“Buy the dip” có phải là chiến lược tốt nhất để gia tăng lợi nhuận?
Chiến lược “buy the dip” có thực sự giúp nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận?
Bắt đáy (buy the dip) là một chiến lược phổ biến của các nhà đầu tư (NĐT) trong thị trường tài chính nói chung và tiền mã hóa nói riêng, đặc biệt là đối với các giao dịch về Bitcoin. Điều này xảy ra khi giá của các loại tài sản như Bitcoin tiệm cận ở mức thấp nhất trước khi đảo chiều cho một đợt tăng giá khác. Lúc này, chiến lược “buy the dip” có thể là một chiến lược rất khôn ngoan và mang lại lợi nhuận lớn cho các NĐT khi tham gia thị trường này. Để hiểu rõ hơn về chiến lược này, hãy cùng Coinvn tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé.
Bài viết này sẽ bao gồm một số nội dung chính sau đây:
- Khái niệm bắt đáy (buy the dip) và một số ví dụ thực tiễn của nó trong các đợt điều chỉnh năm 2017 và sự kiện “flash crash” vừa qua.
- Với một NĐT, liệu rằng đây có phải là một chiến lược giao dịch hiệu quả hay không?
Buy the dip trong Bitcoin là gì?
Thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường tiền mã hóa nói riêng, có xu hướng dao động mạnh về giá cả. Ngay cả khi có một xu hướng tăng hay giảm rõ ràng, giá cũng không đơn thuần chỉ đi theo một đường thẳng nhất định. Thay vào đó, chúng ta sẽ thấy có những đợt điều chỉnh. Và thông thường, đây sẽ là cơ hội để cho các NĐT có thể tham gia thị trường với mức giá thấp hơn so với bình thường.
Và đây sẽ là lúc chiến lược “buy the dip” phát huy tác dụng. Về lý thuyết, điều đó có nghĩa là các nhà giao dịch nên mở một vị thế khi giá giảm xuống nếu họ tin rằng xu hướng sau đó sẽ xuất hiện một xu hướng giá bật tăng trở lại. Nghe có vẻ hợp lý và đơn giản, nhưng trên thực tế, không phải NĐT nào cũng có thể áp dụng nó một cách dễ dàng. Tâm lý hoảng loạn khi thấy tài sản của mình liên tục mất đi sẽ khiến cho họ khó có thể giữ vững được tinh thần thép để tiếp tục mua vào.
Buy the dip trong đợt tăng giá của Bitcoin năm 2017
Có thể cho rằng đợt tăng giá ấn tượng nhất trong lịch sử của Bitcoin đã xảy ra vào năm 2017. Đồng tiền mã hóa chính bắt đầu chu kỳ tăng giá đáng nhớ của mình vào thời điểm từ dưới 4.000 USD vào mùa hè và vọt lên mức gần 20.000 USD vào tháng 12. Đặc biệt hơn, chúng ta đã chứng kiến chặng đường từ 6 nghìn USD lên 20 nghìn USD kéo dài chỉ vỏn vẹ ba tuần.
Nói như vậy không có nghĩa là việc BTC tăng từ 4.000 USD lên gần 20.000 USD theo một phương thẳng đứng. Vào giữa tháng 11, giá đã sụt giảm từ mốc 8.000 USD xuống dưới 6.000 USD. Tiếp đến, đầu tháng 12, giá rớt từ mốc 16.000 USD xuống còn 13.000 USD. Phần lớn những mức giảm trong giai đoạn này đều đạt ở mức 30% giá BTC tại thời điểm đó.
Điều đáng chú ý ở đây là nếu các NĐT tin tưởng vào tương lai của Bitcoin, coi những lần giảm giá trong giai đoạn này là các đợt điều chỉnh để chuẩn bị cho một chiến lược tăng giá mới thì họ có thể mua và tích lũy khi giá đang ở mức thấp. Thậm chí, khi Bitcoin giảm xuống mức 3.120 USD vào cuối năm 2018, nếu các NĐT “bắt đáy” vào thời điểm này thì tính đến nay, họ đã gia tăng giá trị khoản đầu tư của mình lên rất nhiều lần rồi.
Buy the dip vào năm 2021
Năm 2021 có lẽ là một năm cũng không kém biến động với đồng tiền Bitcoin. Giá vọt qua mức đỉnh của năm 2017 là tiến thẳng lên mức 30.000 USD khiến nhiều người tin rằng tại thời điểm đó, đây là dấu hiệu của một mùa tăng trưởng mới. Không phụ sự kỳ vọng của các NĐT, giá Bitcoin đã tăng gấp đôi lên mức cao nhất khoảng 64.000 USD vào tháng 4/2021. Đương nhiên, quá trình tăng trưởng này cũng không phải là một con đường bằng phẳng khi vẫn xuất hiện những đợt điều chỉnh lớn lên đến trên 30% giá trị tại thời điểm đó.
Đáng sợ hơn, vào ngày 19/5 vừa qua, một sự kiện “flash crash” đã xảy ra. Giá BTC lao dốc từ mức đỉnh trở về dao động quanh vùng 30.000 USD. Nhiều NĐT tin rằng đây là tín hiệu kết thúc của một mùa tăng trưởng khi giá giảm tới 54% và nó phần nào tương tự với kịch bản của những năm 2017 – 2018 trước đó. Thế nhưng, khi giá vừa chạm mức 30.000 USD, có một lực mua lớn được cho là từ các NĐT tổ chức khiến giá nhanh chóng bật lên mức 40.000 USD. Như vậy, nếu như NĐT biết phân tích thị trường, nắm bắt được thông tin thì họ đã có thể kiếm lời sau những lần thị trường điều chỉnh như thế.
Buy the dip có phải là một chiếc lược giao dịch tốt?
Về lý thuyết, đúng là việc mua tại đáy mang lại cho các NĐT một khoản lợi nhuận kếch xù. Điều này xảy ra với tất cả các loại tiền mã hóa chứ không chỉ riêng về Bitcoin. Tuy nhiên, có hai vấn đề khiến cho việc mua tại đáy gặp nhiều trở ngại.
- Thứ nhất, đó là một xu hướng giảm dài hạn: Không ai biết trước được với mỗi lần giá điều chỉnh thì đó có phải là đáy của một đợt tăng trưởng dương tiếp theo hay không? Nghĩa là, giá có thể giảm xuống nữa và dao động xung quanh vùng đó trong một thời gian dài. Điều này giống như trường hợp năm 2018, giá giảm về mức trên 3.000 USD và nằm yên ở đó cho đến thời điểm hiện tại. Và thật khó có NĐT nào đủ kiên nhẫn để chờ đợi vào một đợt tăng giá sau 4 năm nữa.
- Thứ hai, đó chưa hẳn đã là đáy: Trên thực tế, thị trường luôn biến động không ngừng và không theo một quy luật nào cả. Tất cả mọi phân tích kỹ thuật hay từ các tín hiệu on-chain về cơ bản chỉ cung cấp thông tin để dự đoán xu hướng tiếp theo. Và việc dự đoán này không có gì đảm bảo mức độ chính xác tuyệt đối cả. Rất có thể, bạn nghĩ giá tại thời điểm mua đã là đáy nhưng ngay sau đó giá lại tiếp tục sụt giảm hơn nữa.
Cho dù thế nào đi chăng nữa thì có thể khẳng định rằng chiến lược “buy the dip” sẽ chỉ có hiệu quả khi các NĐT tin tưởng vào tiềm năng của đồng coin đó. Hay nói cách khác, với họ các đợt giảm giá đó chỉ là một điều chỉnh nhẹ của ngài thị trường. Và họ tin rằng đó là thời điểm tốt khi mà giá cả của đồng coin đó mất cân bằng với giá trị. Khi thị trường ổn định, giá cả tăng lên ngang bằng giá trị thì lợi nhuận NĐT kiếm được sẽ ít đi.
Lời kết
Chiến lược “buy the dip” nói chung có thể áp dụng với mọi loại đồng coin trên thị trường hiện nay. Thị trường điều chỉnh càng sâu, lợi nhuận sẽ càng lớn khi NĐT áp dụng chiến lược này. Hi vọng bài viết này đã mang đến cho độc giả những kiến thức cần thiết. Đừng quên chia sẻ nó nếu như bạn thấy hay và hẹn gặp lại tại các bài viết tiếp theo ở Coinvn nhé.