Drama ViruSs “lùa gà” phần 2: Sau Zuki Moba, BHoldus, ít nhất 2 dự án khác đã được xướng tên

Nam streamer ViruSs tiếp tục dính nghi án “lùa gà” với hàng loạt các dự án mới như InPoker (INP), Cowboy Snake (COWS).

14177Total views
Listen to article
play!
Drama ViruSs “lua ga” phan 2: Sau Zuki Moba, BHoldus, it nhat 2 du an khac da duoc xuong ten - anh 1
Drama ViruSs “lùa gà” phần 2: Sau Zuki Moba, BHoldus, ít nhất 2 dự án khác đã được xướng tên

Chung một kịch bản, người chịu thiệt cuối cùng vẫn là các nhà đầu tư

Khi vụ drama liên quan đến hai dự án được cho là công cụ để ViruSs “lùa gà” như Zuki Moba và BHoldus chưa dứt thì cộng đồng mạng lại tiếp tục bị cuốn theo các câu chuyện hấp dẫn về các dự án khác có liên quan đến nam streamer này. Và đương nhiên, Zet Under là tác giả của các câu chuyện đó.

Drama ViruSs “lua ga” phan 2: Sau Zuki Moba, BHoldus, it nhat 2 du an khac da duoc xuong ten - anh 2
Phần lớn các đồng coin mà ViruSs giới thiệu đều mất gần như toàn bộ giá trị. Nguồn: CoinGecko

Trong chuỗi video của một tài khoản Tik Tok có tên là #phapphu.edu, cộng đồng được dịp khám phá ra một số dự án khác có liên quan đến ViruSs. Các cái tên trong số này có thể kể đến như InPoker (INP), Cowboy Snake (COWS). Trong đó, đáng chú ý hơn cả thì InPoker được cho là một game bài xây dựng trên nền tảng blockchain.

Tương tự như Zuki hay BHoldus, điểm chung của tất cả các dự án này khi được Zet nhắc đến là việc giá bị đẩy lên đỉnh điểm sau đó đột ngột kéo tụt xuống trong một khoảng thời gian ngắn. Các nhà đầu tư không kịp trở tay hay “thoát hàng” trước những thay đổi giá tốc biến đến như vậy. Nó dẫn đến việc nếu như các nhà đầu tư trót tham gia thị trường khi giá ở mức đỉnh, họ sẽ mất gần như toàn bộ khoản tiền đầu tư của chính mình trong khi khả năng hoàn vốn gần như là không thể.

Dẫn lời từ Zet, bằng nhiều cách khác nhau, đội ngũ phát triển của các dự án này đã lợi dụng kẽ hở từ sự thiếu hiểu biết của các nhà đầu tư để trục lợi cá nhân cho mình. Đó có thể là các lỗi liên quan đến việc kiểm tra an ninh (audit) cho hợp đồng thông minh (smart contract) hay việc khóa thanh khoản trong ngắn hạn dẫn đến các nhà đầu tư không thể tạo được lệnh bán… Dù có là gì đi nữa thì nhà đầu tư cũng đã bị cho vào một vòng xoáy mà đến cuối cùng họ sẽ vẫn mãi là người thua cuộc.

Các góc nhìn đa chiều khi bạn đặt mình vào vị trí của ViruSs và Zet?

Sau hàng loạt thị phi, ViruSs bỗng dưng hứng hàng loạt chỉ trích “lùa gà” từ cộng đồng. Ngược lại, Zet lại trở thành người hùng khi giúp dân mạng nhìn thấy “bộ mặt giả nhân giả nghĩa” của ViruSs. Ở góc nhìn này, có vẻ như ViruSs đang là người “yếu thế” trước Zet. Hàng loạt các động thái tấn công được Zet đưa ra để phanh phui chiêu trò dụ dỗ của ViruSs.

Điều khiến ViruSs yếu thế chính bởi việc các dự án mà anh giới thiệu đến các nhà đầu tư đều mất giá trầm trọng. Sau những gì được Zet chia sẻ, cộng đồng đang nghi ngờ có hai khả năng chính liên quan đến ViruSs. Hoặc chính ViruSs là “chủ mưu” đằng sau hàng loạt các dự án kể trên và đương nhiên anh là người đứng ra làm giá để lừa đảo nhà đầu tư. Hoặc ViruSs cũng chỉ là một “người làm thuê” và được hưởng lợi từ việc kêu gọi thêm thành viên tham gia vào dự án. Cho dù là vô tình hay cố ý thì chắc chắn uy tín của ViruSs cũng đã bị ảnh hưởng bởi vấn đề này.

Drama ViruSs “lua ga” phan 2: Sau Zuki Moba, BHoldus, it nhat 2 du an khac da duoc xuong ten - anh 3
ViruSs rời KV Ventures

Động thái đáp trả bằng hàng loạt các phát ngôn có phần thách thức như “Chỉ có người gà mới bị lùa, và xứng đáng bị như vậy” hay việc anh lên tiếng đọ tiền trên mạng xã hội càng khiến cộng đồng tin tưởng hơn vào một trong hai giả thuyết được đặt ra ở bên trên. Sau đó, như một phần thừa nhận sự sai lầm trong phát ngôn, ViruSs đã thông báo ẩn toàn bộ video tranh cãi trên YouTube và quyết định dừng mọi chuyện tại đây. Bản thân anh cũng đã có động thái rời khỏi vị trí CEO của KV Ventures từ ngày 25/12. Hay tệ hơn nữa là một số dự án như BHoldus cũng tuyên bố về việc ngừng hợp tác với ViruSs sau vụ lùm xùm này.

Về phía Zet, hãy nhớ rằng Zet là người khơi mào cho drama này khi chính anh là người chủ động bình luận với nội dung “Kinh nghiệm thị trường chưa được 3 tháng đã đi lùa gà rồi à?” vào video của ViruSs. Dựa vào đây thì chúng ta có thể đưa ra một số giả thuyết như sau.

Thứ nhất, bản thân Zet đang giúp cộng đồng lấy lại được công bằng sau những gì mà họ đã mất mát khi tham gia đầu tư cùng ViruSs. Và thực tế thì cộng đồng mạng đang nhìn nhận Zet với vai trò người hùng như vậy. 

Thứ hai, có thể Zet cũng có một ý đồ khó đoán khác đằng sau sự việc lần này. Bởi lẽ, nếu như Zet chủ động trong việc vạch trần sự việc thì có lẽ đã không làm một cách có phần manh mún và tự phát đến vậy. Mọi chuyện chỉ trở nên vỡ lở khi ViruSs quay lại tranh cãi với Zet. Nếu như thời điểm đó, ViruSs không phản hồi hoặc đơn giản chỉ là xóa bình luận thì có lẽ sự việc đã không như hiện tại.

Thế mới thấy, thị trường tài chính vốn đã nhiều cạm bẫy, thị trường tiền mã hóa cũng nguy hiểm không kém. Chưa chắc những gì chúng ta thấy đó đã là sự thật thực sự. Vậy nên, để tồn tại trong thị trường này, hoặc là bạn sẽ phải tự trau dồi kiến thức, nâng cấp bản thân. Hoặc là bạn sẽ bị nuốt chửng bởi những người khác mà thôi. Do đó, thay vì trông chờ vào người khác cứu giúp, bản thân bạn nên là người chủ động quyết định cho các khoản đầu tư của mình. Hi vọng bài viết này đã mang đến cho bạn những góc nhìn mới xoay quanh drama này.

Tin tức tiền mã hóa 24/7
Thảo luận về tiền mã hóa tại đây
Xem thêm
articles