Góc scam: Chủ bộ sưu tập NFT lừa đảo hơn 1,3 triệu USD

Ngày 11/01/2022, chủ bộ sưu tập NFT Big Daddy Ape Club bất ngờ bỏ trốn với số tiền hơn 1,3 triệu đô la Mỹ của các nhà đầu tư.

7604Total views
Listen to article
play!
Goc scam: Chu bo suu tap NFT lua dao hon 1,3 trieu USD - anh 1
Chủ bộ sưu tập NFT lừa đảo hơn 1,3 triệu USD

Thông tin bộ sưu tập NFT Big Daddy Ape Club (BDAC) 

Big Daddy Ape Club được biết đến là một bộ sưu tập gồm 2.222 hình vẽ con vượn với nhiều màu sắc và biểu cảm khác nhau được liên kết trực tiếp với blockchain Sonala. Các nhà đầu tư có thể mua bán và trao đổi các bức tranh trong bộ sưu tập này thông qua sàn giao dịch NFT Solanart. Kể từ khi mở bán đến nay, bộ sưu tập NFT BDAC đã thu hút được rất nhiều các nhà đầu tư với 9.136 SOL, tương đương số tiền 1,3 triệu đô la Mỹ. 

Đặc biệt, vào tháng 12/2021, tác giả của bộ sưu tập NFT BDAC đã được xác minh bởi Civic – một công ty bảo mật cung cấp dịch vụ xác minh danh tính các dự án NFT trên mạng lưới blockchain của Solana, có trụ sở tại San Francisco, Mỹ. Ngay khi được thông qua chương trình Verified by Civic Pass, bộ sưu tập NFT này đã nhận được sự tin tưởng và ủng hộ của các nhà đầu tư trong cộng đồng tiền mã hóa. Nhưng cũng chính sự tin tưởng ấy đã mang đến cơ hội lừa đảo quy mô lớn cho kẻ đứng sau Big Dadđy Ape Club.

Chủ sở hữu bộ sưu tập NFT Big Daddy Ape Club bỏ trốn 

Sau một thời gian mở bán công khai và rầm rộ, đến ngày 11/01/2021, chủ sở hữu bộ sưu tập NFT BDAC “bỗng dưng” biến mất cùng số tiền 1,3 triệu đô la Mỹ, khiến các nhà đầu tư điêu đứng. Chưa dừng lại ở đó, người này còn xóa toàn bộ các thông tin liên quan đến bộ sưu tập trên blockchain Solana cũng như trang web và các trang mạng xã hội của dự án. Bên phía Solanart cũng đã đưa ra xác nhận về việc xóa bộ sưu tập ra khỏi nền tảng của mình. 

Goc scam: Chu bo suu tap NFT lua dao hon 1,3 trieu USD - anh 2

Cũng theo Faith Orr – một nhà báo kỳ cựu của tạp chí Al Jazeera Media Network, đây là một hình thức lừa đảo phổ biến nhất hiện nay khi người phát triển rút vốn bỏ trốn và xóa toàn bộ các thông tin về dự án. Ông còn cho biết thêm chủ sở hữu của bộ sưu tập NFT BDAC đã đóng máy chủ Discord và website của dự án trước thời điểm “đúc” NFT chỉ vài giờ. Faith Orr nhận định đây là hành vi lừa đảo “thô bạo” và “triệt để” bởi thông thường những kẻ lừa đảo thường chỉ lấy tiền và để lại các tài sản NFT cho nạn nhân. 

Động thái của Civic và các bên liên quan

Ngay khi nhận được thông tin, Chris Hart – Giám đốc điều hành của Civic đã lên tiếng:

“Danh tính của chủ sở hữu bộ sưu tập NFT Big Daddy Ape Club đã được xác minh thông qua chương trình Verified by Civic Pass. Vậy nên, chúng tôi đã ngay lập tức hợp tác với cơ quan chức năng có thẩm quyền để hỗ trợ điều tra và làm rõ các thông tin. Tuy nhiên, hiện tại chưa thể có câu trả lời chính xác về thời gian kết thúc cuộc điều tra.”

Goc scam: Chu bo suu tap NFT lua dao hon 1,3 trieu USD - anh 3

Đồng thời, Mert – một kỹ sư phần mềm cao cấp tại Coinbase đã kiểm tra và theo dõi ví điện tử của kẻ lừa đảo. Anh cho biết một khoản tiền lớn đã được chuyển từ địa chỉ ví này vào sàn Binance ngày 11/01/2021. Vậy nên, khi nhận được thông báo, Binance đã thực hiện biện pháp khóa tài khoản của kẻ lừa đảo đồng thời phối hợp điều tra với các cơ quan chức năng có thẩm quyền để giải quyết vụ việc. 

Người dùng nghi ngờ về hệ thống xác minh của Civic

Goc scam: Chu bo suu tap NFT lua dao hon 1,3 trieu USD - anh 4

Sau vụ rút vốn NFT lớn nhất từ trước đến nay, không ít người dùng đã đặt ra nghi vấn về mức độ tin cậy của hệ thống xác minh mà Civic đã tạo ra, đặc biệt là chương trình Verified by Civic Pass.

Như Kylienft – một nhà sưu tầm NFT có tiếng đã chia sẻ rằng, cô rất thất vọng về sự việc này và đặc biệt là hệ thống xác minh của Civic. Cô chỉ trích thẳng thắn cách mà Civic đang xác minh danh tính các tác giả NFT trong bài đăng trên Twitter của mình vào ngày 11/01/2022. 

Goc scam: Chu bo suu tap NFT lua dao hon 1,3 trieu USD - anh 5

Chris Hart chia sẻ thêm rằng mục tiêu của Civic là đảm bảo mức độ chính xác cao khi xác minh danh tính các tác giả NFT. Nhưng đồng thời anh cũng thừa nhận quy trình xác minh còn tồn tại một số lỗ hổng, khiến việc xác minh chưa thể đạt được hiệu quả 100%.

Theo đó, chương trình Verified by Civic Pass hoạt động tự động dựa trên việc đối chiếu thông tin thu thập được trên giấy tờ định danh (ID) với các thông tin trên tài khoản Twitter và tên miền website dự án. Quá trình này cũng bao gồm hoạt động quét khuôn mặt 3D. Tuy nhiên, chủ sở hữu bộ sưu tập NFT BDAC đã dùng một cách nào đó để vượt qua các vòng xác minh danh tính.

Chris Hart cho biết thêm:

“Civic hiện đang tăng cường mức độ bảo mật của hệ thống xác minh danh tính tác giả NFT.”

Minh chứng là Civic đã tuyên bố hợp tác với Magic Eden – cửa hàng NFT lớn nhất về khối lượng giao dịch trên mạng lưới Solana và web uy tín chuyên xếp hạng các dự án NFT RadRugs. Đồng thời, Civic còn hợp tác với công ty phát triển giao thức “đúc” NFT trên Solana là Metaplex, nhằm hạn chế việc sử dụng bot để tránh hành vi spam giao dịch trong các đợt IDO. Tuy nhiên, hệ thống Ignite Pass mà họ tạo ra đã hoạt động không hiệu quả trong đợt bán NFT của Mortuary Inc. 

Như vậy có thể thấy, các dự án lừa đảo nhà đầu tư đang dần trở nên phổ biến trong thị trường tiền mã hóa nói chung. Vì vậy, khi tham gia vào bất kỳ hình thức đầu tư nào, nhà đầu tư cũng nên trang bị những kiến thức hữu ích nhất để không dính bẫy của những kẻ lừa đảo. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết của Coinvn về các hình thức lừa đảo cần cảnh giác trong thị trường Crypto tại đây.

Tin tức tiền mã hóa 24/7
Thảo luận về tiền mã hóa tại đây
Xem thêm
articles