Nội dung
Casper Network là gì? Thông tin về Casper Network và token CSPR
Casper không đơn thuần là một nền tảng blockchain để phát triển các DApp mà còn được doanh nghiệp sử dụng để xây dựng nền tảng công nghệ riêng.
Casper Network là một nền tảng blockchain hoàn chỉnh sử dụng thuật toán đồng thuận Proof-of-Stake (PoS) và hỗ trợ ngôn ngữ lập trình WebAssembly (WASM). Nền tảng này có khả năng mở rộng, tính bảo mật và thông lượng cao, hỗ trợ các nhà lập trình, doanh nghiệp xây dựng các ứng dụng, sản phẩm tài chính phi tập trung một cách dễ dàng.
Bên cạnh đó, Casper Network còn có một giao thức đồng thuận khác được gọi là Highway. Giao thức này được xây dựng dựa trên nghiên cứu Casper chính xác theo từng cấu trúc CBC và có một số lợi ích vượt trội hơn so với các giao thức đồng thuận Byzantine Fault Tolerant (BFT) cổ điển, cụ thể như sau:
Thứ nhất, Highway cho phép các mạng lưới đạt được ngưỡng tuyệt đối về số lượng block được hoàn thiện cao hơn so với các giao thức đồng thuận khác. Tức là số lượng block được tạo ra và hoàn thiện, cũng như được người xác thực (validator) đồng ý thêm các khối đó vào blockchain.
Thứ hai, giao thức đạt được tính linh hoạt cao bằng cách thể hiện khả năng xử lý giao dịch của khối theo những cách không thể thực hiện được trong các mô hình BFT.
Ngoài ra, mạng lưới Casper được tối ưu hóa để doanh nghiệp, nhà lập trình dễ dàng tiếp cận và có thể tận dụng công nghệ blockchain phát triển sản phẩm của mình. Để đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng, Casper luôn tìm cách tăng tốc hoạt động kinh doanh thông qua các tính năng độc đáo như phí mạng có thể dự đoán được, hợp đồng có thể nâng cấp, quản trị trên chuỗi, tính linh hoạt của quyền riêng tư và ngôn ngữ thân thiện với nhà phát triển.
Đặc điểm nổi bật của mạng lưới Casper thể hiện ở tính năng và công nghệ cốt lõi của nó. Với sức mạnh về công nghệ sẵn có, Casper cho phép các nhà phát triển và doanh nghiệp tận dụng triệt để các lợi ích mà công nghệ blockchain mang lại.
Thứ nhất, Casper cho phép nhà phát triển nâng cấp trực tiếp các hợp đồng thông minh trên chuỗi. Đồng thời, mạng lưới này cũng giản lược bớt các quy trình di chuyển phức tạp và giúp nhà phát triển dễ dàng sửa chữa các lỗ hổng của hợp đồng thông minh.
Thứ hai, hệ sinh thái phát triển của Casper được thiết kế để tương thích với ngôn ngữ lập trình WebAssembly, thay vì các ngôn ngữ khác như Solidity. Điều này giúp đơn giản hóa lộ trình phát triển cho các doanh nghiệp và nhà phát triển muốn xây dựng ứng dụng, sản phẩm trên Casper Network.
Thứ ba, Casper cung cấp thêm một số tính năng thiết yếu khác như cho phép khôi phục các khóa bị mất đối với tài khoản người dùng, chia sẻ trạng thái an toàn giữa các tài khoản và hợp đồng mà không cần trả phí kiểm tra mật mã đắt đỏ.
Cuối cùng, Casper có thể loại bỏ sự biến động về giá, cũng như cải thiện trải nghiệm của nhà phát triển và doanh nghiệp bằng cách thiết lập phí gas minh bạch, nhất quán và có thể dự đoán trước. Tính năng này sẽ giúp thúc đẩy nhiều người tích cực tham gia và sử dụng mạng lưới hơn.
Ngoài ra, Casper còn có một số đặc điểm nổi bật khác như sau:
Casper Proof of Stake CBC: Casper được xây dựng dựa trên các thông số kỹ thuật của CBC – một cấu trúc được thiết kế bởi các nhà phát triển Ethereum. Với 2 đặc tính là Finality và Flexibility, Casper có tính bảo mật cao và khả năng tùy chỉnh thời gian khối dựa trên điều kiện của mạng lưới.
Được tối ưu dành riêng cho doanh nghiệp: Các doanh nghiệp có thể chọn xây dựng các ứng dụng riêng tư hoặc cần sự cho phép trên mạng.
Khả năng mở rộng: Cơ chế đồng thuận Proof of Stake của Casper Network cho phép phân mảnh (sharding) giúp mở rộng cơ sở dữ liệu. Điều này làm cho việc xử lý giao dịch diễn ra nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
Các tính năng khác: Các hợp đồng có thể nâng cấp, phí gas có thể dự đoán trước và hỗ trợ WebAssembly đảm bảo các nhà lập trình, doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm về blockchain, tiền mã hóa đều có thể tham gia vào mạng lưới một cách nhanh chóng.
Như đã đề cập, Casper sẽ giải quyết vấn đề nan giải về bảo mật, phân quyền và khả năng mở rộng. Với việc sử dụng cơ chế đồng thuận Proof-of-Stake (PoS), Casper sẽ dựa vào một tập hợp các trình xác thực để duy trì mạng lưới.
Trình xác thực PoS không yêu cầu thiết lập phần cứng giống như mạng Proof-of-Work (PoW) mà cho phép trình xác thực được phân cấp và loại bỏ áp lực tập trung hóa về quy mô kinh tế. PoS cũng tương thích với các công nghệ có khả năng mở rộng như sharding – một tính năng sắp ra mắt để cho phép mạng lưới xử lý nhiều giao dịch cùng một lúc và cải thiện thông lượng tổng thể.
IPwe là cơ quan đăng ký bằng sáng chế toàn cầu hiện đang được xây dựng trên Casper Network. IPwe đã hợp tác với CasperLabs xây dựng giải pháp “Chain of Custody” (CoC) cho các hồ sơ bằng sáng chế công khai. Giải pháp CoC sẽ sử dụng blockchain công khai Casper để lưu trữ, bảo mật và theo dõi dữ liệu bằng sáng chế.
Với công nghệ của Casper đã giúp IPwe xây dựng thị trường bằng sáng chế toàn cầu đầu tiên trên thế giới. IPwe đã thành công tổng hợp toàn bộ hệ sinh thái bằng sáng chế của thế giới trên một nền tảng duy nhất. Nền tảng IPwe cho phép thực hiện các giao dịch bằng sáng chế truyền thống (giấy phép, mua bán và sáp nhập) và trao quyền cho các loại giao dịch mới như báo cáo, tài chính và bảo hiểm.
IPwe có được ưu thế khi phát triển một nền tảng về sở hữu trí tuệ (IP). IP là tài sản lớn nhất và quan trọng nhất trên hầu hết các bảng cân đối kế toán của các công ty. Các CTO và CFO ngày nay đang quan tâm nhiều hơn đến cách IP được theo dõi, quản lý và triển khai.
Điều này đòi hỏi phải có một giải pháp đáng tin cậy giúp cho các CTO và CFO nâng cao hiểu biết và quản lý tài sản quan trọng này. Do đó giải pháp CoC được ra tạo ra để đáp ứng nhu cầu này.
CasperLabs và IPwe sẽ triển khai giải pháp CoC, cho phép các tổ chức chính phủ và một số doanh nghiệp lớn nhất trên thế giới quản lý và sử dụng tốt IP của họ hơn. Để đạt được điều này, CasperLabs và IPwe sẽ tăng cường tính minh bạch, sự am hiểu chuyên sâu. Đồng thời họ cũng cung cấp các giải pháp cải thiện lợi nhuận tài chính và giảm chi phí cho các doanh nghiệp.
Giải pháp CoC sẽ được phát triển theo hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Các thông tin, bằng sáng chế có giá trị cao sẽ được chọn lọc và di chuyển sang blockchain công khai Casper. Giải pháp của Casper cho phép mã hóa dữ liệu các bằng sáng chế đó và chỉ khả dụng cho các bên nắm giữ khóa mã hóa. Mặc dù, tất cả dữ liệu được mã hóa theo mặc định, nhưng tác giả có thể chọn loại trừ các trường nhất định khỏi quá trình mã hóa để có thể cho phép mọi người xem các bằng sáng chế đó.
Giai đoạn 2: Tích hợp cơ sở hạ tầng của IPwe để xây dựng cơ quan đăng ký bằng sáng chế toàn cầu (GPR) trên blockchain Casper. Cơ quan này sẽ hỗ trợ một nhóm đối tượng như: Các chủ sở hữu bằng sáng chế, văn phòng sáng chế quốc gia và người xác minh. GPR sẽ đưa quy trình cấp, xuất bản, sở hữu, chuyển giao và cam kết bằng sáng chế hiện tại vào blockchain Casper và sử dụng các hợp đồng thông minh để quản lý các quy trình này.
Một tính năng khác của cơ chế đồng thuận Proof-of-Stake là chủ sở hữu token có thể tích cực tham gia vào mạng lưới thông qua hình thức staking. Những người nắm giữ khóa cá nhân của họ có thể chọn stake token với bất kỳ trình xác thực nào trong mạng lưới Casper.
Trước khi staking trên Casper Network, nhà đầu tư cần nắm những điều sau:
Slashing: Đây là một node khởi chạy phần mềm được cung cấp bởi Casper Association. Trong tương lai, node này sẽ đảm nhận các công việc bao gồm khóa tài sản đã stake của validator trong một khoảng thời gian dài, xử phạt người xác thực nếu phát hiện sai sót. Đáng chú ý là Casper sẽ không xem validator stake khác với delegator stake vì lý do bảo mật.
Delegation Rate: Người xác thực sẽ xác định một khoản phí hoa hồng mà họ nhận từ việc cung cấp dịch vụ staking. Phí hoa hồng này được thể hiện dưới dạng phần trăm phần thưởng mà nhà điều hành node giữ lại cho các dịch vụ của họ.
Rewards: Người xác thực nhận được phần thưởng khi tham gia đồng thuận bằng cách bỏ phiếu trên các khối hoàn thiện và sẽ không có phần thưởng chính xác cho mỗi khối. Phần thưởng được chia theo tỷ lệ giữa số lượng tài sản đã stake trong cùng một thời điểm. Nếu người xác thực ngoại tuyến hoặc không thể bỏ phiếu cho nhiều khối, phần thưởng kiếm được cũng bị giảm đi. Người ủy quyền chỉ có thể nhận được một lượng tương ứng phần thưởng của người xác thực đã trừ đi phí hoa hồng của họ.
Check in on stake: Người xác nhận phải thắng một cuộc đấu giá staking bằng cách cạnh tranh với những validator tiềm năng để có một vị trí xác thực trên mạng lưới. Quá trình này sẽ không được cấp phép (permissionless), người xác nhận có thể tham gia và rời khỏi phiên đấu giá bất kỳ lúc nào, ngoại trừ khoảng thời gian chờ hủy liên kết.
Đội ngũ phát triển
Các thành viên trong đội ngũ phát triển của Casper Network phần lớn đến từ các công ty công nghệ nổi tiếng như Adobe, Microsoft, Amazon… Dưới đây là các thành viên then chốt của dự án:
Mrinal Manohar (CEO): Anh đã từng làm việc ở Microsoft trước khi chuyển tới Principal với vai trò trưởng bộ phận TMT. Sau đó, Mrinal Manohar đã làm việc tại quỹ Bain Capital được 2 năm và trở thành một trong những nhà đầu tư ban đầu của Ethereum, Blockstack…
Medha Parlikar (CTO): Cô ấy từng đảm nhận vị trí trưởng bộ phận sản phẩm và kỹ thuật tại các tập đoàn lớn như Adobe, Omniture, Avalara, MP3.com và DivX.
Clifford Sarkin (COO): Clifford Sarkin đã tốt nghiệp với bằng cử nhân tại đại học California Berkeley và trường Luật Harvard. Anh còn là cựu phó giám đốc phát triển kinh doanh tại DNA.Fund – một quỹ đầu tư tiền mã hóa.
Daniel Marfurt (CFO): Anh là một chuyên gia tài chính và quản lý quỹ đầu tư theo định hướng công nghệ. Daniel Marfurt cũng từng là nhà quản lý tài chính tại Status.im – một công ty trong lĩnh vực tiền mã hóa có vốn hóa hơn 100 triệu đô la Mỹ.
Cố vấn của dự án
Hầu hết đội ngũ cố vấn của Casper Network là các thành viên sáng lập của các quỹ đầu tư trên thị trường tiền mã hóa, chẳng hạn như: Deng Chao (CEO Hashkey Capital), Steven Chen (Co-Founder Noris Capital), James Haft (PAL Capital)…
Nhà đầu tư
Vào tháng 9 năm 2019, CasperLabs đã huy động được 14,5 triệu đô la Mỹ trong vòng Series A do Terren Peizer dẫn đầu với sự tham gia của Consensus Capital, Axiom Holdings Group và Digital Strategy, MW Partners…
Đến năm 2020, CasperLabs tiếp tục thu được 14 triệu đô la Mỹ từ việc mở bán token. Các quỹ đầu tư tham gia đáng chú ý là: HashKey Capital, RockTree Capital, Chain Capital, Consensus Capital, Cluster Capital, AU21 Capital, Blockchange Ventures, GSR, Stake.Fish, Sora Ventures, ZB Global, Gate.io, Wavemaker, Ropart Asset Management, Waterdrip Capital, AGE Fund, Woodstock Fund, Oasis Capital…
Ngoài ra, dự án đang hoàn thành xong những vòng huy động vốn khác, tuy nhiên thông tin vẫn chưa được công bố.
Đối tác
Một số đối tác của Casper có thể kể đến như:
Gitcoin: Casper và Gitcoin đã từng tổ chức Casper Friendly Hackathon vào ngày 13/09/2021 đến ngày 13/10/2021.
DEVxDAO: DEVxDAO thúc đẩy sự phát triển của mạng lưới Casper và toàn bộ lĩnh vực công nghệ mới nổi. CasperLabs và DEVxDAO sẽ hoạt động độc lập, DEVxDAO vẫn được tự do cung cấp các khoản tài trợ cho các nhà phát triển bên ngoài hệ sinh thái Casper có khả năng thúc đẩy toàn bộ lĩnh vực khi Web 3.0 phát triển.
SJM Group: CasperLabs & SJM Group trở thành đối tác của nhau để thúc đẩy việc áp dụng Web 3.0 ở UAE (Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất).
Lộ trình phát triển của Casper Network trong năm 2022 vẫn đang được cập nhật. Nhìn chung, các bước tiếp theo của Casper rất có thể sẽ là tập trung xây dựng hệ sinh thái trong lĩnh vực DeFi, NFT và GameFi. Bên cạnh đó, Casper sẽ tập trung cung cấp sản phẩm của mình cho các công ty công nghệ ở nhiều khu vực nhằm tạo ra hiệu ứng mạng lưới tốt hơn.
CSPR là đồng tiền mã hóa gốc của hệ sinh thái Casper và nó có hai chức năng cơ bản như sau:
Lịch trình phân bổ token CSPR sẽ như sau:
Nhà đầu tư có thể mua token CSPR trên các sàn giao dịch như Huobi Global, Gate.io, Coinlist Pro, OKEx, MEXC…
Hầu hết khách hàng của Casper là các tập đoàn lớn có tiếng vang trong những lĩnh vực mà Casper hướng đến. Thêm vào đó, các công ty, tập đoàn này cũng đã có một lượng lớn khách hàng trung thành.
Chính vì thế, nếu công nghệ, tính năng của Casper đã ứng dụng vào trong từng tổ chức một cách thành công thì một hiệu ứng mạng lưới lớn sẽ được tạo ra. Điều này sẽ giúp cho tên tuổi của Casper được nhiều tập đoàn, công ty biết đến nhiều hơn.
Tuy nhiên, hệ sinh thái của Casper vẫn còn đang ở giai đoạn sơ khai. Trong tương lai, khi Hackathon kết thúc, Casper sẽ có những chiến lược để thúc đẩy hệ sinh thái của mình phát triển.
Vì là một hệ sinh thái còn khá mới và trong giai đoạn phát triển nên các nhà đầu tư cần phải xem xét, cũng như đánh giá theo từng giai đoạn để có cái nhìn tổng quan nhất về hoạt động của Casper Network trước khi đưa ra quyết định đầu tư cho bản thân.
Một số kênh thông tin chính thức của dự án mà nhà đầu tư có thể theo dõi là:
Website | Twitter | Telegram | Discord | Github
Casper Network có một tầm nhìn vĩ mô khi đối tượng mà dự án hướng đến là các doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Do đó, để thực hiện được mục tiêu lớn này, Casper Network cần phải phát triển liên tục, đổi mới hoặc cải thiện công nghệ và các tính năng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dùng nói chung và các doanh nghiệp nói riêng.
Từ ngày 20-24/01/2022, Coinvn tổ chức mini game “Đọc báo tìm lì xì” với giải thưởng lên đến 100 USDT. Tham gia ngay để nhận quà từ team nhé. Tham khảo thông tin cuộc thi tại bài viết này.