Top 6 nền tảng dành cho nhà sáng tạo nội dung Web3

Web3 đang mở ra một thế giới riêng dành cho những nhà sáng tạo nội dung, từ NFT đến nền tảng xuất bản văn học dựa trên blockchain và thậm chí cả DAO dành cho nhà văn.

7792Total views
Top 6 nen tang danh cho nha sang tao noi dung Web3 - anh 1
Top 6 nền tảng dành cho nhà sáng tạo nội dung Web3

Hầu hết mọi người liên kết các NFT với nghệ thuật kỹ thuật số và đồ sưu tầm, nhưng ngày càng có nhiều nhà văn và nhà thơ cũng đang tạo ra một không gian cho các NFT văn học trên blockchain. 

Ngày nay, blockchain đóng vai trò là một phương tiện xuất bản tiên tiến đã truyền cảm hứng cho các tác giả và nhà thơ mới nổi kết nối với khán giả là những nhà sưu tầm các tác phẩm kỹ thuật số và những người theo chủ nghĩa vị lai –  một trào lưu văn học và nghệ thuật bắt đầu vào đầu thế kỷ 20.

Không giống như các đơn vị xuất bản truyền thống, tác giả sẽ được tham gia vào quy trình xuất bản theo mô hình mở của Web3. Tức là tác giả sẽ tham gia từ công đoạn sản xuất ban đầu cho đến đúc kết thành một tác phảm chỉnh chu. Điều này cho phép tác giả đặt giá tác phẩm của riêng họ. 

Bài viết này sẽ tổng hợp 6 nền tảng và cộng đồng – bao gồm một số tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) – đang thử nghiệm NFT văn học trên blockchain.

Mirror

Mirror là một trong những nền tảng xuất bản Web3 đầu tiên phổ biến nhất đối với các nhà sáng tạo nội dung. Tương tự như phiên bản phi tập trung của nền tảng blog Medium, Mirror cho phép bất kỳ ai có ví Ethereum (thông qua MetaMask, Rainbow hoặc Coinbase Wallet) đều có thể tạo tài khoản và bắt đầu xuất bản nội dung dưới dạng bài viết của họ. 

Các tác giả cũng có thể biến các bài đăng của họ thành đồ sưu tầm, nghĩa là người đọc sẽ có thể mua chúng dưới dạng NFT. Các công ty và tổ chức cũng có thể tạo các trang blog trên Mirror và cho phép các tác giả tự do đóng góp bài viết trên trang blog đó.

Adam Levy, nhà sáng tạo Web3 và là người dẫn chương trình “Mint”, một podcast ghi lại cuộc sống của người sáng tạo, sử dụng Mirror kết hợp với Substack – một công cụ đăng ký Web2 phổ biến, làm nền tảng bản tin.

Ngoài ra, Levy sử dụng Bello – một công cụ phân tích no-code blockchain, tích hợp “token-gate” cho một số nội dung trên Mirror và liên kết địa chỉ ví của người đọc với địa chỉ email của họ. Điều này cho phép anh ấy tham khảo chéo trình đọc Substack  với trình đọc Mirror để khám phá thêm về danh tính Web3 của người đọc từ NFT trong ví của họ. 

Kendall Warson, nhà đồng sáng lập nền tảng khám phá nghệ thuật NFT Cohart, đánh giá cao Mirror vì trải nghiệm người dùng trên nền tảng này rất mượt.  

Warson cũng nói thêm rằng người dùng Twitter – những người thường sử dụng Web3 nhiều hơn so với người dùng của các nền tảng xã hội lớn khác, đang quen với việc xem và chia sẻ lại các bài đăng trên Mirror. Điều này khuyến khích người đọc thu thập nội dung dưới dạng NFT, tự hào rằng là chủ “sở hữu” của các phần nội dung được lưu hành rộng rãi.

Một số người dùng thậm chí đang thử nghiệm Mirror cho mục đích học thuật. Nhà nghiên cứu về quyền riêng tư Anastasia Uglova đã chọn xuất bản luận án tốt nghiệp của mình trên Mirror để người đọc có thể dễ dàng tương tác với nó, không giống như hầu hết các bài báo học thuật nằm trong cơ sở dữ liệu và thường bị tính phí như JSTOR.

Soltype

Soltype là một nền tảng dựa trên chuỗi khối Solana đang thử nghiệm việc xuất bản sách dưới dạng ebook hoặc audiobook. Soltype đã phát hành tựa sách đầu tiên có tên là “Riglan,” của nhà văn Marvel B. Earl.

Đồng sáng lập Juan Briceno cho biết: “Sẽ có 1.001 bản sao của cùng một cuốn sách. Ảnh bìa sẽ khác nhau về độ hiếm, nhằm mục đích tạo ra nhiều nhu cầu hơn đối với đồ sưu tầm. Các cuốn sách cũng sẽ được “NFT-gated”, nghĩa là chỉ những người sưu tập nắm giữ NFT tương ứng trong ví tiền mã hóa của họ mới có thể truy cập văn bản.

Soltype cũng cung cấp một thị trường thứ cấp nơi người đọc có thể bán lại cuốn sách: “Khi bạn bán cuốn sách đó, bạn không thể đọc nó nữa, vì bạn không còn là chủ sở hữu của quyển sách đó”, Briceno giải thích.

Theo Briceno, đội ngũ Soltype cũng đang quan sát ngành xuất bản truyền thống để tìm kiếm các cơ hội tiềm năng nhằm một ngày nào đó đưa blockchain trở thành xu hướng chủ đạo.

Top 6 nen tang danh cho nha sang tao noi dung Web3 - anh 2

Alexandria Labs

Tương tự như Soltype dựa trên chuỗi khối Solana, Alexandria là một nền tảng xuất bản sách có độ hiếm dựa trên Ethereum và Optimism. Đáng chú ý, Alexandria lưu trữ sách trên Hệ thống tệp liên hành tinh (IPFS), một mạng lưu trữ đám mây phi tập trung giúp đảm bảo sách của tác giả không bao giờ bị kiểm duyệt hoặc gỡ bỏ nền tảng.

Tác giả có thể xuất bản cuốn sách dưới dạng token-gate hoặc công khai. Cả hai tùy chọn đều có thể xem được trên thiết bị đọc sách điện tử của Alexandria.

Nhà đồng sáng lập Alexandria Labs, Amelie Lasker cho biết: 

“Một số tác giả chỉ muốn mọi người đọc một cuốn sách… và biến nó thành nguồn mở hoàn toàn, đọc miễn phí và mọi người có thể sưu tầm. Nhưng các tác giả khác thực sự muốn bảo vệ tài sản trí tuệ của họ. Đó là lý do tại sao thiết bị đọc sách điện tử của chúng tôi cho phép tác giả giải mã và mã hóa cuốn sách đó.”

Vì Alexandria chuyên bảo tồn độ hiếm của sách kỹ thuật số nên tất cả các ấn bản đầu tiên của sách trên Alexandria chỉ có tối đa 100 bản, nhưng các tác giả có thể phát hành bao nhiêu ấn bản tiếp theo tùy nhu cầu của họ.

Alexandria đã phát hành hai cuốn sách đầu tiên: vở kịch công nghệ sâu sắc của Rahul Rana – “Making Moonshots” và tuyển tập truyện ngắn “Tryst” của Ana María Caballero. 

Top 6 nen tang danh cho nha sang tao noi dung Web3 - anh 3

theVERSEverse

Ngoài các nền tảng xuất bản, Web3 cần các phòng trưng bày, cộng đồng và giám tuyển cho các tác phẩm văn học. Phòng trưng bày thơ NFT – theVERSEverse, giải quyết những nhu cầu này bằng cách tập hợp các NFT thơ từ khắp các blockchain và nền tảng khác nhau vào phòng đọc của nó.

Được đồng sáng lập bởi Sasha Stiles, Caballero và Kalen Iwamoto, theVERSEverse tổ chức các Twitter Spaces thường xuyên, đồng thời hiển thị ở cả phòng trưng bày kỹ thuật số và IRL (trong đời thực) trên toàn thế giới và metaverse.

Top 6 nen tang danh cho nha sang tao noi dung Web3 - anh 4

PageDAO

PageDAO là tổ chức tự trị phi tập trung do nhà sáng tạo nội dung thành lập với mục tiêu phát hành một token tiền mã hóa dành cho sách. Token tiện ích và quản trị của PageDAO có tên là PAGE, cho phép các tác giả và cộng đồng viết lách tạo ra các thị trường độc đáo xung quanh các NFTBook của họ bằng cách sử dụng các nguyên tắc trong không gian DeFi (tài chính phi tập trung). 

Việc sở hữu token PAGE cấp cho thành viên quyền quản trị, quyền truy cập vào các đặc quyền và khả năng mua nội dung được tuyển chọn. Các tác giả thành viên cũng đang thử nghiệm sách NFT trên OpenSea và Readme Books NFTBook Minter của PageDAO.

Top 6 nen tang danh cho nha sang tao noi dung Web3 - anh 5

Paragraph

Bản tin có thể phục vụ một mục đích quan trọng trong sự nghiệp của tác giả, cho phép họ xây dựng một lượng độc giả trung thành. Paragraph là một công cụ bản tin dành cho không gian Web3, nơi người đọc có thể đăng ký qua ví tiền mã hóa hoặc địa chỉ email của họ và các tác giả có thể phát hành airdrop để khuyến khích người đọc theo dõi bản tin của họ. Các tác giả cũng có thể gửi các bản tin được kiểm soát bằng token cho người dùng và yêu cầu họ mua NFT để có thể truy cập.

Nền tảng này có khả năng tùy biến cao và thậm chí cho phép nhà sáng tạo nội dung xây dựng các nhóm cộng tác viên phi tập trung và chia sẻ thu nhập cho tất cả thành viên trong nhóm.

Sự phổ biến ngày càng tăng của NFT văn học

Nhờ nỗ lực của các tác giả xây dựng nội dung trên blockchain nói chung và Web3 nói riêng, những nhà sưu tầm bắt đầu coi NFT văn học là một những tác phẩm có giá trị và đáng để sưu tầm. 

Theo Soltype, kể từ tháng 11/2021 đến tháng 12/2022, doanh số của các NFT văn học đạt được 25 triệu USD.

Trên thực tế, NFT văn học đã được các nhà lãnh đạo nổi tiếng trong giới truyền thông để mắt đến. Điển hình là cựu Chủ tịch tạp chí Time – Keith Grossman, đã mua một NFT của tập truyện ngắn đã cháy hàng của tác giả Caballero, “Tryst” trên thị trường thứ cấp.

Top 6 nền tảng dành cho nhà sáng tạo nội dung Web3