Ấn Độ áp thuế hàng hóa và dịch vụ đến 28% với lĩnh vực tiền mã hóa
Các cơ quan thuế Ấn Độ đang có kế hoạch đưa các hoạt động tiền mã hóa vào danh mục Thuế hàng hóa và dịch vụ (Goods and Services Tax – GST)
Theo truyền thông Ấn Độ đưa tin, hội đồng GST đã thành lập một ủy ban để nghiên cứu và lập bản đồ hoạt động tiền mã hóa khác nhau như giao dịch, staking và ví điện tử cho mục đích thuế. Hiện tại, các sàn giao dịch tiền mã hóa tại Ấn Độ đang được đánh thuế GST 18% và được coi là trung gian cung cấp các dịch vụ tài chính liên quan đến tài sản kỹ thuật số.
Phù hợp với chính sách của chính phủ
Hội đồng GST đang có kế hoạch kết hợp các hoạt động tiền mã hóa với các hoạt động đầu cơ khác như cờ bạc, xổ số, cá cược và đua ngựa. Ủy ban GST được thành lập để nghiên cứu hoạt động của lĩnh vực tiền mã hóa và mức thuế liên quan. Ủy ban GST sẽ trình bày báo cáo trong cuộc họp hội đồng GST tiếp theo, tuy nhiên ngày họp vẫn chưa được ấn định.
Việc Hội đồng GST cân nhắc mức thuế cao được xem phù hợp với thái độ cứng rắn của chính phủ Ấn Độ đối với ngành công nghiệp tiền mã hóa.
Đường mòn của các động thái chống tiền mã hóa
Nếu thuế GST được tăng từ 18% lên 28%, đây sẽ là một đòn giáng mạnh khác vào lĩnh vực tiền mã hóa của Ấn Độ. Thông qua ngân sách hàng năm, chính phủ Ấn Độ đã đưa ra một chính sách thuế mới đối với ngành công nghiệp tiền mã hóa, đánh thuế lãi vốn 30% và khoản khấu trừ thuế 1% tại nguồn (TDS) đối với tất cả các khoản chuyển nhượng tài sản kỹ thuật số, được áp dụng từ ngày 01/07/2022.
Động thái này đã làm khối lượng giao dịch trên các sàn giao dịch tiền mã hóa sụt giảm nghiêm trọng so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường tiền mã hóa Ấn Độ cũng đang đối mặt với sự phẫn nộ từ các nhà quản lý, những người đã ngừng hoàn toàn dịch vụ thanh toán tiền mã hóa cho các doanh nghiệp. Đồng thời, các sàn giao dịch hàng đầu như Coinbase, WazirX, CoinSwitch Kuber và CoinDCX đều đã vô hiệu hóa tùy chọn gửi tiền bằng đồng Rupee Ấn Độ.
Bên cạnh thuế thu nhập 30% đối với lợi nhuận tiền mã hóa, 1% TDS và 28% GST, các nhà đầu tư tiền mã hóa cũng phải tính đến phí trao đổi và một số khoản thuế và phụ phí khác. Kết hợp tất cả chúng lại với nhau, các khoản đầu tư tiền mã hóa tại Ấn Độ trở nên cực kỳ đắt đỏ.
Trên hết, việc thiếu các quy định cung cấp môi trường pháp lý và an toàn cho các nhà đầu tư khiến các khoản đầu tư tiền mã hóa tại đất nước đông dân thứ hai trên thế giới trở nên kém hấp dẫn hơn.
Không có Ấn Độ thì đã có UAE
Với tất cả các động thái chống tiền mã hóa “quyết liệt” như hiện nay của Chính phủ Ấn Độ, các công ty tiền mã hóa có khả năng cao sẽ rời nước này để đến các quốc gia có môi trường kinh doanh cởi mở hơn.
Mặt khác, vào tháng 03/2022, UAE đã ban hành một khuôn khổ pháp lý mới cho tiền mã hóa nhằm mục đích bảo vệ nhà đầu tư và thiết kế các tiêu chuẩn quốc tế được tối ưu để quản trị ngành hiệu quả hơn. Động thái đến chỉ sau một tháng Cơ quan Chứng khoán và Tài sản UAE hoàn tất những bước cuối cùng để dọn đường pháp lý chào đón các công ty Crypto.
Ngay sau đó, nhiều sàn giao dịch tiền mã hóa hàng đầu thế giới đã nhanh chóng “đặt chân” vào. Vào ngày 15/03/2022, Binance thông báo đã nhận được giấy phép trở thành nhà cung cấp dịch vụ tiền mã hóa ở Dubai và Bahrain. Đây được xem là cột mốc quan trọng đối với sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất thế giới, tạo tiền đề cho một sự thúc đẩy lớn ở Trung Đông.