Phân tích biến động giá Solana (SOL), Ethereum Classic (ETC) và Fantom (FTM)
Xu hướng giảm dường như bao trùm khiến giá SOL, ETC và FTM liên tục phá vỡ các mức hỗ trợ quan trọng.
Mặc dù thị trường đã có những dấu hiệu phục hồi sau ngày 24/02/2022 vừa qua nhưng có vẻ như đâu đó vẫn tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng theo dõi và phân tích biến động giá của ba dự án Solana (SOL), Ethereum Classic (ETC) và Fantom (FTM).
Solana (SOL)
Khi thị trường sụp đổ thời gian gần đây (24/02), Solana (SOL) dường như cũng đã đánh mất đi lợi thế của mình. Giá SOL thời điểm đó đã giảm từ mốc 105,4 đô la Mỹ xuống mức hỗ trợ tại 77,5 đô la Mỹ. Tuy nhiên, dường như đây là một mức giá “hời” đối với những người yêu thích đồng coin này. Bởi lẽ, ngay sau đó giá SOL đã nhanh chóng bật tăng trở lại.
Trong sáu ngày tiếp theo, mức 105 đô la Mỹ trở thành mức kháng cự và SOL đã tích cực đẩy lấy lại mức giá này. Tuy nhiên, khi vừa chạm đến thì giá đã bị đẩy ngược trở lại sau đó. Thậm chí, phe gấu còn tiếp tục đẩy giá SOL xuống, khiến nó phá vỡ mức hỗ trợ của đường xu hướng (đường nét đứt màu cam như hình dưới đây). Tiếp đến, giá SOL đã kiểm tra (test) lại mức hỗ trợ ở mức 86,7 đô la Mỹ vào ngày 05/03.
Tại thời điểm viết bài, SOL đang được giao dịch ở mức 82,91 đô la Mỹ, tương đương với mức giảm lên đến 6,2% trong 24 giờ qua. Chỉ số RSI (chỉ số sức mạnh tương đối) hiện đang ở 32,35 và nó có vẻ yếu. Tồi tệ hơn nữa, chỉ số AO (Awesome Oscillator là một chỉ số dạng đồ thị, được thiết kế để đo lường xu hướng biến động của thị trường) vẫn nằm dưới mức 0 (hiện là 0,9203). Có vẻ như thời gian tới đây sẽ là một quãng thời gian không mấy lạc quan đối với loại tài sản này.
Ethereum Classic (ETC)
Giá Ethereum Classic (ETC) đã đánh mất mốc 32,94 đô la Mỹ và trên đà tiệm cận mức hỗ trợ thấp nhất trong tháng 2 ở 23,66 đô la Mỹ. May mắn là ngay sau đó giá đã được đẩy lên và chạm đến vùng trên 30 đô la Mỹ vào ngày 01/03.
Giá ETC đã đi ngang trong vùng này trước khi sụt giảm trở lại sau đó vài ngày. Thời điểm này, giá ETC đã hai lần kiểm tra lại mức hỗ trợ tại 27,1 đô la Mỹ vào ngày 05 và 06/03. Có thể chính điều này đã khiến nó suy yếu dần đối với mức hỗ trợ đó.
Tại thời điểm viết bài, giá ETC đang được giao dịch ở mức 26,5 đô la Mỹ, giảm 4,1% trong 24 giờ qua. Chỉ số RSI dao động ở mức 31,97, còn CMF (Chaikin Money Flow là một chỉ báo được sử dụng để đo khối lượng dòng tiền trong một khoảng thời gian nhất định) vẫn đang dao động dưới mức 0. Kết hợp cả hai điều này cho chúng ta dấu hiệu về một xu hướng giảm có thể xảy ra. Với giả thuyết này, mức hỗ trợ tiếp theo có thể nằm ở 26,08 đô la Mỹ.
Fantom (FTM)
Giá Fantom (FTM) hình thành mô hình nêm giảm khi nó giảm từ mốc 2,05 đô la Mỹ để đạt hỗ trợ quan trọng ở 1,34 đô la Mỹ vào ngày 24/02. Như thường lệ, lực mua được đẩy vào thị trường và nâng giá đồng tiền này lên ngay sau đó. Nó nhanh chóng bật tăng trở lại và cán mốc 2,05 đô la Mỹ sau đó vài ngày.
Tuy nhiên, phe gấu đã đẩy giá xuống một lần nữa. Sau ngày 02/03, FTM đã phá vỡ hỗ trợ của đường xu hướng (đường đứt nét màu cam) và chạm mức sàn 1,62 đô la Mỹ. Tại thời điểm viết bài, FTM đang giao dịch ở mức giá 1,37 đô la Mỹ, giảm 17,2% so với ngày trước đó. Như vậy, giá FTM đã một lần nữa chạm mức hỗ trợ quan trọng giống với thời điểm ngày 24/02 trước đó.
Dường như biến động giá trong ngắn hạn của FTM sẽ là một xu hướng giảm. Giả thuyết này đến từ việc chỉ số RSI hiện ở mức 32,23. Trên thực tế, DMI (Directional Movement Index là hệ thống định hướng, giúp xác định việc liệu thị trường đang biến động có theo xu hướng hay không) cũng dự báo một sự giao nhau trong xu hướng giảm.