Mối tương quan giữa Bitcoin và các mô hình tài chính truyền thống sau cuộc chiến Nga – Ukraine

Bitcoin có nhiều điểm tương đồng với chỉ số S&P 500 nhưng lại đi ngược xu hướng với vàng khi chiến tranh Nga – Ukraine nổ ra.

7292Total views
Listen to article
play!
Moi tuong quan giua Bitcoin va cac mo hinh tai chinh truyen thong sau cuoc chien Nga – Ukraine - anh 1
Mối tương quan giữa Bitcoin và các mô hình tài chính truyền thống sau cuộc chiến Nga - Ukraine

Mối tương quan giữa Bitcoin và S&P 500

Vài năm trở lại đây, khi Bitcoin (BTC) dần trở nên phổ biến, người ta đang cố gắng tìm ra điểm tương đồng giữa nó và các mô hình tài chính truyền thống. Một phần của động thái này là việc các nhà đầu tư đang hi vọng rằng biến động bất thường của Bitcoin có thể sẽ tuân theo một mô hình tài chính nào đó đã được ra đời nhiều năm trước. Từ đó, người ta có thể dễ dàng dự đoán biến động giá của nó trong khung thời gian dài hạn.

Trong khi sự quan tâm của các tổ chức là một dấu hiệu tích cực cho thị trường thì ở một góc nhìn khác, nó cũng đã thúc đẩy giá Bitcoin theo sau thị trường chứng khoán Hoa Kỳ, mà đại diện tiêu biểu ở đây là chỉ số S&P 500. Những lo ngại về mối tương quan gia tăng giữa Bitcoin và S&P 500 đã tăng lên trong một thời gian. Khi các sự kiện vĩ mô diễn ra đã khiến cả hai thị trường này đều lao dốc thảm hại.

Moi tuong quan giua Bitcoin va cac mo hinh tai chinh truyen thong sau cuoc chien Nga - Ukraine - anh 2
Mối tương quan giữa Bitcoin và chỉ số S&P 500

Trên thực tế, mối tương quan giữa chứng khoán Mỹ và Bitcoin đã đạt mức cao nhất mọi thời đại vào đầu tuần này. Đáng chú ý là nó đạt đỉnh ngay cả khi cả hai thị trường tiếp tục mất điểm trước mối đe dọa chiến tranh giữa Nga và Ukraine ngày càng leo thang. Như có thể thấy trong biểu đồ trên, mối tương quan này đã tăng đều đặn kể từ giữa năm 2021 trong bối cảnh áp lực kinh tế vĩ mô bị ảnh hưởng nặng nề dưới tác động của đại dịch Covid-19. Mặt trái của đại dịch đã khiến lạm phát gia tăng và Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) đã quyết định sẽ tăng lãi suất để kiềm chế tỷ lệ lạm phát phi mã hiện tại.

Chiến tranh Nga – Ukraine nổ ra, vàng lại được hưởng lợi

Tuy nhiên, với việc Nga xâm lược nước láng giềng Ukraine vào ngày 24/02, các thị trường được coi là rủi ro như chứng khoán và tiền mã hoá vẫn giảm sâu. Thậm chí, ngay cả khi các lệnh trừng phạt từ Mỹ và châu Âu đối với Nga được ban ra đã phần nào xoa dịu tâm lý hoảng loạn của các nhà đầu tư nhưng sự phục hồi được ghi nhận vẫn không quá lạc quan. Đổi lại, vàng đã “tranh thủ” thời gian nổi lên như một kẻ chiến thắng trong bối cảnh đầy rối ren này.

Moi tuong quan giua Bitcoin va cac mo hinh tai chinh truyen thong sau cuoc chien Nga - Ukraine - anh 3
Biến động giá vàng sau cuộc chiến Nga – Ukraine

Sau khi chiến tranh nổ ra, các nhà đầu tư dường như đẩy tài sản của họ sang vàng, khiến giá tăng lên 1.971 USD/ounce. Trong khi cùng thời điểm này, giá Bitcoin giảm mạnh từ mức 37.268 đô la Mỹ về mức thấp nhất tại 34.322 đô la Mỹ trong ngày 24/02. Điều này khiến người ta đặt ra câu hỏi, liệu rằng từ trước đến nay, Bitcoin được ví như một loại tài sản lưu trữ giá trị tốt hơn vàng có còn đúng?

Có vẻ như trước những biến động lớn của tình hình kinh tế toàn cầu thì Bitcoin vẫn chưa thực sự trở thành một tài sản trú ẩn an toàn. Hiện nó vẫn đang có mối tương quan cao với S&P 500. Và điều này đã chứng minh rằng sự quan tâm của tổ chức trong tiền mã hoá đã phát triển đa dạng khi các nhà đầu tư cổ phiếu đổ vào thị trường. Hơn nữa, mối tương quan trong 60 ngày giữa BTC và S&P 500 đứng ở mức 0,6 (số điểm cao nhất có thể là 1), cho thấy rằng cả hai thị trường đều hoạt động theo cách rất giống nhau. Tuy nhiên, sự phân kỳ của chỉ báo này có thể báo trước một đợt tăng giá tiếp theo đối với Bitcoin. Và trên thực tế, các chỉ số Onchain cho thấy giá Bitcoin có tiềm năng quay lại vùng 42.000 đô la Mỹ – 43.000 đô la Mỹ trong thời gian tới.

Tin tức tiền mã hóa 24/7
Thảo luận về tiền mã hóa tại đây
Xem thêm
articles