Thị trường NFT đã tạo ra hơn 23 tỷ USD khối lượng giao dịch trong năm 2021

Thị trường NFT đã có một bước nhảy vọt đáng kể trong 2021 khi khối lượng giao dịch tăng 23 tỷ USD với khoảng 140.000 ví blockchain đang tương tác với NFT mỗi ngày.

9984Total views
Listen to article
play!
Thi truong NFT da tao ra hon 23 ty USD khoi luong giao dich trong nam 2021 - anh 1
Thị trường NFT đã tạo ra hơn 23 tỷ USD khối lượng giao dịch trong năm 2021

Năm 2021 chắn hẳn sẽ được ghi danh vào lịch sử tiền mã hóa với tư cách là năm của NFT. Những tệp ảnh JPEG dưới dạng non-fungible tokens (NFT) được bán với mức giá hàng chục triệu USD cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều của nhà bán đấu giá tài sản tác phẩm nghệ thuật dựa trên blockchain. Nhiều tổ chức lớn bắt đầu sử dụng tiền mã hóa trong các giao dịch thanh toán, các thương hiệu thời trang nổi tiếng phát hành những thiết bị đeo kỹ số… Và còn nhiều sự kiện khác nữa đã làm nên một năm 2021 thành công của xu hướng NFT nói riêng và thị trường tiền mã hóa nói chung. 

Theo dữ liệu từ DappRadar, thị trường tiềm năng NFT đã có một năm 2021 kỷ lục khi tạo ra hơn 23 tỷ USD khối lượng giao dịch. Một con số ấn tượng so với mức chưa đến 100 triệu USD được ghi nhận vào năm ngoái. 

Công ty phân tích blockchain có trụ sở tại Lithuania đã theo dõi hơn 30 mạng hỗ trợ các ứng dụng phi tập trung trong năm nay và họ ước tính rằng: “Số lượng ví hoạt động tương tác với NFT hàng ngày đã tăng từ 5.000 vào đầu năm lên khoảng 140.000 ví vào cuối năm.” Ngoài ra, sàn giao dịch vật phẩm kỹ thuật số NFT phi tập trung đầu tiên và lớn nhất trên toàn cầu – NFT Marketplace OpenSea cũng được định giá đến 10 tỷ USD. 

Dưới đây tóm tắt một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng bùng nổ của NFT trong năm nay:

Người nổi tiếng: Những tên tuổi nổi tiếng trong giới giải trí và thể thao như Paris Hilton, Eminem, Naomi Osaka, Tom Brady… đều tham gia vào nền tảng NFT và phát hành những bộ sưu tập NFT của riêng mình. Có thể kể đến nhà vô địch Super Bowl 7 lần – Tom Brady đã ra mắt nền tảng NFT có tên là “Autograph” vào đầu năm nay hay ngôi sao Paris Hilton hợp tác với nhà thiết kế Blake Kathryn ra mắt bộ sưu tập NFT là bộ truyện ba phần độc đáo. Có thể thấy, phần lớn những người có sức ảnh hưởng và người nổi tiếng đã mở đường cho các bộ sưu tập kỹ thuật số đến gần hơn với công chúng nói chung. 

Các thương hiệu lớn: Các thương hiệu lớn cũng không đứng ngoài cuộc chơi khi đổ xô hàng loạt vào xu hướng NFT. Các hãng thời trang cao cấp như Gucci, D&G và Burberry bắt đầu giới thiệu thiết bị đeo ảo đầu tiên của mình. VISA mua thành công một trong số 10.000 hình ảnh 24×24 pixel của bộ sưu tập CryptoPunks NFT, qua đó giúp củng cố trạng thái cổ phiếu blue-chip (cổ phiếu chất lượng được phát hành bởi những công ty lớn). Nike cũng đặt chân vào NFT bằng việc mua lại đôi giày thể thao ảo và RTFKT Studios – startup đồ thể thao, vật sưu tầm ảo trên nền tảng Metaverse. 

Các nhà đấu giá: Các nhà đấu giá nổi tiếng Sotheby’s và Christie’s bắt đầu chấp thuận các tác phẩm kỹ thuật số và sử dụng tiền mã hóa trong giao dịch thanh toán của mình. Vào tháng 3, tác phẩm nghệ thuật được mã hóa “Everydays – The First 5000 Days” của nghệ sĩ kỹ thuật số Mike Winkelmann (hay còn gọi là Beeple) đã được Christie’s bán trong một cuộc đấu giá trực tuyến với mức giá 69,3 triệu USD kèm phí. Con số này đã đưa tên tuổi của Mike gia nhập câu lạc bộ những nghệ sĩ còn sống có tác phẩm nghệ thuật đắt giá nhất thế giới. 

Thi truong NFT da tao ra hon 23 ty USD khoi luong giao dich trong nam 2021 - anh 2

GamFi: Trong khi các ứng dụng tài chính phi tập trung vẫn là một chủ đề nóng trong nửa đầu năm 2021 thì các trò chơi dựa trên blockchain hay có tên gọi khác là GameFi (liên quan đến việc tài chính hóa trò chơi điện tử) đã nhanh chóng thu hút được nhiều người dùng. Theo DappRadar, các trò chơi có cơ chế play-to-earn và sử dụng NFT hiện đang chiếm 51% mức sử dụng của thị trường NFT trong khi DeFi chỉ chiếm mức 37%.

Vốn đầu tư mạo hiểm: Sự cường điệu về thị trường NFT nói chung và GameFi nói riêng đã thu hút các nhà đầu tư mạo hiểm rót gần 4 tỷ USD vào danh mục này.

Metaverse: Việc Facebook đổi thương hiệu thành Meta đã làm giá trị của các dự án liên quan đến Metaverse tăng vọt. Các thế giới ảo trên nền tảng blockchain như The Sandbox và Decentraland đã tạo ra hơn 500 triệu USD khối lượng giao dịch và đạt mức vốn hóa thị trường là 3,6 tỷ USD.

Người đứng đầu bộ phận tài chính và nghiên cứu của DapRadar – Modesta Massoit nhận định rằng: “Năm tới có thể sẽ là năm của Metaverse. NFT đã thay đổi cách chúng ta suy nghĩ về quyền sở hữu một loại tài sản và mở ra cơ hội tài chính mới cho tất cả những người sáng tạo, nhà đầu tư bán lẻ, nhà đầu tư mạo hiểm và các tổ chức. Rất có thể 90-95% dự án NFT và Metaverse có thể về 0 tại một thời điểm nào đó nhưng điều đó không có nghĩa là bong bóng sẽ vỡ. Sự cường điệu về NFT và Metaverse đang giảm dần, thay vào đó chuyển thành viễn cảnh phức tạp hơn nhưng rõ ràng hơn. Chúng sẽ tập trung vào tiện ích và hợp nhất các danh mục tài chính, trò chơi phi tập trung dưới sự bảo trợ của Metaverse.”

Với những thông tin trên, có thể xem năm 2021 như là bước lấy đà mạnh mẽ của NFT để bùng nổ nhiều hơn với các dự án đầy triển vọng trong năm 2022. Hãy cùng chờ đón xem xu hướng nào sẽ được gọi tên trong năm mới sắp đến! 

Tin tức tiền mã hóa 24/7
Thảo luận về tiền mã hóa tại đây
Xem thêm
articles