Elon Musk có phải đang thao túng thị trường tiền mã hóa không?

Hành động của Elon Musk là thao túng giá trong thị trường tiền mã hóa?

8265Total views
Listen to article
play!
Elon Musk co phai dang thao tung thi truong tien ma hoa khong? - anh 1
Elon Musk có phải đang thao túng thị trường tiền mã hóa không? Nguồn: Cointelegraph.

Một vài tuần trở lại đây, cái tên Elon Musk và Tesla xuất hiện hầu hết trên khắp các phương tiện truyền thông. Đi kèm với nó không phải là xe điện mà là đồng tiền mã hóa Bitcoin (BTC) và Dogecoin (DOGE). Thị trường đã xuất hiện hàng loạt các thông báo, các dòng tweet ngắn gọn hay các câu nói trong chương trình truyền hình (Saturday Night Live – SNL) bởi CEO của hãng xe điện này. Đổi lại, nó đã mang đến những tác động nhất định lên toàn thị trường tiền mã hóa nói chung, Bitcoin và Dogecoin nói riêng.

Nếu chứng kiến toàn bộ các sự việc này, có thể bạn sẽ thắc mắc rằng liệu những tín hiệu đó có phải là một hành động thao túng (manipulate) thị trường hay không? Trong quá khứ, Musk đã từng “có tiếng” khi đã nộp phạt 20 triệu USD cho Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ vào năm 2018 vì những dòng tweet gây hiểu lầm về cổ phiếu Tesla. Nhưng cho dù thế nào đi chăng nữa thì những tác động có phần gián tiếp của Elon Musk thời gian vừa qua cũng đã phần nào phản ánh phần nào cách mà thị trường tiền mã hóa hoạt động và tác động của yếu tố truyền thông xã hội đối với thị trường này nói riêng.

Vào tối ngày 13/5/2021, CEO của Tesla và SpaceX đã tweet rằng ông đang “Làm việc với các nhà phát triển dự án Dogecoin (DOGE) để cải thiện hiệu quả giao dịch của hệ thống”. Giá của đồng DOGE ngay lập tức tăng 14% và dường như vẫn còn diễn biến tăng nữa. Không dừng lại ở đó, nó tiếp tục được Musk đề cập đến hàng tuần và chính điều này đã giúp giá của đồng tiền này tăng vọt, mặc dù thực tế là nó không có nhiều ý nghĩa đối với người dùng về mặt công nghệ. Cộng đồng chỉ xem đây thực sự như một trò đùa không hơn không kém.

Bản thân Musk đã có những tác động nhất định đến đồng DOGE từ tháng 4/2021. Nhưng tại show truyền hình “Saturday Night Live” ngày 8/5, anh ấy lại gọi đồng DOGE này là “một sự hối hả”. Hành động khó hiểu này đã khiến DOGE giảm hơn 35% giá trị so với thời điểm trước đó.

Đối với đồng Bitcoin (BTC), Musk và Tesla cũng có những ảnh hưởng nhất định. Tesla lần đầu tiên thông báo rằng họ sẽ chấp nhận thanh toán bằng BTC vào ngày 8/2/2021. Cùng lúc đó họ thông báo rằng họ đang mua một lượng lớn BTC trị giá 1,5 tỷ USD. Thông báo đó đã giúp đẩy giá BTC vượt mốc 50.000 USD lần đầu tiên. Ngay sau đó, giá BTC có thời điểm đã lên tới mức 58.000 USD.

Thế nhưng tuần này, Musk lại phát đi tuyên bố rằng Tesla sẽ không chấp nhận BTC để thanh toán nữa. Lý do được đưa ra vì những lo ngại về môi trường. Phản ứng trước sự kiện này, giá BTC nhanh chóng mất 10% giá trị.

Với những sự kiện đã diễn ra từ trước đến nay, dường như có một logic xuyên suốt trong thị trường này đó là việc chấp nhận tham gia thị trường thì bạn cần phải chấp nhận tất cả. Kể từ những ngày đầu của tiền mã hóa, việc công bố các công ty mới chấp nhận thanh toán bằng tiền mã hóa, danh sách sàn giao dịch mới và các khoản đầu tư lớn mới luôn là những động lực lớn nhất và nhất quán nhất đối với sự chuyển động giá.

“Nếu bạn mua một cổ phiếu bất kỳ với mục đích đẩy giá cao lên để những người khác thấy tiềm năng và mua nó, đó chính xác là một hành động thao túng giá cả”.

Dựa trên logic đó, kết hợp với danh tiếng Tesla và mức độ nổi tiếng của Musk, có thể nói bản thân họ có thể tạo ra những tác động to lớn đối với thị trường này. Điều đó có thể mang lại rất nhiều lợi nhuận cho Tesla. Bằng chứng là thực tế Tesla đã bán khoảng 10% số BTC mà họ sở hữu với lợi nhuận thu về khoảng 101 triệu USD. Điều này đã cải thiện kết quả thu nhập quý đầu tiên của họ lên gần 30%.

Ở một mức độ nào đó, khả năng tác động đến thị trường của Tesla và Musk không khác gì sức mạnh của các nhà đầu tư kỳ cựu như Warren Buffett hay Stanley Druckenmiller. Họ có thể dẫn đầu thị trường vì mọi người tin tưởng vào đánh giá của họ. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là họ có thể một tay che trời. 

Sự kiện về cổ phiếu Gamestop và WallStreetBet là minh chứng cho điều này. Nếu bạn mua cổ phiếu với mục đích đẩy giá lên để người khác mua thì đó là hành vi thao túng thị trường. Nhưng nếu bạn mua cổ phiếu với hy vọng rằng giá sẽ tăng lên vì người khác mua nó, thì đó không phải là thao túng thị trường. Đó chỉ là một hành động đầu tư bình thường. Tuy nhiên, thực tế là nhưng điều đó dường như không quá khác biệt.

Điều này có vẻ đúng đối với khoản đầu tư Bitcoin của Tesla. Câu hỏi đặt ra là liệu giao dịch mua này có dựa trên luận điểm có thể là thao túng đó hay dựa trên niềm tin thực sự rộng rãi hơn vào loại tài sản này. Thực tế rất khó để có thể đưa ra một câu trả lời chính xác, trừ khi bạn là người trong cuộc.

Mọi thứ thậm chí còn ít rõ ràng hơn khi nói đến sự say mê của Musk với đồng Dogecoin. Chúng ta không thể biết rõ được rằng liệu Musk có mối liên hệ cá nhân nào với dự án này hay không. Đã có một số giả thuyết rằng Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) có thể “để mắt” đến các hoạt động của anh ấy. Nhưng thực tế là không có bằng chứng rõ ràng nào cho vấn đề này cả.

Nhưng câu hỏi pháp lý có lẽ ít quan trọng hơn thực tế đơn giản rằng Musk có DOGE dường như có mối quan hệ lợi ích với nhau. Anh ấy có thể làm phá hủy nó vào ngày mai nếu anh ấy thực sự đặt tâm trí vào nó. Hoặc anh ta có thể đơn giản là không còn hứng thú và khiến những người theo dõi của mình trở nên mệt mỏi. Bất kể ý định của Musk là gì, điều đó đặt những người đã và đang nắm giữ đồng DOGE vào một trạng thái nguy hiểm. Họ có thể mất tài sản của mình bất cứ lúc nào. Tất cả đều phụ thuộc vào lòng tốt của một người đàn ông để nắm giữ hàng tỷ USD giá trị trên danh nghĩa.

Và đối với những nhà phát triển đồng DOGE đó, Elon nói rằng anh ấy đang nói chuyện với họ? Nhưng trên thực tế, người ta biết đến Dogecoin vì nó không có một cộng đồng phát triển đặc biệt mạnh mẽ. Và chúng ta khó có thể xác định rõ ràng được ý đồ của anh ta là gì.

Tin tức tiền mã hóa 24/7
Thảo luận về tiền mã hóa tại đây
Xem thêm
articles