Proof of Concept (PoC) là gì? Ứng dụng của Proof of Concept trong blockchain

Proof of Work hay Proof of Stake là 2 thuật ngữ khá phổ biến trong thị trường crypto. Thế nhưng, có một thuật ngữ như vậy mà ít người biết đến nhưng lại có tính ứng dụng thực tế cao, đó chính là Proof of Concept (PoC).

13596Total views
Proof of Concept (PoC) la gi? Ung dung cua Proof of Concept trong blockchain - anh 1
Proof of Concept (PoC) là gì? Ứng dụng của Proof of Concept trong Blockchain

Proof of Concept (PoC) là gì?

Proof of Concept (PoC) là một thuật ngữ khá phổ biến nói về ý tưởng hay thử nghiệm của một phương pháp nào đó để chứng minh rằng nó có tính khả thi và tính thực tiễn. PoC được áp dụng ở tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống từ giáo dục, kinh doanh đến công nghệ…

Proof of Concept (PoC) la gi? Ung dung cua Proof of Concept trong blockchain - anh 2

Lịch sử hình thành của Proof of Concept

Thuật ngữ Proof of Concept (PoC) đã xuất hiện và được sử dụng từ khá sớm. PoC được cho rằng đã được sử dụng đầu tiên tại một ví dụ trong cuốn từ điển tiếng Anh Oxford, xuất bản ngày 22 tháng 1 năm 1967 bởi Los Angeles Times.

Bruce Carsten cũng được cho là một trong những người đầu tiên định nghĩa về thuật ngữ Proof of Concept, trong cuốn tạp chí “Power Conversion and Intelligent Motion” xuất bản tháng 11 năm 1989.

Những lợi ích của Proof of Concept mang lại

Proof of Concept đem lại lợi ích rất lớn cho những doanh nghiệp, đóng góp vào sự thành công và độ hoàn thiện của sản phẩm. Điều này giúp sản phẩm có thể đạt trạng thái hoàn hảo nhất, sát với thị yếu, nhu cầu của người sử dụng nhất. Về cơ bản, việc ứng dụng Proof of Concept vào thực tế mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân như:

  • Tiết kiệm thời gian và công sức, chi phí vào quá trình phát triển, sản xuất những sản phẩm không khả thi, lợi nhuận thấp…
  • Giúp nhà sản xuất có căn cứ cơ sở chắc chắn, đáng tin cậy để thuyết phục, huy động vốn từ các nhà đầu tư, đưa ra chiến lược sản xuất, cạnh tranh với các doanh nghiệp khác…

Các bước thực hiện Proof of Concept hiệu quả nhất

Để thực hiện Proof of Concept hiệu quả, bạn cần thực hiện theo các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Xác định ý tưởng kinh doanh

Xác định ý tưởng kinh doanh của bạn có vẻ như là một phần hiển nhiên của quá trình phát triển, nhưng bạn phải làm nhiều điều để hiện thực hóa nó hơn là chỉ nói ý tưởng của mình. Trong bước này, bạn nên:

  • Nghiên cứu để xác định nhu cầu của đối tượng mục tiêu và nêu ý tưởng của bạn sẽ giải quyết những nhu cầu đó như thế nào.
  • Giải thích cách bạn sẽ thực hiện ý tưởng của mình.
  • Thể hiện những gì ý tưởng của bạn sẽ hoàn thành trong dài hạn.

Bước 2: Đặt mục tiêu cho dự án

Khi bạn đã xác định ý tưởng của mình và cách bạn dự định thực hiện nó. Hãy xác định cách theo dõi và đo lường tiến độ dự án của mình. 

Bước 3: Chạy dự án PoC

Sau khi bạn đặt mục tiêu, đã đến lúc chạy thử nghiệm dự án của bạn. Bạn sẽ tạo ra một mô hình hoạt động hoặc phân phối sản phẩm của bạn. Phân phối mô hình này cho nhiều nhóm sản phẩm mẫu được lấy từ đối tượng mục tiêu của bạn. Từ đó, xác định ra sản phẩm có thể đáp ứng được các nhu cầu mà bạn đang hướng tới.

Bước 4: Theo dõi các chỉ số của bạn

Khi bạn kiểm tra mô hình làm việc của mình, hãy thu thập phản hồi từ người dùng về các nhóm sản phẩm mẫu của mình, bao gồm mọi phản ứng, so sánh và nhận xét chi tiết về giá cả hoặc các tính năng. Ghi lại các thông tin, dữ liệu này và theo dõi, phân tích chúng sẽ giúp bạn nhanh chóng hoàn thiện sản phẩm của mình.

Bước 5: Trình bày kết quả của bạn

Sau khi chứng minh được rằng ý tưởng của mình là khả thi, giai đoạn cuối cùng của quá trình PoC bao gồm việc thuyết phục các bên liên quan, nhà đầu tư mua ý tưởng của bạn. Khi trình bày dự án, hãy nhấn mạnh ý tưởng của mình sẽ đáp ứng nhu cầu của khách hàng như thế nào thay vì nêu bật các tính năng và sản phẩm mà mình sẽ sản xuất.

Blockchain Proof of Concept là gì?

Blockchain Proof of Concept là một quá trình xác định xem một ý tưởng dự án blockchain có khả thi và áp dụng được trong tình huống thực tế hay không. Nó sẽ giúp người dùng có ý tưởng rõ ràng về những gì mình đang làm, sẽ làm, khám phá, tìm hiểu thị trường cũng như các công nghệ cần thiết trước khi bắt đầu quá trình phát triển, xây dựng dự án, sản phẩm.

Những ứng dụng của Blockchain Proof of Concept

Tài chính

Lĩnh vực tài chính là một lĩnh vực tương đối phổ biến trong cộng đồng blockchain. Đã có rất nhiều dự án đã hướng đến và cung cấp các giải pháp giải quyết cho nhiều vấn đề tài chính lớn trong lĩnh vực này. 

Bạn có thể sử dụng blockchain PoC để giải quyết các vấn đề sau:

  • Thương mại
  • Cho vay ngang hàng
  • Định cư
  • Vốn chủ sở hữu
  • Dự đoán thị trường
  • Chống rửa tiền
  • Quản lý tài sản thế chấp
  • Know your client (KYC)
Proof of Concept (PoC) la gi? Ung dung cua Proof of Concept trong blockchain - anh 3

Chăm sóc sức khỏe

Có vô số tình huống mà blockchain có thể được sử dụng để giải quyết nhiều vấn đề khó trong lĩnh vực y tế như vấn đề làm giả báo cáo, chứng chỉ, thuốc giả, bảo mật hồ sơ bệnh án… Trong khuôn khổ của blockchain PoC, nó có thể cho bạn biết liệu giải pháp blockchain của mình có thể giải quyết những vấn đề này hay không.

Bạn có thể sử dụng blockchain PoC để giải quyết các vấn đề sau:

  • Chia sẻ hồ sơ, đơn thuốc
  • Xét nghiệm DNA
Proof of Concept (PoC) la gi? Ung dung cua Proof of Concept trong blockchain - anh 4

Quản lý tài sản

Hiện nay, việc lưu trữ hồ sơ tài sản dựa trên giấy tờ đơn giản là chưa đủ. Ví dụ, nhiều người có quyền sở hữu đất, nhưng do lưu giữ trên giấy tờ, kẻ xấu có thể thay đổi thông tin dẫn đến mất tài sản. Hơn nữa, các ngân hàng cũng cần theo dõi xem khách hàng có đủ khả năng thanh toán các khoản thế chấp nhà hay không.

Phát triển blockchain PoC có thể dễ dàng giải quyết những vấn đề này thông qua việc bổ sung các giao thức xác minh và bảo mật phù hợp vào trong dự án. 

Bạn có thể sử dụng blockchain PoC để giải quyết các vấn đề sau:

  • Hồ sơ tài sản kỹ thuật số
  • Quyền sở hữu đất
  • Thế chấp nhà và thanh toán
  • Cho thuê và mua bán tài sản
Proof of Concept (PoC) la gi? Ung dung cua Proof of Concept trong blockchain - anh 5

Chính phủ

Trong số những công nghệ nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, blockchain hiện đang thu hút được nhiều sự quan tâm nhờ vào tính minh bạch, tin cậy và bảo mật dữ liệu, đặc biệt nó phù hợp trong việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp.

Bạn có thể sử dụng blockchain PoC để giải quyết các vấn đề sau:

  • Biểu quyết
  • Bản quyền
  • Cấp phép và nhận dạng
  • Đăng ký xe
  • Căn cước công dân

Danh tính

Quản lý danh tính, giả mạo là một vấn đề lớn đối với các doanh nghiệp, công ty phải đối mặt. Với quản lý danh tính kỹ thuật số, vấn đề này hoàn toàn có thể được giải quyết. Ngoài ra, nó còn có thể theo dõi sản phẩm hoặc đưa ra quy trình xác thực đa yếu tố đối với những thông tin nhạy cảm. Tuy nhiên, lĩnh vực này là một lĩnh vực rất chú trọng vào bảo mật và quyền riêng tư. Vì vậy, blockchain PoC của bạn sẽ cần phải có các giao thức bảo mật mạnh mẽ để có thể thu hút người dùng đến với ý tưởng của mình.

Bạn có thể sử dụng blockchain PoC để giải quyết các vấn đề sau:

  • Nhận dạng kỹ thuật số
  • Tài sản kỹ thuật số
  • Mua hàng và theo dõi đánh giá
  • Theo dõi danh tính sản phẩm
  • Giáo dục và danh hiệu
  • Xác thực đa yếu tố
Proof of Concept (PoC) la gi? Ung dung cua Proof of Concept trong blockchain - anh 6

Vạn vật kết nối

Vạn vật kết nối (Internet of things) là một lĩnh vực tuyệt vời để blockchain PoC phát triển. Lĩnh vực này chịu trách nhiệm liên kết tất cả các ứng dụng thông minh với nhau trong một nền tảng an toàn. Việc vi phạm bảo mật chỉ một trong các thiết bị cũng sẽ dẫn đến xâm phạm quyền riêng tư đến các thiết bị khác trong mạng lưới. Vì vậy, công nghệ blockchain là một trong những giải pháp giúp các dự án Internet of things giải quyết các vấn đề bảo mật của mình.

Bạn có thể sử dụng blockchain PoC để giải quyết các vấn đề sau:

  • Nâng cấp, bảo trì hệ thống IoT của các công ty, doanh nghiệp
  • Quản lý nhà và văn phòng thông minh
  • Giám sát mạng lưới
  • Thanh toán giữa các thiết bị với nhau
Proof of Concept (PoC) la gi? Ung dung cua Proof of Concept trong blockchain - anh 7

Thanh toán

Lĩnh vực thanh toán là một lĩnh vực tuyệt vời cho nhiều dự án xây dựng, phát triển hướng tới người dùng là các công ty, doanh nghiệp. Một hệ thống thanh toán blockchain không chỉ có khả năng xử lý hàng nghìn giao dịch mà còn giúp người dùng giao dịch, thanh toán xuyên quốc gia với tốc độ cao và chi phí thấp. 

Bạn có thể sử dụng blockchain PoC để giải quyết các vấn đề sau:

  • Định nghĩa lại về ví và ngân hàng
  • Khai thuế và thu thuế
  • Chuyển tiền quốc tế B2B
  • Ví thanh toán

Chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng hiện tại đang chịu áp lực từ nhiều vấn đề truy xuất nguồn gốc xuất, nhu cầu tuân thủ phức tạp, tính linh hoạt thấp cũng như quản lý các bên liên quan khó khăn. Với sự hỗ trợ của blockchain sẽ tạo ra một nền tảng hiệu quả, an toàn và mở hơn cho thương mại điện tử. Từ đó giải quyết hiệu quả các vấn đề đang tồn tại và tăng doanh thu, tối ưu chi phí. 

Bạn có thể sử dụng blockchain PoC để giải quyết các vấn đề sau:

  • Quản lý vận chuyển và hậu cần
  • Xác thực thực phẩm nông nghiệp
  • Đấu giá thời gian thực để giao hàng cung cấp
  • Quản lý hàng hóa nông nghiệp

Bảo hiểm

Ngành bảo hiểm đang phải đối mặt với một số vấn đề nghiêm trọng liên quan đến yêu cầu bảo hiểm và xác thực tài liệu. Việc phát hiện gian lận, quản lý tất cả các tài liệu trong một môi trường an toàn là rất khó. Khi áp dụng blockchain trong ngành bảo hiểm, tất cả thông tin người dùng có thể được lưu trữ một cách xác thực và bảo mật trên hệ thống blockchain. Các công ty bảo hiểm có thể sử dụng hợp đồng thông minh để mang về nhiều hợp đồng hơn với chi phí thấp và tốn ít thời gian hơn.

Bạn có thể sử dụng blockchain PoC để giải quyết các vấn đề sau:

  • Khiếu nại hồ sơ
  • Bảo hiểm tự quản lý
  • Bảo lãnh phát hành tự động
  • Quản lý tài sản
  • Xác thực kỹ thuật số
  • Phát hiện/dự đoán gian lận
  • Thanh toán tài sản

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ thông tin về Proof of Concept (PoC), khái niệm, lịch sử ra đời, lợi ích và ứng dụng trong blockchain. Thông qua PoC, các dự án có thể khám phá xem các thành phần và chức năng sản phẩm của mình đã được lên kế hoạch lý tưởng với chi phí, nguồn lực và năng lực cần thiết để sản phẩm hoạt động hay chưa. Từ đó, họ có thể đánh giá tốt hơn mức độ sẵn sàng, thực tế của sản phẩm để áp dụng trên quy mô lớn và quyết định đầu tư vào việc thực hiện nó.