Những điều cần lưu ý khi giao dịch tiền mã hóa

Mẹo để giúp nhà đầu tư giao dịch tiền mã hóa hiệu quả.

10928Total views
Listen to article
play!
Nhung dieu can luu y khi giao dich tien ma hoa - anh 1
Làm thế nào để giao dịch hiệu quả trong thị trường tiền mã hóa. Nguồn: Cointelegraph.

Giao dịch Bitcoin và Altcoin luôn đi kèm với lợi nhuận và rủi ro song hành. Nghĩa là bạn có thể kiếm được rất nhiều tiền nhưng cũng có thể mất tất cả. Bài viết này, Coinvn sẽ chỉ ra cho bạn mẹo giao dịch và những sai lầm mà phần lớn các nhà đầu tư (NĐT) thường mắc phải. Chi tiết là gì, hãy cùng chúng tôi theo dõi nhé.

Bài viết này sẽ bao gồm một số nội dung chính sau đây:

  • Thứ nhất, các vấn đề mà một NĐT có thể gặp phải trong quá trình tham gia vào thị trường.
  • Thứ hai, với những vấn đề đó, liệu rằng có những giải pháp nào để giúp họ có thể vượt qua được hay không?

Bạn có thể học hỏi được từ chính những sai lầm của người đi trước. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng giao dịch và gia tăng hiểu biết về thị trường. Bài viết sau đây được viết dựa trên kinh nghiệm của chính tác giả trong lĩnh vực tiền mã hóa.

3 sai lầm thường gặp khi giao dịch tiền mã hóa

Sai lầm đầu tiên: Tôi mua đồng coin A vì giá của nó tương đối rẻ so với đồng coin B

Một sai lầm phổ biến của người mới khi tham gia vào thị trường là nhìn vào giá của đồng coin hơn là giá trị vốn hóa thị trường. Giống như bạn đánh giá tiềm lực của các công ty thông qua giá cổ phiếu của nó mà quên mất rằng giá trị của công ty đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa.

Đối với một đồng tiền giá thấp, chẳng hạn như Dogecoin (DOGE), người ta có thể sẽ lao vào nó vì nghĩ giá nó rẻ hơn Bitcoin rất nhiều. Tuy nhiên, họ quên rằng Bitcoin hiện tại có vốn hóa lên tới 630 tỷ USD trong khi Dogecoin chỉ dừng lại ở mức vốn hóa khoảng 44 tỷ USD mặc dù số lượng đồng DOGE đang lưu hành trên thị trường nhiều hơn gấp nhiều lần so với Bitcoin. Do vậy, hãy chủ yếu nhìn vào con số quan trọng hơn, đó là vốn hóa thị trường và ít tập trung hơn vào giá của một đồng tiền.

Sai lầm thứ hai: Bỏ tất cả trứng vào một giỏ

Tiền mã hóa thực sự không thể đoán trước được. Mặc dù thu về lợi nhuận, bạn có thể có cơ hội gia tăng tài sản của mình lên đến hàng trăm lần, nhưng đừng quên rằng, bạn cũng có thể mất tất cả. Khi Bitcoin mất giá so với đồng đô la Mỹ, các Altcoin thường trải qua quá trình tương tự. Không có gì đảm bảo rằng Bitcoin (hoặc một đồng Altcoin nào đó) sẽ mãi giữ vững ngôi vương hiện tại. Vậy nên, hãy học cách phân bổ khoản đầu tư của mình sao cho phù hợp.

Sự tăng trưởng của Bitcoin đã tạo ra rất nhiều tiền cho thị trường tiền mã hóa, khiến tổng vốn hóa thị trường có thời điểm đã chạm ngưỡng 2.000 tỷ USD. Là NĐT, nếu bạn tin tưởng vào Bitcoin, hãy giữ nó làm tài sản cơ sở của bạn. Nhưng cũng không nên chỉ chú ý và đánh cược tất cả vào một đồng tiền này. Hãy đa dạng danh mục đầu tư bằng việc tìm kiếm các đồng coin khác mà bạn cho là tiềm năng, có khả năng soán ngôi Bitcoin và đầu tư vào nó. 

Thậm chí, việc phân tán đầu tư ở đây còn có nghĩa không chỉ riêng đối với thị trường tiền mã hóa. Bạn có thể mở rộng hơn với các thị trường khác như  thị trường chứng khoán, bất động sản, trái phiếu và nhiều cơ hội đầu tư khác. Điều quan trọng là phải phân tán rủi ro và có một kế hoạch đầu tư hoàn hảo để có thể thu về lợi nhuận tối ưu nhất cho mình.

Sai lầm thứ ba: Đồng coin A đã tăng rất nhiều, vì vậy tôi sẽ mua đồng coin B vì nó chưa tăng mấy

Đây là một sai lầm phổ biến của những người đã bỏ lỡ chuyến tàu Bitcoin và đang tìm cách kiếm tiền từ các Altcoin khác. Tuy nhiên, đáng buồn là điều đó không phải lúc nào cũng đúng. Đối với Bitcoin, giả định đầu tiên rằng giá trị của Altcoins giảm khi giá trị Bitcoin tăng là đúng. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp ngoại lệ giả dụ như khi Trung Quốc cấm các sàn giao dịch tiền mã hóa thì dòng tiền ngay lập tức chảy khỏi thị trường. Lúc này Bitcoin giảm và Altcoin thậm chí còn giảm nhiều hơn.

Việc đánh giá một đồng coin tăng giá hay giảm giá sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau chứ không chỉ riêng về yếu tố cảm tính. Một trong số đó là tiềm năng về dự án, đội ngũ phát triển, danh sách các NĐT hiện có của nó,… Thực tế là một ví dụ điển hình cho điều này.

Giá Bitcoin từ thời kỳ đỉnh cao năm 2017 đến nay đã tăng gấp 3 lần (so với mức cao nhất 64.000 USD). Tuy nhiên, giá Ethereum (ETH) cũng tăng nhanh không kém trong thời gian này. Mặc dù quá trình tăng này sẽ không tuân theo một phương thẳng đứng nhưng nếu xét trong một khung thời gian dài hạn, bạn sẽ thấy một tỷ lệ tăng giá đáng mơ ước hơn hẳn nhiều loại tài sản khác như vàng hay cổ phiếu. Do vậy, bạn nên đầu tư dựa theo các phân tích, đánh giá thay vì chỉ tập trung vào các yếu tố cảm tính như này nhé.

2 mẹo giao dịch tiền mã hóa hiệu quả

Sổ lệnh (order book) – Cách đặt lệnh đúng

Hãy thảo luận về cách sử dụng order book đúng cách. Giá trị của một đồng coin được xác định bởi giao dịch được thực hiện cuối cùng, tại điểm giao nhau giữa người mua và người bán hoặc theo lực lượng cung và cầu. Các lệnh cung và cầu đó được sắp xếp trong một bảng, hay còn gọi là sổ lệnh (order book). Do đó, bạn nên cân nhắc đến một vài mẹo sau đây khi thao tác với sổ lệnh này:

Khi bạn đặt một lệnh bất kỳ, bạn nên đặt lệnh Limit (giới hạn) thay vì lệnh Market (thị trường). Thông thường, người mới sẽ có xu hướng cho lệnh Market vì nó đơn giản và khớp lệnh nhanh nhất. Tuy nhiên điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn không hoặc khó kiểm soát được giá mua/bán của mình. Điều này đặc biệt đúng tại thời điểm giá đang có biến động lớn. Giá khớp lệnh và giá tại thời điểm bạn đặt có thể sẽ chênh lệch nhiều khiến bạn bị thiệt hại đáng kể.

Ngoài ra, hãy đặt lệnh dừng lỗ để giảm thiểu tổn thất. Nhưng làm thế nào chúng ta biết chính xác nơi đặt các lệnh này? Để xác định cả vùng kháng cự (resistance) và vùng hỗ trợ (support), chúng ta bắt đầu bằng cách phân tích biểu đồ giá của đồng coin đó.

Chúng ta sẽ xác định các điểm mà chúng ta muốn chốt lời (tại các mức kháng cự) và đồng thời cắt lỗ (tại các mức hỗ trợ). Bằng cách tham khảo order book, chúng ta sẽ tìm thấy các mức tối ưu mà chúng ta sẽ thực sự đặt các lệnh này. Lưu ý rằng nếu các mức hỗ trợ bị phá vỡ thì đã đến lúc cắt lỗ (stop loss).

Xác định các mức bán để chốt lời: Sử dụng sổ lệnh, chúng ta xác định các vùng kháng cự mà chúng ta đã phân tích trước đó. Bí quyết là đặt lệnh bán của chúng ta trước một bước, với mức giá thấp hơn một chút. Khi giá có dấu hiệu tiệm cận mức này, thì cũng đồng nghĩa với việc lệnh của chúng ta đã được đặt và bán để kiếm lời.

Xác định các mức cắt lỗ để giảm thiểu thua lỗ: Trong sổ lệnh, chúng ta xác định các điểm hỗ trợ mà chúng ta cũng đã phân tích trước đó. Tương tự như việc chốt lời, khi giá giảm xuống sâu và chạm vùng cắt lỗ, lệnh bán sẽ được thực thi để bảo toàn vốn cho NĐT.

Loại bỏ yếu tố cảm xúc ra khỏi quá trình giao dịch tiền mã hóa

Lưu ý, bạn không bao giờ được để cảm xúc của mình tham gia giao dịch. Đây là quy tắc cơ bản cho bất kỳ ai giao dịch trong bất kỳ thị trường nào chứ không riêng gì tiền mã hóa. Hãy tưởng tượng bạn tin tưởng vào Bitcoin và tương lai của tiền mã hóa như Bitcoin. Bạn mua tích lũy Bitcoin theo chiến lược trung bình giá (DCA). Giả sử giá Bitcoin đã giảm 80% vào cuối mùa tăng trưởng năm 2017. Với những người mua theo phương pháp DCA, họ có thể tiếp tục thu mua thêm để trung bình giá mua thấp hơn để tăng lợi nhuận. Nhưng phần lớn những NĐT mới tham gia, họ sẽ cảm thấy lo sợ và bán Bitcoin của mình. Và thực tế hiện nay, giá BTC đã tăng lên mức 64.000 USD, cao hơn gấp 3 lần so với thời kỳ đỉnh năm 2018.

Trong trường hợp này, cảm xúc – nỗi sợ mất mát, ảnh hưởng đến chúng ta và làm xáo trộn hoàn toàn kế hoạch hành động của chúng ta. Vượt qua cảm xúc của bạn cũng rất quan trọng sau khi bạn vừa thực hiện một giao dịch không thành công hoặc sau khi bạn đã bán một đồng coin và ngay sau đó nó tăng vọt về giá. Tóm lại, đừng hối tiếc về khoản lợi nhuận mà bạn đã bỏ lỡ và đừng cảm thấy tội lỗi về những giao dịch bị thua lỗ. Tự đặt cho mình một kế hoạch hành động cùng với một bộ mục tiêu và hành động theo đó.

Khuyến nghị: Bạn thiết lập một mục tiêu và sau đó đặt các lệnh bán. Khi cho rằng đồng tiền đã đạt được mục tiêu đầu tiên, bạn cần phải đóng một nửa vị thế của mình. Trong khi đó, tăng mức cắt lỗ lên cao hơn mức đầu vào ban đầu. Ở cấp mục tiêu thứ hai, bạn nên đóng thêm một phần tư vị thế của mình. Điều này có nghĩa là bạn sẽ thoái dần vốn của mình ra khỏi thị trường để đảm bảo cho dù thị trường có rủi ro đi chăng nữa thì bạn cũng không phải là người chịu thiệt.

Lời kết

Thị trường tiền mã hóa mới chỉ thực sự bắt đầu và phần lớn trong chúng ta đều là những NĐT mới với lượng kinh nghiệm còn hạn chế. Qua đây cũng hi vọng rằng những thông tin này phần nào đã đem đến cho bạn những kiến thức hữu ích,

Đừng quên chia sẻ bài viết này nếu như bạn thấy hay. Và Coinvn sẽ hẹn gặp lại bạn ở trong các bài viết sau.

Tin tức tiền mã hóa 24/7
Thảo luận về tiền mã hóa tại đây
Xem thêm
articles