng chuyển sang chọn các tài sản trú ẩn khác và tiền mã hóa là ưu tiên hàng đầu. 

Mức độ lạm phát của BTC giảm theo thời gian

Bitcoin và một số loại tiền mã hóa khác như Ethereum cung cấp cho các nhà đầu tư một giải pháp thay thế tối ưu. Nếu xét về mặt kinh tế, Bitcoin là tài sản biến động rất lớn, nhưng Bitcoin sở hữu những đặc điểm đặc biệt, có thể giúp chống lại lạm phát. Phân tích biểu đồ dưới đây, chúng ta dễ dàng nhận thấy theo thời gian mức độ lạm phát của đồng Bitcoin ngày càng giảm.

Yeu to lam phat tren thi truong tien ma hoa - anh 4

Tăng giá tại những thời điểm kinh tế bất ổn

Giống như vàng và các loại tài sản khan hiếm có giá trị khác, khi tình hình kinh tế có dấu hiệu bất ổn định hoặc suy thoái thì Bitcoin sẽ thường tăng giá. Mặc dù, điều này không phải lúc nào cũng xảy ra 100%, tuy nhiên tần suất xảy ra khá nhiều. Cụ thể, trong đại dịch Covid-19, giá trị của tài sản này đã tăng giá mạnh mẽ khi mức lạm phát trên toàn cầu đang tiếp tục phi mã, dù từ cuối năm 2021 đến đầu năm 2022, BTC cũng có một đợt downtrend dài hạn.

Yeu to lam phat tren thi truong tien ma hoa - anh 5

BTC khan hiếm và đặc biệt, chống lại lạm phát

BTC không thể bị thao túng bởi các Chính phủ điều chỉnh lãi suất hoặc in thêm tiền để đạt được các mục tiêu chính sách. Ngoài ra, sự khan hiếm là một chìa khóa quan trọng giúp Bitcoin có khả năng chống lại lạm phát. Sẽ không bao giờ có nhiều hơn 21 triệu Bitcoin trên thị trường tiền mã hóa. 

Tính đến thời điểm hiện tại, khoảng 19 triệu Bitcoin đã được khai thác. Cứ mỗi 10 phút, thợ đào xử lý một “khối” mới và sẽ có thêm 6,25 Bitcoin được thêm vào mạng. Vào năm 2024, phần thưởng khai thác sẽ giảm xuống còn 3,125 Bitcoin và sẽ lại giảm một nửa sau mỗi 4 năm cho đến khi tất cả Bitcoin được khai thác. Cơ chế này, được thiết kế trong giao thức Bitcoin, được gọi là giảm một nửa. Nguồn cung mới giảm dần theo lịch trình này khiến Bitcoin có thể dự đoán được theo những cách độc đáo nhưng không ai “phát hiện” được lượng Bitcoin được thêm mới vào.

Yeu to lam phat tren thi truong tien ma hoa - anh 6

Tiền mã hóa có bị lạm phát không?

Thực tế, ngay cả Bitcoin cũng trải qua lạm phát giống như vàng vì ngày càng có nhiều Bitcoin được khai thác thêm. Tuy nhiên, vì lượng Bitcoin mới tự động giảm 50% sau mỗi 4 năm nên tỷ lệ lạm phát của Bitcoin cũng sẽ giảm dần chứ không phi mã theo thời gian. Miễn là sức mua của Bitcoin tiếp tục tăng so với các loại tiền pháp định khác thì với mức lạm phát hàng nhỏ của BTC không phải là yếu tố chính để các nhà đầu tư cân nhắc khi đưa ra lựa chọn.

Tuy nhiên, trên thị trường mã hóa không phải tất cả các đồng coin/token đều được thiết kế giống như Bitcoin. Ví dụ, một loại tiền mã hóa ngày càng phổ biến được gọi là Stablecoin, được gắn với các loại tiền tệ fiat như USD, EUR… là tài sản khá ổn định và ít biến động. 

Vì vậy, đầu tư vào Stablecoin được gắn với một loại tiền tệ fiat, khoản đầu tư của bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi lạm phát và có thể mất giá theo thời gian khi đồng tiền dự trữ của chúng mất giá. Tuy nhiên, quan trọng nhất đó là dự trữ một lượng Stablecoin trong ví sẽ giúp nhà đầu tư chủ động nắm bắt các cơ hội “bắt đáy” trên thị trường. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng có thể kiếm được lợi nhuận từ các đồng Stablecoin bằng việc cung cấp thanh khoản, cho vay hoặc farming.

Tổng kết

Lạm phát là khái niệm kinh tế phức tạp có thể tốt hoặc xấu, nhưng người ta thường cho rằng lạm phát là thảm họa khi tỷ lệ lạm phát trở nên quá cao và vượt ngoài tầm kiểm soát. Đại dịch Covid-19 xảy ra đã cản trở cá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, gây suy thoái kinh tế và khiến lạm phát tăng cao. Trước tình hình này, nhiều cá nhân và tổ chức đã chuyển hướng đầu tư vào vàng, bất động sản và các tài sản khác để chống lại tình trạng lạm phát trong tương lai. Trong hơn một thập kỷ qua, Bitcoin và tiền mã hóa cũng đã chứng minh được vai trò là hàng rào bảo vệ của mình giống như vàng và các loại tài sản khan hiếm khác trong thời kỳ lạm phát leo thang.