Liệu yếu tố giảm phát có ảnh hưởng tới giá token trong thị trường tiền mã hóa

LUNA, CAKE, SOL, MATIC và rất nhiều token “giảm phát” khác, khiến mọi người nghĩ rằng giá của chúng chỉ có thể tăng lên. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau làm rõ nhận định này.

6514Total views
Lieu yeu to giam phat co anh huong toi gia token trong thi truong tien ma hoa - anh 1
Liệu yếu tố giảm phát có ảnh hưởng tới giá token trong thị trường tiền mã hóa

Tổng quan

Nếu bạn quan tâm đến tiền mã hóa, nhiều khả năng bạn đã nghe đến thuật ngữ “Token giảm phát”. Điều này có nghĩa là token thực tế mà bạn mua, không chỉ có nguồn cung hạn chế mà còn có thể giảm bớt theo thời gian.

Lieu yeu to giam phat co anh huong toi gia token trong thi truong tien ma hoa - anh 2

Hầu hết mọi người đều hiểu các quy tắc kinh tế cơ bản nghĩa là với số lượng token bị đốt sẽ làm gia tăng giá trị token trong dài hạn.

Nhiều nhà đầu tư điều tin rằng khi token có cùng một nhu cầu, nhưng nguồn cung giảm đi, thì điều đó có nghĩa là giá token sẽ tăng lên. Nếu xét về mặt lý thuyết, đây là điều có thể sẽ xảy ra nhưng điều này chỉ đúng trong một thị trường kinh tế. Tuy nhiên trong thị trường tài chính câu chuyện sẽ hoàn toàn khác. Chúng ta sẽ cùng phân tích điều này ở phần sau.

Thị trường kinh tế

Lieu yeu to giam phat co anh huong toi gia token trong thi truong tien ma hoa - anh 3

Trong thị trường kinh tế, giá cả của sản phẩm chịu sự giằng co liên tục giữa người bán và người mua. Giả sử bạn đến một tiệm bánh mì để mua bánh mì, bạn đi đến với ý định ăn chiếc bánh mì đó. Nếu bánh mì ở tiệm bánh đó quá đắt, bạn sẽ không mua.

Mong muốn của thợ làm bánh là bán cho bạn bánh mì càng đắt càng tốt, nhưng mong muốn của bạn là mua bánh mì đó càng rẻ càng tốt. Hai điều này trái ngược hoàn toàn và phản tác dụng lẫn nhau, nhưng giúp nó đạt được sự cân bằng. Điều này thể hiện ở giá cả hàng hóa khá ổn định bên cạnh lạm phát.

Thị trường tài chính

Lieu yeu to giam phat co anh huong toi gia token trong thi truong tien ma hoa - anh 4

Tuy nhiên, trong thị trường tài chính, giá của sản phẩm có thể bị lạm phát hoặc giảm phát liên tục. Giả sử, bạn lại đến tiệm bánh mì để mua bánh mì, nhưng lần này bạn đi với ý định bán lại chiếc bánh mì đó để kiếm lời. Bạn không nhất thiết phải quan tâm xem chiếc bánh mì có quá đắt hay không, vì đó là một khoản đầu tư sẽ mang lại lợi nhuận. Trên thực tế, nếu giá đã tăng trong một thời gian, bạn vui mừng vì xu hướng này sẽ tiếp tục và bạn sẽ bán lại chiếc bánh mì đắt hơn nhiều so với giá ban đầu.

Mong muốn của những người thợ làm bánh là bán cho bạn chiếc bánh mì càng đắt càng tốt, và mong muốn của bạn là bán lại nó cao hơn nữa. Hai yếu tố này không phản tác dụng lẫn nhau và điều này cho thấy giá cả của ổ bánh mì đó không ổn định. Nó mang xu hướng như những chiếc bong bóng, có thể vỡ ra bất cứ lúc nào, tùy thuộc vào sự đánh giá của mỗi người về giá trị tương lai mà chiếc bánh mì mang lại.

Lạm phát và giảm phát trên thị trường tài chính là bất khả kháng

Trong thị trường tài chính nói chung và thị trường tiền mã hóa nói riêng. Cho dù đội ngũ phát triển dự án tìm cách tăng tiện ích của token, hoặc thu hẹp nguồn cung bằng cách đốt một lượng lớn token, thì trong thời kỳ thị trường diễn biến xấu giá token cũng sẽ đi xuống theo đà suy giảm của thị trường.

Vấn đề lớn đối với điều này là các tài sản lớn có thể giao dịch được, có tính thanh khoản cao như cổ phiếu, hoặc thậm chí là các chỉ số có thể sống sót sau những đợt sụp đổ mà hoàn toàn không có vấn đề gì. Trong trường hợp này, rất nhiều người sẽ mất tiền, mặc dù cuối cùng nó sẽ phục hồi lại sau sự sụt giảm, nhưng không ai đảm bảo rằng nó sẽ có giá trị như lúc đầu.

Đây không phải là những gì xảy ra trong các dự án mới và nhỏ như thị trường tiền mã hóa – nơi mà sự phấn khích và giá cả tăng cao khiến các nhà phát triển có động lực tiếp tục phát triển với các dự án. Tuy nhiên, khi bong bóng vỡ, các nhà phát triển có xu hướng từ bỏ dự án và chuyển sang làm việc khác. Và một ngày không xa, họ sẽ quay trở lại khi thị trường ở giai đoạn tăng giá.

Lieu yeu to giam phat co anh huong toi gia token trong thi truong tien ma hoa - anh 5

Đây là lý do tại sao hầu hết các dự án tiền mã hóa sẽ biến mất, nhưng những người ở trong thị trường gấu khó khăn nhất có thể sẽ kiếm lại số tiền mà họ đã mất.

Giá cả biến động trong thị trường tài chính

Hầu hết mọi người thường nghĩ về biến động giá cả theo quy luật kinh tế cung và cầu thay vì các nguyên tắc tài chính phi lý.

Họ không bị ảnh hưởng bởi các nguyên nhân bên ngoài, chẳng hạn như tin tức, “cú sốc”, chiến tranh hoặc thậm chí là sự thay đổi nguồn cung giống như việc đốt cháy một token.

Điều này là do sự di chuyển của giá thực sự báo trước sự thay đổi của cung và cầu. Trên thực tế, cung và cầu là hệ quả chứ không phải nguyên nhân của biến động giá.

Lieu yeu to giam phat co anh huong toi gia token trong thi truong tien ma hoa - anh 6

Đầu tiên, bạn sẽ nhận được một sự thay đổi về giá, sau đó mọi người bắt đầu phản ứng với nó. Nếu giá tăng, mọi người mua trong trạng thái tham lam, làm tăng nhu cầu và thu hẹp nguồn cung có sẵn. Nếu giá giảm, mọi người bán hàng trong trạng thái hoảng loạn, làm giảm nhu cầu và tăng nguồn cung có sẵn.

Điều này hoàn toàn ngược lại với những gì mọi người nên làm nếu thị trường tài chính giống như thị trường kinh tế. Khi giá tăng, thì nhu cầu mua sẽ giảm đi và ngược lại khi giá giảm, nhiều người sẽ muốn mua hơn. Tuy nhiên, đây không phải là những gì chúng ta thấy trên thị trường tài chính. Điều này hoàn toàn đúng trong thị trường tiền mã hóa.

Lời kết

Qua đó, chúng ta có thể thấy, nhu cầu là yếu tố chính thúc đẩy giá của các token trong thị trường tài chính. Mặc cho nhu cầu đến và đi một cách phi lý trong những làn sóng sợ hãi và tham lam, hưng phấn và hoảng sợ. 

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc có thể hiểu hơn về lợi ích của việc đốt token và những tác động của nó đối với thị trường tiền mã hóa nói chung và các token có yếu tố giảm phát nói riêng.