Terra hiện là mạng lưới DeFi được lựa chọn thứ 2, chỉ sau Ethereum

Lần tăng giá mới nhất của LUNA đã biến Terra trở thành ngôi nhà lớn thứ hai cho tất cả mọi dự án liên quan đến DeFi, chỉ sau Ethereum.

11397Total views
Listen to article
play!
Terra hien la mang luoi DeFi duoc lua chon thu 2, chi sau Ethereum - anh 1
Terra hiện là mạng lưới DeFi được lựa chọn thứ 2, chỉ sau Ethereum

Terra là mạng lưới blockchain chuyên tạo ra stablecoin được xây dựng dựa trên SDK Cosmos. Tính đến thời điểm thực hiện bài viết (07/03/2022), Terra chính thức trở thành hệ sinh thái lớn thứ hai trong lĩnh vực tài chính phi tập trung (DeFi). 

Theo dữ liệu từ DefiLlama, Terra hiện đang có tổng giá trị tài sản bị khóa (Тotal value locked – TVL) đạt mức cao nhất từ trước đến nay là hơn 23 tỷ USD. Con số này cao gần gấp đôi so với BNB Chain (trước đây là Binance Smart Chain) và Fantom. Trong khi đó, Ethereum vẫn đang giữ vị trí đầu bảng với 54% TVL của toàn bộ thị trường DeFi, tương đương với 111 tỷ USD.

Terra hien la mang luoi DeFi duoc lua chon thu 2, chi sau Ethereum - anh 2
Tổng TVL trên Terra tính bằng USD. Nguồn: DefiLlama.

Tuy nhiên, khi xem xét biểu đồ TVL được thể hiện bằng LUNA (token gốc của mạng Terra với nhiệm vụ chính là thanh toán phí giao dịch và bỏ phiếu quản trị) thay vì USD, chúng ta sẽ có một góc nhìn hoàn toàn khác.

Theo đó, sự gia tăng TVL của Terra (xét theo LUNA) vào cuối tháng 9/2021 đến đầu tháng 3/2022 không quá nổi trội khi so với mức tăng trưởng TVL vào mùa hè năm 2021 (tháng 5/2021 – 8/2021).

Terra hien la mang luoi DeFi duoc lua chon thu 2, chi sau Ethereum - anh 3
Tổng số TVL trên Terra ở LUNA. Nguồn: DefiLlama.

Điều này cho thấy, ngoài sự gia tăng trong hoạt động thực tế (người dùng đổ tiền mã hóa vào mạng Terra để thực hiện công việc liên quan đến DeFi) thì động cơ chính để TVL tăng trong trường hợp này chính là do giá của LUNA. 

Trong tuần qua, theo CoinGecko, giá LUNA đã tăng gần 38,8%. Cùng với mốc thời gian đó, token gốc đằng sau dự án DeFi lớn nhất của Terra – Anchor Protocol (ANC) cũng tăng hơn 70%. Anchor Protocol được biết đến là giao thức DeFi đóng vai trò như ngân hàng trong hệ sinh thái Terra, cho phép người dùng gửi UST và nhận lãi suất lên đến 19,49%/năm.

Terra hien la mang luoi DeFi duoc lua chon thu 2, chi sau Ethereum - anh 4
Vốn hóa thị trường của UST trong hai tuần qua. Nguồn: CoinGecko.

Có rất nhiều lý do giải thích sự tăng mạnh của hệ sinh thái Terra trong thời gian gần đây. 

Thứ nhất, token LUNA đã bắt đầu giao dịch trên sàn FTX Exchange vào tháng 02/2022. 

Thứ hai, tổ chức phi lợi nhuận phát triển hệ sinh thái của Terra – The Lunar Foundation Guard (LFG) cho biết Terra đã bán hơn 1 tỷ USD token LUNA vào ngày 23/02/2022. LFG sẽ sử dụng số vốn này để “gom Bitcoin”, đồng thời dự trữ “UST Forex” để ổn định stablecoin UST. 

Theo đó, TerraUSD (UST) không hỗ trợ mà chúng sẽ thay thế LUNA. Vì thế, một khi UST được đúc đồng nghĩa LUNA phải bị đốt. Theo giải thích trên website của LUNA, đây là cấu trúc tokenomics cơ bản giúp giá của đồng stablecoin luôn được giữ ổn định. Tất cả những hoạt động đốt này luôn được Terra khuyến khích, nhằm đảm bảo 1 USD trong giá trị của đồng LUNA luôn có thể được giao dịch để đổi lấy 1 UST và ngược lại. Nếu giá UST giảm xuống dưới 1 USD, người dùng có thể mua UST đó với mức chiết khấu và giao dịch với giá 1 USD của LUNA. Đây là cách Terra làm để giúp đồng UST luôn được ổn định.

Có thể bạn quan tâm: Terra bán token LUNA để dự trữ 1 tỷ USD Bitcoin

Nhìn chung, mối quan hệ cung cầu của 2 tài sản này rất chặt chẽ. Nếu đưa 1 tài sản không liên quan như Bitcoin vào phương trình, LFG sẽ tự trang bị cho mình “chiến giáp” để không bị ảnh hưởng trong trường hợp cơ chế trên không duy trì được việc neo giá của UST vì bất cứ lý do gì. 

Một lợi thế khác của việc sử dụng Bitcoin làm tài sản dự trữ cho hệ sinh thái Terra, đó là nó có khả năng chống kiểm duyệt và phi tập trung hơn so với stablecoin USDC. Bởi USDC chỉ có thể hỗ trợ cho stablecoin DAI theo thuật toán.

Các chuyên gia cho rằng đây là một bước đi độc đáo đến từ một dự án độc đáo. Tuy nhiên, trong thị trường tài chính, lời nói cần đi đôi với hành động thì mới có thể xác thực được. Chúng ta sẽ cần phải đợi đến khi Terra và stablecoin của nó thực sự được thử nghiệm thông qua một số sự kiện “Black Swan” – sự kiện xảy ra bất thường, khó dự đoán trước và gây hậu quả nghiêm trọng cho toàn cầu. 

Nhìn chung Terra sẽ phải cần thêm thời gian để đuổi kịp Ethereum. Tuy nhiên với những kết quả gặt hái được kể từ khi ra mắt đến nay, Terra đang chứng minh cho thế giới thấy rằng mình không phải là dự án “phong độ nhất thời”. 

Tin tức tiền mã hóa 24/7
Thảo luận về tiền mã hóa tại đây
Xem thêm
articles