Tìm hiểu kiến trúc của nền tảng Blockchain: Private, Public và Consortium

Nền tảng Blockchain đã và đang được thử nghiệm trong nhiều lĩnh vực. Tìm hiểu một chút về công nghệ này, ta sẽ biết được dựa theo kiến trúc nó được phân làm 3 loại chính là Private, Public và Consortium.

19495Total views
Tim hieu kien truc cua nen tang Blockchain: Private, Public va Consortium - anh 1
Các kiến trúc của nền tảng Blockchain. Nguồn: Cointelegraph.

Public Blockchain

Khái niệm Public Blockchain

Đây là một nền tảng mà bất kỳ ai cũng có quyền truy cập và ghi dữ liệu trên chuỗi. Quá trình xác thực giao dịch trên Blockchain này đòi hỏi phải có hàng nghìn hay thậm chí là hàng vạn nút tham gia. Do đó để tấn công vào hệ thống Blockchain này là điều bất khả thi vì chi phí rất cao. Ví dụ về Public blockchain phổ biến như Bitcoin hay Ethereum,…

Tim hieu kien truc cua nen tang Blockchain: Private, Public va Consortium - anh 2
Public Blockchain là một nền tảng mà bất kỳ ai cũng có quyền truy cập.

Đặc điểm của Public Blockchain

  • Truy cập: Không giới hạn.
  • Tốc độ: Chậm.
  • Bảo mật: Proof of Work hoặc Proof of State.
  • Xác định danh tính: Ẩn danh.
  • Loại giao dịch: Giao dịch cơ bản.
  • Chi phí khởi tạo: Rẻ, chỉ cần tham gia và xây dựng ứng dụng.
  • Chi phí giao dịch: Đắt.

Ưu điểm của Public Blockchain

Không cần tin tưởng: Blockchain công khai hoàn toàn không có sự tham gia của bên thứ 3 nên đã loại bỏ được những rủi ro do bên trung gian gây ra dưới bất kỳ hình thức nào. Vì vậy trên thực tế, những người tham gia giao dịch không cần phải đặt niềm tin ở bất kỳ ai mà yêu cầu vẫn được xử lý và bảo mật.

An toàn: Có rất nhiều nút tham gia vào quá trình xác thực Public Blockchain nên muốn tấn công hệ thống này là hoàn toàn không khả thi. Các yếu tố xấu không thể tập hợp và làm việc cùng nhau để giành quyền kiểm soát mạng lưới đồng thuận.

Minh bạch: Tất cả các tính năng trên Public Blockchain đều công khai và vô cùng minh bạch. Dữ liệu liên quan đến giao dịch đều được mở cho cộng đồng xác minh. Ngoài ra, bất kỳ ai cũng có thể truy xuất dữ liệu để kiểm tra tính hợp lệ của giao dịch đó.

Không bị quản lý: Blockchain công khai có thể chống lại sự kiểm duyệt do quy mô mạng lưới quá rộng, hơn nữa còn đa quốc tịch. Chính phủ không thể nào điều khiển và kiểm soát được.

Nhược điểm của Public Blockchain

Tốc độ xử lý chậm: Blockchain công khai phải mất thời gian cho toàn mạng để đạt được sự đồng thuận về một trạng thái giao dịch nên tốc độ xử lý sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra Public Blockchain còn giới hạn về số lượng giao dịch có thể phù hợp cũng như thời gian cần thiết để xử lý một khối duy nhất.

Tiêu hao năng lượng: Các thuật toán đồng thuận của Public Blockchain yêu cầu tiêu hao một nguồn năng lượng đáng kể, điều này đã làm dấy lên những lo ngại về mặt môi trường. Đã từng có khảo sát cho thấy rằng, Bitcoin đang tiêu thụ số điện năng tương đương với của quốc gia Ireland.

Không thể lưu trữ dữ liệu cá nhân: Không phải là không thể mà đúng ra là không nên. Ngay cả khi được mã hóa thì đây cũng không phải là điều được các chuyên gia khuyến khích.

Private Blockchain

Khái niệm Private Blockchain

Private Blockchain là nền tảng chỉ cho phép người dùng được đọc dữ liệu, không có quyền ghi. Quyền ghi này sẽ thuộc về một tổ chức thứ 3 hoàn toàn đáng tin cậy. Bên thứ ba này có thể hoặc không cho phép người dùng đọc dữ liệu trong một số trường hợp. Bên thứ ba toàn quyền quyết định mọi thay đổi trên Blockchain. Ví dụ Ripple là một dạng Private Blockchain, hệ thống này cho phép 20% các nút là gian dối và chỉ cần 80% còn lại hoạt động ổn định là được.

Tim hieu kien truc cua nen tang Blockchain: Private, Public va Consortium - anh 3
Private Blockchain là nền tảng chỉ cho phép người dùng được đọc dữ liệu.

Đặc điểm của Private Blockchain

  • Truy cập: Phân quyền đọc/ghi.
  • Tốc độ: Nhanh.
  • Bảo mật: Pre – approved participants.
  • Loại giao dịch: Tất cả các giao dịch.
  • Chi phí khởi tạo: Đắt do tự xây dựng mạng lưới.
  • Chi phí giao dịch: Rẻ.

Ưu điểm của Private Blockchain

Tốc độ xử lý nhanh: So với Public Blockchain, số lượng giao dịch mà Blockchain xử lý được cao hơn rất nhiều. Nó có thể xử lý hàng ngàn hoặc thậm chí hàng trăm ngàn giao dịch mỗi giây so với 7 TPS của Bitcoin.

Có thể mở rộng: Do chỉ có một vài nút ủy quyền và chịu trách nhiệm quản lý dữ liệu, mạng có thể hỗ trợ mở rộng để tăng thêm tốc độ xử lý các giao dịch.

Nhược điểm của Private Blockchain

Cần phải có sự tin cậy: Nếu như Blockchain công khai không yêu cầu bạn phải tin tưởng ai thì tính toàn vẹn của mạng riêng tư lại phụ thuộc vào độ tin cậy của các nút được ủy quyền. Ngoài ra, tính hợp lệ của một hồ sơ không thể được xác minh độc lập. Các tác nhân bên ngoài phải hoàn toàn tin tưởng Private Blockchain mà không có bất kỳ hình thức kiểm soát nào đối với quá trình xác minh.

Bảo mật thấp: Cũng dễ hiểu thôi bởi vận hành càng với ít nút thì khả năng bị xâm nhập lại càng cao. Một mạng riêng dễ bị thao túng dữ liệu hơn nhiều so với mạng công khai.

Tập trung hóa: Các Private Key phải được xây dựng và duy trì bởi một dự án, một doanh nghiệp hay một tập đoàn.

Consortium Blockchain

Khái niệm Consortium Blockchain

Consortium là sự kết hợp giữa Public Blockchain và Private Blockchain. Nó kết hợp giữa “niềm tin” khi tham gia vào Public và “niềm tin tuyệt đối” khi tham gia vào Private. Trong mạng này, một số bên có quyền lực ngang nhau sẽ hoạt động như các trình xác nhận. Ví dụ các ngân hàng hay tổ chức tài chính liên doanh sẽ sử dụng Blockchain cho riêng mình.

Tim hieu kien truc cua nen tang Blockchain: Private, Public va Consortium - anh 4
Consortium là sự kết hợp giữa Public Blockchain và Private Blockchain.

Đặc điểm của Consortium Blockchain

Quy tắc hệ thống linh hoạt: Khả năng hiển thị của chuỗi có thể giới hạn ở các trình xác nhận, có thể được xem bởi những cá nhân được ủy quyền hoặc cũng có thể là tất cả.

Tiết kiệm chi phí giao dịch: Tuy Public Blockchain luôn được biết đến là loại nền tảng có chi phí giao dịch thấp nhất. Tuy nhiên càng nhiều người tham gia, giao dịch càng chậm thì hiệu quả cuối cùng so với Consortium Blockchain lại có phần không bằng. Ở đây, các giao dịch nhanh hơn và ít phức tạp hơn nhiều. Vì vậy giá thành tổng thể giảm đi đáng kể.

Bảo mật: Vừa công khai được một số dữ liệu, vừa giữ những thông tin khác được bảo mật trong hệ thống tư.

Sự tương đồng của Public Blockchain và Private Blockchain là gì?

Hai nền tảng công nghệ Public blockchain và Private Blockchain đặc điểm hoàn toàn khác nhau, nhưng hai mạng này có những điểm tương đồng như sau:

  • Cùng là mạng ngang hàng P2P (peer-to-peer). Công nghệ P2P là công nghệ bình đẳng nhất, cho phép chuyển tất cả các loại tiền mã hóa trên thế giới mà không cần trung gian hoặc máy chủ. Ngoài ra, sử dụng mạng ngang hàng P2P, mọi cá nhân đều có thể tham gia vào quá trình xác minh và xác thực các chuỗi khối.
  • Đều có các bản sao đồng bộ thông qua giao thức đồng thuận sử dụng trong mỗi nền tảng blockchain.
  • Cả hai nền tảng Public và Private Blockchain đều đảm bảo tính thống nhất không thể thay đổi sổ cái, cho dù xuất hiện lỗi của những người tham gia xác nhận giao dịch.

Public, Private và Consortium blockchain thì loại nào tốt nhất?

Nền tảng công nghệ Public, Private, và Consortium blockchain là những công nghệ khác nhau, hoạt động độc lập và không mâu thuẫn với nhau. Vì vậy, tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà cá nhân hay tổ chức sẽ lựa chọn ra nền tảng phù hợp. 

  • Public blockchain có khả năng chống kiểm duyệt vượt trội tuy nhiên điều đó ảnh hưởng đến tốc độ và thông lượng. Nền tảng blockchain này là phù hợp nhất khi yêu cầu đảm bảo bảo mật cho việc thực hiện các giao dịch (hoặc hợp đồng thông minh).
  • Private blockchain lại ưu tiên tốc độ của hệ thống. Vì vậy, nền tảng này là lựa chọn lý tưởng nếu một cá nhân hoặc tổ chức yêu cầu kiểm soát và thông tin được giữ kín.
  • Consortium blockchain sử dụng các node nhỏ hơn thông thường nên cho phép thực hiện hiệu quả hơn chuối Public blockchain. Bên cạnh đó, Consortium blockchain loại bỏ kiểm soát tập trung, giảm thiểu rủi ro mà nền tảng Private blockchain thường gặp phải.

Kết luận

Về cơ bản, các Public, Private, và Consortium Blockchain không mâu thuẫn. Các chuỗi công khai được thiết kế để có khả năng chống kiểm duyệt vượt trội tuy nhiên điều đó ảnh hưởng đến tốc độ và thông lượng. Loại Blockchain này phù hợp nhất để đảm bảo bảo mật cho việc thực hiện các giao dịch (hoặc hợp đồng thông minh). Chuỗi riêng tư có thể ưu tiên tốc độ của hệ thống vì nó không cần phải lo lắng về các điểm thất bại duy nhất gặp phải ở các chuỗi khối công khai.

Chúng là lựa chọn lý tưởng trong các tình huống mà một cá nhân hoặc tổ chức phải kiểm soát và thông tin được giữ kín. Chuỗi consortium giảm thiểu một số rủi ro từ phía đối tác mà chuỗi riêng tư gặp phải (bằng cách loại bỏ kiểm soát tập trung) và số lượng nút nhỏ hơn thường cho phép họ thực hiện điều đó hiệu quả hơn chuỗi công khai. Các Consortium có khả năng thu hút các tổ chức muốn hợp lý các hình thức liên lạc với nhau.

Mỗi một hình thức của nền tảng Blockchain lại có những ưu nhược điểm riêng. Bạn đọc tùy vào mục đích, nhu cầu cũng như tình trạng của mình để lựa chọn được loại hình phù hợp với mình nhất. Theo dõi Coinvn để biết thêm thật nhiều kiến thức mới nhé!