Các vấn đề của Web3: Máy chủ công nghệ tập trung đang bị mất kiểm soát

Giám đốc sản phẩm tại Ankr – ông Josh Neuroth nhận định: “Các công ty có thể sử dụng từ blockchain hoặc Web3. Nhưng điều này không có nghĩa là chúng thực sự phi tập trung về mặt bản chất.”

7401Total views
Cac van de cua Web3: May chu cong nghe tap trung dang bi mat kiem soat - anh 1
Các vấn đề của Web3: Máy chủ công nghệ tập trung đang bị mất kiểm soát

Mục đích của mạng Internet Web3 là phi tập trung, nơi thông tin người dùng không bao giờ bị kiểm duyệt hoặc bị ảnh hưởng bởi bên thứ ba. Do đó, nếu có dự án Web3 bất kỳ nói về tính phân quyền, nhưng lại không toàn quyền tự chủ đối với các máy chủ thì dự án đó không thật sự có tính phi tập trung. 

Chúng ta hiện đang chứng kiến ​​cuộc cách mạng máy chủ và sự thay đổi mô hình về cách thông tin được lưu trữ, truy xuất và chia sẻ trong xu hướng Web3. Sự thay đổi này sẽ đảm bảo quyền lực được trải đều hơn và phần thưởng được chia sẻ công bằng hơn cho tất cả những người tham gia Web3. 

Nhưng trước tiên, hãy cùng Coinvn xem xét những hạn chế và vấn đề mà mạng Web3 đang gặp phải ngay trong bài viết dưới đây. 

Mô hình cũ: Máy chủ tài chính tập trung và SWIFT

Các vấn đề với máy chủ tập trung có thể được giải thích rõ ràng thông qua mô hình tài chính. Theo đó, mạng lưới ngân hàng bao gồm các máy chủ từ các nhà cung cấp như Visa và Mastercard (một trong số những bộ xử lý giao dịch phổ biến nhất). Và hệ thống được sử dụng để gửi tiền pháp định lớn nhất hiện nay, đó là hệ thống SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication – Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu). 

Cac van de cua Web3: May chu cong nghe tap trung dang bi mat kiem soat - anh 2

Hệ thống này được sử dụng để gửi tiền qua biên giới và áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với những quốc gia đi ngược lại mong muốn của người kiểm soát hệ thống. Tính đến thời điểm thực hiện bài viết (21/03/2021), Nga đang phải đối mặt với các lệnh cấm từ SWIFT do tổ chức tấn công xâm lược đất nước Ukraine. Tuy nhiên, hậu quả của lệnh trừng phạt có thể gây hại nhiều hơn so với mục tiêu dự kiến ban đầu. Vì lý do đó, châu Âu đang nỗ lực thoát khỏi SWIFT bởi lo sợ nguy cơ trở thành nạn nhân của các lệnh trừng phạt ngoài lãnh thổ của Hoa Kỳ. 

Mặc dù SWIFT có trụ sở tại Bỉ, nhưng người ta thường biết đến các quyết định của tổ chức luôn chịu sự ảnh hưởng và chỉ dẫn từ Hoa Kỳ. Qua đó, có thể xem SWIFT vừa là một hệ thống chuyển khoản quốc tế vừa là một xã hội thực tế thu nhỏ. 

Kết luận, hệ thống dù lớn mạnh thế nào cũng không quan trọng bằng quyền sở hữu. Cụ thể ở đây là dù dự án Web3, blockchain hoành tráng đi chăng nữa nhưng nếu không sở hữu máy chủ trong tay đồng nghĩa với việc không có quyền tự quyết toàn bộ. Trong những năm gần đây, các máy chủ bị tịch thu còn các quỹ thì bị đóng băng. Điều này có thể xảy ra là do quyền sở hữu máy chủ hiện tại đang là tập trung và không phân cấp. Đây được xem là một vấn đề lớn khi hầu hết mọi hệ thống tập trung tiền tệ đều sử dụng mô hình này để kiểm soát và gây ảnh hưởng đến các bên liên quan. 

Vấn đề của Web3: Máy chủ công nghệ tập trung đang bị mất kiểm soát 

Mỗi khi đăng ký một trang web hoặc nền tảng mới, bạn sẽ được yêu cầu cung cấp email và mật khẩu. Sau khi hoàn tất, thông tin của bạn được lưu trữ trong máy chủ của các tổ chức như Amazon, Google, Facebook, LinkedIn, Twitter, UpWork hay Apple… Nhiều nền tảng Big Tech sử dụng AWS (Amazon Web Services) – một công ty con của Amazon để lưu trữ. Đây là lựa chọn hiệu quả nhất về chi phí cho hầu hết các công ty. Vì khi có hàng trăm nghìn máy chủ, các chỉnh sửa nhỏ trong việc tối ưu hóa sẽ dẫn đến việc tiết kiệm chi phí đáng kể.

Cac van de cua Web3: May chu cong nghe tap trung dang bi mat kiem soat - anh 3

Nhưng cái giá phải trả cũng khá đắt. Khi bạn thực hiện một điều gì đó mà công ty chịu trách nhiệm lưu trữ máy chủ của bạn cho rằng điều đó là có hại, họ sẽ tịch thu mọi thông tin của bạn trên máy chủ. Vào năm 2021, Amazon đã tịch thu toàn bộ máy chủ của nền tảng truyền thông xã hội tự do ngôn luận Parler, khiến công ty này phải đóng cửa. Sau đó các thông tin trên máy chủ có thể bị xóa, bán hoặc phân tích vì mục đích thương mại bất kỳ. 

Vấn đề của Web3: Cạm bẫy của cơ sở hạ tầng Web3 tập trung

Ngay cả các công ty Web3 cũng không tránh khỏi sự kiểm soát nếu họ vẫn sử dụng các nhà cung cấp máy chủ tập trung. MetaMask – nơi người dùng truy cập vào Web3 – đã thực sự ngăn chặn một số quốc gia sử dụng dịch vụ của mình. Đây là một tiền lệ cực kỳ đáng lo ngại, đi ngược với cơ chế chính của sổ cái phân tán, đó là khả năng chống kiểm duyệt.

Tuy nhiên, vấn đề không nằm ở ví MetaMask. Vấn đề là MetaMask sử dụng cơ sở hạ tầng tập trung dưới dạng Infura API. Được biết, Infura là một nền tảng phát triển blockchain theo cơ chế sở hữu đồng thuận. Nó hạn chế việc sử dụng Infura API trong một số khu vực nhất định để tuân thủ các lệnh trừng phạt. Do đó, không phải công ty nào sử dụng từ blockchain hoặc Web3 thì đều có tính phi tập trung. 

Mặt khác, các nền tảng phi tập trung này không bao giờ có quyền tiếp quản tài khoản của bạn. Do đó, bạn luôn có thể truy cập ví MetaMask của mình ở bất cứ đâu sau khi sở hữu khóa riêng của mình. Đây ít nhất là một bước đệm của quyền tự chủ và quyền riêng tư trong tương lai. 

Mô hình mới: Tương tác trực tiếp với các giao thức phi tập trung

Miễn là bạn có chìa khóa truy cập vào ví tiền mã hóa của mình, không ai có thể đánh cắp tài khoản của bạn. Đây không phải như là trường hợp của ngân hàng, nơi bạn không sở hữu tiền gửi mà chỉ có “quyền” đối với chúng. Với bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ nào trong bất kỳ ngành nào, bạn phải tuân thủ các quy tắc và thủ tục nhất định, nếu không quyền truy cập có thể bị thu hồi. Với tiền mã hóa, bạn không tương tác với nhà cung cấp dịch vụ sẽ đồng nghĩa với việc bạn đang sử dụng một dịch vụ phi tập trung. 

Mỗi ví tiền mã hóa có một số nhận dạng tài khoản duy nhất, có thể được so sánh với số BIC hoặc IBAN trong các ngân hàng phổ biến hiện nay. Người dùng có thể sử dụng số nhận dạng này để thực hiện các giao dịch như gửi, nhận… mà không cần phải trả phí cho bất kỳ đơn vị trung gian nào. Nếu như không kể đến khoản phí được trả cho các máy chủ/thợ đào – những bên liên quan đảm nhận nhiệm vụ giúp giao dịch diễn ra suôn sẻ, duy trì và bảo vệ mạng lưới.

Các tổ chức Web3 có thể sẽ cung cấp một loạt các giao thức và nhiều cách thức sáng tạo khác nữa để bạn có thể tương tác, sử dụng một internet thực sự phi tập trung. 

Có thể xây dựng thêm nhiều cái mới ngoài Bitcoin 

Bitcoin thật sự rất hữu ích, nhưng nó chủ yếu là để mở đường cho trải nghiệm Web3. Giao thức Ankr thu hẹp khoảng cách với các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng phi tập trung vì nó cung cấp một bộ giao thức hoạt động trên nhiều blockchain. 

Nó cũng cung cấp các cuộc gọi thủ tục từ xa (Remote Procedure Calls – RPC) công khai và mở. Điều này rất quan trọng vì RPC này được các nhà phát triển sử dụng để làm cho những ứng dụng phi tập trung của họ hoạt động trơn tru hơn. MetaMask đã sử dụng các RPC tập trung do Infura cung cấp, do đó người dùng của họ đã bị từ chối quyền truy cập. Điều này sẽ không bao giờ xảy ra nếu đội ngũ phát triển MetaMask chọn Ankr làm nhà cung cấp cơ sở hạ tầng phi tập trung.

Cac van de cua Web3: May chu cong nghe tap trung dang bi mat kiem soat - anh 4

Về cơ bản, thay vì đội ngũ phát triển phải sử dụng các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ tập trung cho máy chủ và các dịch vụ liên quan, Ankr cấp cho họ quyền truy cập vào mạng lưới giao thức nâng cao mà không có ràng buộc nào.

Hãy tưởng tượng nếu bạn muốn lưu trữ với Amazon và sử dụng dịch vụ của Amazon mà không để họ có bất kỳ quyền kiểm soát nào đối với những gì bạn đang xây dựng. Ankr đang làm điều này với lợi thế bổ sung là có thể cung cấp cho bạn khả năng truy cập dễ dàng vào Web3 (Internet phi tập trung trong tương lai) thay vì Web2 (Internet truyền thống tập trung).  Công ty không lưu trữ các khóa cá nhân của bạn và 100% không bị quản lý. Hiện tại, Ankr đang cung cấp cho các nhà phát triển yêu cầu blockchain không giới hạn từ 11 mạng trở lên chỉ với 700 USD hàng năm, tiết kiệm chi phí hơn so với đối thủ cạnh tranh.