Chơi game Gods Unchained có kiếm tiền thật được không?

Gods Unchained là game NFT có tính năng Play-to-Earn xây dựng trên nền tảng blockchain Ethereum. Chơi game Gods Unchained có kiếm tiền không? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây!

17661Total views
Choi game Gods Unchained co kiem tien that duoc khong? - anh 1
Chơi game Gods Unchained có kiếm tiền thật được không hay lừa đảo?

Các thuật ngữ cơ bản trong Gods Unchained

Gods Unchained là dự án game NFT thuộc thể loại game thẻ bài được xây dựng trên nền tảng Ethereum. Giống như các game thẻ bài khác, theo từng lượt tương ứng người chơi sẽ ra bài. Quyết định thắng hay thua tùy thuộc vào chiến lược chơi cũng như các quân bài người chơi sở hữu.  

Nếu không giỏi tiếng Anh thì lúc mới bắt đầu, người chơi sẽ tốn khá nhiều thời gian để dịch hiểu và làm quen với các chức năng của card có trong game Gods Unchained. Hiểu được điều đó, Coinvn liệt kê và giải thích đến người chơi một số thuật ngữ cơ bản của game Gods Unchained. 

Player (Người chơi)

God (Thần thánh): Mỗi người chơi có thể chọn một God để đóng vai. Các God khác nhau có các thẻ độc quyền khác nhau để sử dụng trong bộ bài.

Choi game Gods Unchained co kiem tien that duoc khong? - anh 2

God Power (Sức mạnh thần thánh): Thần lực là một phép đặc biệt được hiển thị ở bên phải God. Người chơi có thể chọn 1 trong 4 God Power khi bắt đầu trò chơi.

Choi game Gods Unchained co kiem tien that duoc khong? - anh 3

Mana Gems: Mỗi người chơi có 9 viên ngọc mana. Khi bắt đầu trò chơi, các viên ngọc mana được bao phủ bởi các khóa năng lượng. 

Mana Gems

Card types (Các loại thẻ bài)

Creature: Thẻ sinh vật hiển thị ba chỉ số chính của sinh vật là năng lượng, tấn công và sức khỏe. Năng lượng của thẻ sinh vật được hiển thị ở góc trên bên trái, tấn công được hiển thị ở góc dưới bên trái và sức khỏe được hiển thị ở dưới cùng bên phải góc của thẻ.

Choi game Gods Unchained co kiem tien that duoc khong? - anh 4

Spell: Đây là thẻ bài dạng phép. Chúng khác với thẻ sinh vật ở chỗ không có sức mạnh hoặc máu.

Thẻ Spell

Relic: Khi chơi, thẻ bài Relic nằm ở bên trái God. Nó có giá trị về độ bền, sức mạnh và khả năng đưa God của người chơi vào trực tiếp chiến trường. 

Choi game Gods Unchained co kiem tien that duoc khong? - anh 5

Generic Terms (Các điều khoản chung)

  • Deck (Bộ bài): Bộ bài hợp lệ có chính xác 30 lá bài. 
  • Hand (Tay): Thẻ hiện tại đang nằm trong tay người chơi. Bài của người chơi có thể có tối đa 9 lá bài.
  • Board (Bảng): Khi người chơi triệu hồi một sinh vật, nó sẽ đi vào bảng. Mỗi bảng người chơi có thể có tối đa 6 sinh vật trên đó.
  • Void (Hư không): Đây là nơi chứa những quân bài đã bị phá hủy. Một số thẻ và phép thuật có thể đưa thẻ trở lại từ hư không lên bảng, bộ bài hoặc tay của người chơi.
  • Mulligan: Giai đoạn đầu game được chọn 3 lá bài. 
Choi game Gods Unchained co kiem tien that duoc khong? - anh 6

Keywords (Từ khóa)

Từ khóa là hiệu ứng của game Gods Unchained mà người chơi nhìn thấy trên thẻ. Thông thường, một từ khóa là một phiên bản rút gọn của điều gì đó sẽ xảy ra.

  • Ability: Có thể xem Ability như một thẻ khả năng nào đó xuất hiện ở đầu hoặc cuối lượt như tăng máu hay tăng sức mạnh…
  • Attack: Người chơi sẽ chọn 1 tấm thẻ bất kỳ tấn công vào thẻ của người chơi khác trên Board.
  • Afterlife (Thế giới bên kia): Là một hiệu ứng đi kèm hoặc kích hoạt chức năng sau khi sinh vật chết. 
  • Backline (Hậu tuyến): Các sinh vật có Backline chỉ có thể bị nhắm làm mục tiêu sau khi tất cả các sinh vật không thuộc Backline bị loại khỏi bảng. 
  • Blitz: Một sinh vật Blitz có thể tấn công các sinh vật trong lượt chơi của nó. Tuy nhiên, các sinh vật Blitz không thể tấn công các vị thần trong lượt chúng được chơi.
  • Godblitz: Hoạt động giống hệt như Blitz ngoại trừ việc chúng có thể tấn công các vị thần.
  • Cant Attack: Thẻ hoặc sinh vật này không được phép tấn công bất cứ thứ gì.
  • Cant Attack Gods: Thẻ này được phép tấn công các sinh vật nhưng không được tấn công các vị thần.
  • Confused: Một sinh vật khi bị Confused có khả năng sẽ tấn công nhầm mục tiêu thay vì đúng mục tiêu đã chọn ban đầu. 
  • Deadly: Đây là thẻ bài khi tấn công bất kỳ thẻ nào thì thẻ đó sẽ bị hủy diệt. Ngoài ra, sinh vật nào tự động đánh vào sinh vậy có Deadly cũng sẽ bị chết. 
  • Delve: Là một kỹ năng cho phép người chơi lựa chọn ba lá bài ngẫu nhiên. 
  • Regen: Sinh vật có Regen có thể tự hồi máu ở cuối mỗi lượt. 
  • Flank: Có thể bỏ qua Frontline để đánh những sinh vật khác
  • Frontline (Tiền tuyến): Ngược lại với các lá bài Backline, người chơi phải đánh bại được sinh vật có Frontline trước khi muốn tấn công các sinh vật khác. 
  • Hide: Lá bài đã được ẩn đi, không thể kéo nó lên được. 
  • Leech: Một sinh vật có Leech sẽ chữa lành cho God với lượng máu tương đương với sát thương khi bị đối thủ tấn công. 
  • Ward: Có thể cản được 1 lượt thẻ bài dạng phép Spell.
  • Overkill: Hiểu đơn giản là gây sát thương quá mức cần thiết. 
  • Obliterate: Thẻ bị xóa sẽ được chuyển ra ngoài void và deck. Nghĩa là người chơi sẽ không thể đưa nó trở lại được nữa. 
  • Pick One: Cung cấp cho người chơi khả năng lựa chọn giữa hai hoặc nhiều hiệu ứng được nêu trên thẻ.
  • Protected: Miễn nhận bất cứ sát thương nào trừ khi phép đó có kèm Deadly, Burn, Hide hay Destroy thì Protected ko cản được.
  • Roar: Hiệu ứng tiếng gầm, có thể kích hoạt hiệu ứng hoặc chức năng đi kèm. 
  • Twin Strike: Cho phép các sinh vật được tấn công 2 lần, nhưng không thể tấn công God hai lần bằng đòn tấn công kép. Nghĩa là vẫn có thể tấn công 2 lá bài của đối phương hoặc tấn công 1 lá bài và 1 God. 
  • Burn: Hiểu cơ bản là thiêu đốt máu của người chơi vào mỗi cuối lượt. Nghĩa là trong lượt đấu, nếu người chơi Burn lên chính mình thì cuối lượt đó sẽ bị trừ máu ngay lập tức. Nhưng nếu Burn lên đối thủ thì kết thúc lượt của mình xong đối thủ mới bị trừ máu. 

Các hoạt động trong game Gods Unchained

Thông quan nền tảng công nghệ NFT được phát triển bởi Immutable X, Gods Unchained đã tạo sự khác biệt cho mình bằng cách cho phép người chơi sở hữu mọi vật phẩm trong game. Bao gồm cả việc xây dựng bộ bài của riêng mình, thu thập thẻ hiếm và bán thẻ cho những người chơi khác. 

Các hoạt động trong game Gods Unchained:

  • Game có các chế độ: PVP (Player versus Player – chế độ chơi game giữa người với người) và PVE (Player Versus Environment – chế độ cho phép người chơi thông qua các nhiệm vụ, hành động để hòa mình vào thế giới game).
  • Bằng cách tham gia chơi game, người chơi có thể sưu tầm, giao dịch hoặc là mua bán các thẻ bài.
  • Người chơi có thể xây dựng và nâng cấp các lá bài của mình để có một bộ bài hoàn hảo. 

Cách kiếm tiềm trong game Gods Unchained

Người chơi có thể kiếm tiền từ Gods Unchained bằng 2 cách:

Cách 1: Bán những thẻ bài NFT hiếm trong game. 

Khi chiến thắng, người chơi sẽ nhận được thưởng Flux – một loại vật phẩm không thể buôn bán hoặc trao đổi trong game. Flux có tính năng hợp nhất 2 thẻ bài giống nhau trong bộ bài để biến chúng thành thẻ bài cao hơn và có giá trị. Bước cuối cùng là giao dịch các thẻ bài này trên thị trường để trao đổi hoặc bán lấy tiền. Còn đối các thẻ bài common (bình thường) thì không thể bán được. 

Cách 2: Kiếm token GODS thông qua việc chơi game. 

Tháng 10 vừa qua, Gods Unchained ra mắt giai đoạn mới nhất của hệ thống Play-to-Earn, cho phép người chơi kiếm được token GODS khi họ đáp ứng các nhiệm vụ hàng tuần. Sau đó người chơi giao dịch các token GODS này trên các sàn giao dịch uy tín để kiếm lợi nhuận. 

Một số lưu ý khi chơi game Gods Unchained

  • Gods Unchained hiện đang làm game thẻ bài miễn phí. Tuy nhiên game chỉ đang có phiên bản PC nên người chơi cần có máy tính để có thể tham gia. 
  • Hiện nay Gods Unchained vẫn chưa có hỗ trợ tiếng Việt nên người chơi hãy dành nhiều thời gian đọc hiểu các thuật ngữ cũng như cách chơi. 
  • Người chơi cũng nên tìm hiểu về kỹ năng của đối thủ cũng như tác dụng của từng lá bài. Mọi thông tin sẽ được hiển thị khi người chơi di chuột vào từng lá bài. 
  • Sau mỗi trận đấu thì mana (thể lực) sẽ được đặt lại nên hãy tính toán sử dụng mana một cách phù hợp. 
  • Người chơi nên lựa chọn những quân bài ít mana hoặc không phải lá bài phép Spell lúc đầu vào game để sử dụng mana hợp lý và có khả năng giành lợi thế cao hơn. 

Tổng kết

Hy vọng những thông tin mà đội ngũ Coinvn đã cung cấp ở trên sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về chơi game Gods Unchained có kiếm tiền được không. Nhìn chung, mô hình Play-to-Earn trong game vẫn còn khá mới mẻ nên việc có những nghi ngờ về khả năng đầu tư, kiếm lợi nhuận là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, cũng như nhiều dự án tiền mã hóa khác, Gods Unchained vẫn có những rủi ro tiềm ẩn mà chúng ta không lường trước được. Do đó, người chơi cần tìm hiểu kỹ trước khi quyết định tham gia.