Tìm hiểu về hợp đồng thông minh chuỗi chéo

Mô hình hợp đồng thông minh chuỗi chéo được xem là một bước đi quan trọng trong sự phát triển của hệ sinh thái đa chuỗi.

9451Total views
Tim hieu ve hop dong thong minh chuoi cheo - anh 1
Tìm hiểu về hợp đồng thông minh chuỗi chéo

Hợp đồng thông minh chuỗi chéo là gì? 

Hợp đồng thông minh chuỗi chéo là các ứng dụng phi tập trung, bao gồm nhiều hợp đồng thông minh khác nhau được triển khai trên các mạng blockchain khác nhau. Đồng thời cùng tương tác để tạo ra một ứng dụng thống nhất. 

Mô hình thiết kế mới này là một bước đi quan trọng trong sự phát triển của hệ sinh thái đa chuỗi. Ngoài ra, chúng còn có tiềm năng tạo ra danh mục hoàn toàn mới về các trường hợp sử dụng hợp đồng thông minh nhằm tận dụng những lợi ích độc đáo của blockchain, sidechains và mạng Layer-2 khác nhau.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá sự trỗi dậy của hệ sinh thái đa chuỗi. Đưa ra góc nhìn về lợi ích và thách thức của chiến lược hợp đồng thông minh đa chuỗi hiện có. Đồng thời giải thích cách các hợp đồng thông minh chuỗi chéo tạo ra sự thay đổi mô hình về ứng dụng phi tập trung dựa trên blockchain. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, chúng ta sẽ xem xét một số trường hợp được tạo thành bởi các hợp đồng thông minh chuỗi chéo. 

Sự trỗi dậy của hệ sinh thái đa chuỗi

Trong lịch sử, việc áp dụng các hợp đồng thông minh chủ yếu diễn ra trên mạng chính Ethereum. Bởi Ethereum là mạng blockchain đầu tiên hỗ trợ hợp đồng thông minh được lập trình. Bên cạnh lợi thế người dẫn đầu, có một số yếu tố bổ sung khác cũng đã góp phần đưa Ethereum trở nên phổ biến hơn. Chẳng hạn như hiệu ứng mạng ngày càng tăng, kiến ​​trúc phi tập trung, công cụ kiểm tra theo thời gian và một cộng đồng rộng lớn gồm các nhà phát triển Solidity. 

Tuy nhiên, nhu cầu về hợp đồng thông minh Ethereum ngày càng tăng đã dẫn đến việc tăng phí giao dịch mạng theo thời gian. Vì nhu cầu về không gian khối của Ethereum (tài nguyên máy tính) vượt quá nguồn cung. Cuối cùng, nhiều người dùng đã bắt đầu tìm kiếm các giải pháp thay thế với chi phí thấp hơn.

Để đáp ứng nhu cầu của người dùng và nhà phát triển, việc áp dụng các hợp đồng thông minh trên blockchain Layer 1, sidechains và Layer-2 đã nhanh chóng tăng lên trong năm qua. Từng chỉ là lý thuyết, hệ sinh thái đa chuỗi giờ đây đã trở nên rõ ràng hơn khi được chứng minh bằng sự đa dạng hóa ngày càng tăng của tổng giá trị tài sản bị khóa của hệ sinh thái DeFi trên nhiều môi trường chuỗi khác nhau. Các chỉ số bổ sung trên chuỗi, chẳng hạn như địa chỉ hoạt động hàng ngày, số lượng giao dịch và mức tiêu thụ băng thông mạng, cũng cho thấy rõ sự phát triển của hệ sinh thái đa chuỗi.

A screenshot of a computer  Description automatically generated with medium confidence

Sự sẵn có của các môi trường trên chuỗi mới đã làm tăng thông lượng tổng thể của toàn bộ nền kinh tế hợp đồng thông minh, dẫn đến việc giao dịch với chi phí thấp hơn. Bên cạnh đó, mỗi mạng blockchain, sidechain và Layer-2 cung cấp cách tiếp cận riêng đối với: Khả năng mở rộng, phân quyền, thiết kế cơ chế, đồng thuận, thực thi, tính khả dụng của dữ liệu, quyền riêng tư và hơn thế nữa… Trong hệ sinh thái đa chuỗi, tất cả các phương pháp tiếp cận khác nhau này có thể được thực hiện và thử nghiệm song song để thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái.

Cộng đồng Ethereum đã chấp nhận phương pháp tiếp cận đa chuỗi. Bằng chứng là Ethereum đã áp dụng lộ trình mở rộng quy mô thông lượng của toàn hệ sinh thái thông qua việc triển khai giải pháp mở rộng lớp 2 khác nhau. Mạng Layer-2 tăng lưu lượng giao dịch của hợp đồng thông minh dựa trên Ethereum, dẫn đến phí thấp hơn cho mỗi giao dịch trong khi vẫn giữ được các thuộc tính bảo mật của mạng chính Ethereum. Điều này thực hiện được bằng cách xác minh các tính toán ngoài chuỗi trên khối cơ sở Ethereum, sử dụng bằng chứng gian lận (fraud proofs) hoặc bằng chứng hợp lệ (validity proofs). 

Để tận dụng lợi thế của hệ sinh thái đa chuỗi, nhiều nhà phát triển đang triển khai ngày càng nhiều cơ sở mã hợp đồng thông minh hiện có trên nhiều mạng thay vì chỉ trên một blockchain. Bằng cách phát triển hợp đồng thông minh đa chuỗi, các dự án vừa có thể mở rộng cơ sở người dùng, vừa có thể thử nghiệm các tính năng mới trên mạng với chi phí thấp hơn. 

Phương pháp tiếp cận đa chuỗi ngày càng trở nên phổ biến trên nhiều ngành dọc DeFi. Một số ví dụ điển hình: SushiSwap DEX được triển khai trên 15 chuỗi, công cụ tổng hợp lợi nhuận Beefy Finance trên 12 chuỗi, Aave triển khai trên 3 chuỗi…

Hạn chế của hợp đồng thông minh đa chuỗi

Trong khi hệ sinh thái đa chuỗi cung cấp nhiều lợi ích cho cả người dùng và nhà phát triển, việc triển khai cùng một mã hợp đồng thông minh trên nhiều chuỗi cũng dẫn đến một số thách thức và sự đánh đổi riêng.

Thứ nhất, mỗi lần triển khai mới mã hợp đồng thông minh đa chuỗi trên một mạng blockchain khác sẽ tạo ra bản sao hoàn toàn mới của ứng dụng. Điều này có nghĩa nó không còn là một ứng dụng hợp nhất duy nhất, không có sự tương tác nào giữa các lần triển khai trên các môi trường blockchain khác nhau. Mặc dù người dùng có thể truy cập bản sao của ứng dụng trên mạng ưa thích, nhưng trải nghiệm người dùng sẽ không nhất thiết phải giống nhau từ chuỗi này sang chuỗi khác.

Tim hieu ve hop dong thong minh chuoi cheo - anh 2

Điều này thể hiện rõ ràng nhất với các sàn giao dịch phi tập trung, đặc biệt là các công cụ AMM khi áp dụng phương pháp tiếp cận đa chuỗi. Vì tài sản của người dùng chỉ có thể tồn tại trên một chuỗi khối tại bất kỳ thời điểm nhất định nào, nên tính thanh khoản trong toàn bộ ứng dụng trở nên phân mảnh trên môi trường chuỗi khác nhau. Kết quả là làm giảm tính thanh khoản trong mỗi lần triển khai riêng lẻ, dẫn đến trượt giá cao hơn cho người dùng và giảm phí giao dịch. Hơn nữa, mỗi lần triển khai AMM trên một blockchain khác đều bắt đầu lại từ đầu với tính thanh khoản bằng không. Điều này có thể dẫn đến việc pha loãng token gốc của giao thức nếu các chương trình khai thác thanh khoản được mở rộng như một cách để khởi động thanh khoản.

Thứ hai, bất kỳ ứng dụng nào yêu cầu một nguồn xác thực về trạng thái của ứng dụng, chẳng hạn như hệ thống tên miền trực tuyến với cơ quan đăng ký trung tâm, đều khó triển khai theo cách đa chuỗi. Nếu nhiều đăng ký được triển khai trên nhiều chuỗi khối thì cùng một tên có thể được đăng ký nhiều lần trên chuỗi khác nhau với chủ sở hữu khác nhau. Điều này có thể sẽ dẫn đến xung đột. Do đó, các ứng dụng yêu cầu trạng thái nhất quán toàn cầu thường được triển khai với một mạng blockchain mà thôi. 

Ngoài những thách thức ở cấp độ ứng dụng, hệ sinh thái đa chuỗi còn gia tăng sự khó khăn cho người dùng cuối – những người được yêu cầu học cách tương tác với số lượng mạng ngày càng tăng. Điều này khiến người dùng phải mất thời gian, công sức để sử dụng tài sản của mình trên nhiều Dapp khác nhau.

Cuối cùng, hạn chế cơ bản của các hợp đồng thông minh đa chuỗi đó là sự thiếu tương tác trên các blockchain, sidechains và Layer-2 khác nhau. Trong khi các cầu nối token tồn tại để hỗ trợ các ứng dụng đa chuỗi, khả năng truyền dữ liệu an toàn giữa các blockchain lại mở ra một mô hình thiết kế hoàn toàn mới về cách các hợp đồng thông minh có thể được kiến ​​trúc.

Giới thiệu về hợp đồng thông minh chuỗi chéo

Giao tiếp chuỗi chéo an toàn (bao gồm việc truyền dữ liệu tùy ý và lệnh giữa các môi trường trên chuỗi) cho phép tạo ra các hợp đồng thông minh xuyên chuỗi. 

Tim hieu ve hop dong thong minh chuoi cheo - anh 3
Hợp đồng thông minh chuỗi chéo là một Dapp thống nhất với logic trên các blockchain khác nhau.

Mặc dù điều này có thể được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau, nhưng ở cấp độ cơ bản, mô hình thiết kế hợp đồng thông minh xuyên chuỗi cho phép nhà phát triển chia các ứng dụng của họ thành các thành phần được mô-đun hóa. Về bản chất, các hợp đồng thông minh khác nhau trên các chuỗi khác nhau thực hiện các tác vụ khác nhau. Nhưng tất cả vẫn đồng bộ và hướng tới hỗ trợ một trường hợp sử dụng duy nhất. 

Điều này cho phép các nhà phát triển tận dụng mạng blockchain khác nhau vì những lợi ích độc đáo. Họ có thể tạo ra một ứng dụng phi tập trung sử dụng chuỗi khối có khả năng chống kiểm duyệt cao để theo dõi quyền sở hữu tài sản, một chuỗi khối thông lượng cao để giao dịch với độ trễ thấp, một chuỗi khối bảo vệ quyền riêng tư cho người dùng… 

Hơn nữa, mô hình thiết kế hợp đồng thông minh chuỗi chéo còn được sử dụng để tăng khả năng tương tác liền mạch của một mã hợp đồng thông minh trên nhiều mạng blockchain. Điều này giúp chuẩn hóa trải nghiệm người dùng trên các môi trường chuỗi khác nhau với các ứng dụng đa chuỗi hiện có. Nhìn chung, các hợp đồng thông minh chuỗi chéo giúp giải quyết nhiều hạn chế của hợp đồng thông minh đa chuỗi. 

Để giới thiệu tiềm năng của các hợp đồng thông minh chuỗi chéo, dưới đây là một số ví dụ điển hình.

Cross-Chain Exchange

Cross-Chain Exchange là một sàn giao dịch phi tập trung chuỗi chéo (DEX) cung cấp cho người dùng khả năng thực hiện giao dịch tạo nguồn thanh khoản từ các nhóm token trên các mạng blockchain khác nhau. Đây được hiểu như một cách để giảm thiểu vấn đề phân mảnh thanh khoản khi triển khai DEX đa chuỗi. 

Ví dụ: Trong quá trình giao dịch, các token đầu vào của người dùng được chia nhỏ và kết nối với các chuỗi khối khác nhau để đạt được giá thực hiện tốt nhất.  Còn các token đầu ra thu được sẽ được bắc cầu trở lại chuỗi khối gốc và vào ví người dùng. Do đó, tính thanh khoản trên tất cả các mạng blockchain được tăng cường đáng kể, mang lại cho người dùng mức trượt giá thấp hơn trong các giao dịch của họ. Đồng thời đem đến với mức phí cao hơn cho các nhà cung cấp thanh khoản trên mỗi chuỗi.

Hơn nữa, các DEX chuỗi chéo có thể được thiết kế để cho phép người dùng giao dịch token gốc của họ từ một môi trường chuỗi khối. Qua đó có thể lấy token gốc từ một môi trường chuỗi khối khác. Chẳng hạn như người dùng giao dịch ETH trên chuỗi khối Ethereum để lấy BTC trên chuỗi khối Bitcoin. Điều này cho phép người dùng tiếp cận với các tài sản gốc trên các nền tảng blockchain khác nhau mà không yêu cầu token phải giao dịch tập trung.

Cross-Chain Yield Aggregation

Một công cụ tổng hợp lợi nhuận chuỗi chéo do người dùng ký gửi vào các giao thức DeFi khác nhau tồn tại trong hệ sinh thái đa chuỗi. Bằng cách tăng phạm vi của các nguồn tạo ra lợi nhuận tiềm năng, người dùng có thể tạo ra lợi nhuận cao hơn mà không cần phải bridge token qua các chuỗi theo cách thủ công. Điều này sẽ làm giảm đáng kể sự xung đột của yield farming đa chuỗi. 

Thiết kế này cũng có tác dụng phụ là tăng tính thanh khoản trên toàn hệ sinh thái đa chuỗi bằng cách giúp tăng tổng giá trị được khóa của các ứng dụng DeFi trong môi trường chuỗi mới.

Cross-Chain Lending

Các thị trường tiền tệ chuỗi chéo có thể thúc đẩy việc tạo ra các khoản vay liên chuỗi. Qua đó cho phép người dùng gửi tài sản thế chấp (ví dụ: ETH) vào một thị trường chuỗi khối và sau đó vay các token (ví dụ: USDC) từ một thị trường chuỗi khối khác. Điều này cho phép người dùng giữ tài sản thế chấp của họ trên một chuỗi khối có tính bảo mật cao trong khi mượn token ở chuỗi khối thông lượng cao hơn để triển khai vào các ứng dụng trong môi trường chuỗi đó.

Một thị trường tiền tệ chuỗi chéo cũng có thể cho phép người dùng vay các token trên một blockchain khác với lãi suất thấp hơn. Các khoản tiền đã vay sau đó được bắc cầu trở lại chuỗi nơi khoản vay được mở. Điều này giúp tiêu chuẩn hóa lãi suất trên chuỗi khối, dẫn đến chi phí thấp hơn cho người vay khi thị trường tiền tệ có tính thanh khoản thấp hơn, lãi suất đi vay cao hơn.

Cross-Chain DAOs

Các tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) có thể tận dụng khả năng tương tác chuỗi chéo để bỏ phiếu trên một hoặc nhiều mạng blockchain có thông lượng cao. Kết quả sau đó được chuyển tiếp trở lại mạng blockchain với chi phí cao hơn, nơi tồn tại hợp đồng quản trị cốt lõi của giao thức. Điều này sẽ khuyến khích sự tham gia nhiều hơn bằng cách giảm chi phí giao dịch cho những người tham gia DAO. Đồng thời vẫn duy trì tính minh bạch trên chuỗi và khả năng chống kiểm duyệt cho mỗi người tham gia.

Hơn nữa, một DAO chuỗi chéo có thể chi phối và sửa đổi các thông số của hợp đồng thông minh trên mạng blockchain khác nhau một cách liền mạch. Ngoài ra còn mở rộng phạm vi được quản lý bởi chủ sở hữu token trong một hoặc nhiều môi trường trên chuỗi.

Cross-Chain NFTs

Thị trường Cross-chain (NFT) có thể cho phép người dùng niêm yết và đặt giá thầu với các NFT được lưu trữ trên bất kỳ mạng blockchain nào. Điều này giúp tăng khả năng tiếp cận và tính thanh khoản của NFT. Đồng thời cho phép chúng được bắc cầu trên các môi trường trực tuyến một cách liền mạch sau khi quá trình đấu thầu đã hoàn thành. 

Ngoài ra, các ứng dụng trò chơi trên một chuỗi khối có thể tận dụng khả năng tương tác chuỗi chéo để theo dõi quyền sở hữu NFT trên một chuỗi khối khác. Điều này cho phép người dùng giữ NFT an toàn trên chuỗi khối mà họ lựa chọn nhưng vẫn có khả năng sử dụng NFT trong các ứng dụng trò chơi trên bất kỳ chuỗi khối nào khác.

Kết luận

Mặc dù vẫn còn một số hạn chế nhất định, nhưng nhìn chung, hệ sinh thái đa chuỗi với nhiều sự đổi mới chất lượng đang ngày càng thu hút các nhà phát triển triển khai ứng dụng vào các môi trường bổ sung trên chuỗi. Từ đó giúp gia tăng cơ sở người dùng cho ứng dụng.