Anchor Protocol đã quá cồng kềnh để phát triển?

Anchor Protocol là một nền tảng tiết kiệm tiền mã hóa, cung cấp cho người dùng, các công ty Fintech và các nhà đầu tư một khoản tài chính ổn định có lãi suất cao.

10034Total views
Anchor Protocol da qua cong kenh de phat trien? - anh 1
Anchor Protocol đã quá cồng kềnh để phát triển?

Lời mở đầu

Chúng ta đang sống trong một giai đoạn lịch sử, nơi luôn thường trực sự mâu thuẫn giữa lòng tin và sự bất tín. Sự giằng co còn được phóng đại lên gấp nhiều lần do một hệ thống các yếu tố kích động qua thông tin truyền thông, được thiết kế chuyên biệt để gây ra những phản ứng dữ dội trong tâm lý của chúng ta. Tuy nhiên, có rất ít người sẽ quyết định chọn liệu có hành động hay không giữa những biến chuyển đó, số còn lại sẽ giữ trạng thái tin hoặc không tin. Đương nhiên là lòng tin của một người không nên bị lung lay quá nhiều như ngọn nến trước gió.

Đó cũng là điều mà chính cá nhân người viết bài tự nhắc nhở mình mỗi khi cảm thấy có cảm giác nôn nóng muốn làm gì đó ngay. Hy vọng qua bài viết này, độc giả sẽ có một cái nhìn bình tâm hơn trước thị trường Crypto đang đầy biến động như hiện nay.

Trạm dừng chân tiếp theo của các hoạt động giao dịch token: Giao thức Anchor

Theo nguồn tin từ DefiLlama, từ khi tỉ suất tiền gửi của dự án lên tới 20%, tổng giá trị được khóa (TVL) trên giao thức đã tăng từ 4,3 lên 11,6 tỉ USD. 

Sau đó, rất nhiều sự kiện đã xảy ra: Sự biến động trong thị trường tiền mã hóa đã tăng vọt, giá cổ phiếu được niêm yết của các công ty công nghệ từ vừa tới lớn đã bị phá hủy bởi các chỉ số dữ liệu lạm phát. Thế giới hiện đang trên bờ vực của thảm họa hạt nhân do căng thẳng chính trị trên thế giới. 

Tất cả các lập luận tích cực để duy trì tính thanh khoản trong mức chiến lược 20% đang che giấu sự biến động, họ đang cố giả vờ rằng sự biến động mà chúng ta chưa thể nhìn thấy không thực sự tồn tại. Trong khi đó, lợi suất tiền gửi của Anchor dù bị ảnh hưởng bởi tình thế dao động của thế giới, vẫn giữ nguyên biên độ 19-20% của nó. 

Đồng tiền trên Anchor là UST cũng vậy, nó đã chống lại các cơn bão càn quét xuyên các chuỗi và vẫn vững vàng ở mức tỷ giá 1:1 so với USD, hướng đến mục tiêu làm hài lòng tất cả những người gửi tiền. 

Vậy tại sao chúng ta phải lo lắng? Chẳng phải chúng ta chỉ cần tận hưởng sự phụ thuộc vào chốn an toàn ổn định mà Anchor Protocol mang lại trong một thế giới đầy bất trắc hay sao? Có lẽ chúng ta có thể đấy!

Tóm tắt về Anchor Protocol

Để gói gọn định nghĩa về Anchor Protocol thì nó là giao thức vay mượn của hệ sinh thái blockchain Terra. Giao thức vay này khác với Maker khi nó không phải là nền tảng khai thác tối đa tiền tệ của chính nó. Anchor cũng khác với bộ đôi Aave-Compound khi nó chỉ cho vay một tài sản là UST – stablecoin gốc của Terra. 

Ngược lại, giống như những dự án khác, nền tảng này cho phép sử dụng hai loại token làm tài sản thế chấp có bản chất tạo ra lợi nhuận: LUNA và stETH. Điều này có thể giải thích rất đơn giản theo logic như sau:

  • Anchor thu hút những người gửi UST để đổi lấy lãi suất tiền gửi → giao thức trả tỷ lệ đó từ nguồn dự trữ của nó.
  • Đồng thời, Anchor thu hút những người đi vay tiềm năng cầm cố (hoặc tốt hơn là liên kết bonding) tài sản sinh lời làm tài sản thế chấp → giao thức giữ lại phần lớn lợi suất được tạo ra như một phần tái dự trữ của nó.
  • Người đi vay hiện có thể vay một số tiền UST nhất định dựa trên tỷ lệ khoản vay trên giá trị tham số (Loan-To-Value hoặc LTV, ví dụ: 50%) → giao thức giữ lại lãi suất được trả vào quỹ dự trữ.
  • Anchor giữ lại các khoản phí phụ trợ khác vào quỹ dự trữ, chẳng hạn như một phần của phần thưởng airdrop, phí thanh lý, phí cắt giảm…

Nếu chúng ta tạm thời bỏ qua lý thuyết phản thân (reflexivity) giữa Anchor và hệ sinh thái rộng lớn hơn liên quan đến một số tài sản tiền mã hóa (như UST và LUNA) và các ưu đãi được trả dưới dạng ANC thì Anchor không khác lắm so với một ngân hàng thương mại. Là một ngân hàng được đơn giản hóa, nó sẽ kiếm được nhiều tiền hơn từ tài sản của mình so với những gì nó chi cho các khoản nợ phải trả. Thông thường, các ngân hàng có mức chênh lệch tích cực giữa lãi suất lấy của người vay và lãi suất trả cho người gửi. Vậy đây có phải là trường hợp của Anchor không? Không hẳn vậy.

Anchor là một ngân hàng có giá trị chênh lệch âm. Nghe có vẻ không khả quan mấy đúng không? Trên thực tế về mặt chi phí vốn, Anchor giống quỹ đầu tư tư nhân hơn là một ngân hàng: Trong khi các ngân hàng kiếm tiền từ việc quản lý độc lập cả tài sản và nợ phải trả, mặc dù khái niệm này đã bị lạm dụng trong một thế giới với lãi suất âm, các quỹ đầu tư vẫn thu hút tiền từ một số đối tác nhất định (hứa hẹn tỷ suất sinh lợi cao) và khi đó, họ cần chủ động quản lý tài sản hiệu quả hơn để bù đắp nhiều hơn cho lợi nhuận đã hứa. 

A picture containing text  Description automatically generated

Phương trình trên cho thấy nếu chúng ta nhìn theo một cách khác, cứ 1 đơn vị tài sản thế chấp được cung cấp, Anchor có thể thu hút tối đa được 0,75 đơn vị tiền gửi để đạt điểm hòa vốn. Giả sử LTV cố định là 50%, điều này có nghĩa tỷ lệ sử dụng tiền gửi tối thiểu là 65-70%, Anchor đã tuyên bố trước đây con số này là 60%. Con số này khá hợp lý khi xét theo khía cạnh tài sản của phương trình đang tăng lên một cách nhanh chóng và có rất nhiều người đi vay đang tìm cách nâng cao vị thế của họ. LUNA là một trong những tài sản đã thể hiện tốt nhất trong năm 2021 với lợi tức đầu tư LTM (12 tháng qua) là 750%. Phải đến đầu tháng 12, thị trường mới sôi động đủ để đảm bảo dòng tiền tích cực đến từ lãi suất cho Anchor.

Anchor Protocol da qua cong kenh de phat trien? - anh 2

Nhưng với mức chênh lệch tiêu cực, bạn đang chạy đua với thời gian và chỉ còn là vấn đề sớm hay muộn trước khi giao thức bị ảnh hưởng bởi bản chất theo chu kỳ của nó. Với sự biến động ngày càng tăng trên tất cả các thị trường, nhu cầu tìm kiếm đòn bẩy bị đình trệ và biến đổi thành sự ổn định. Chính xu hướng đó trong hệ sinh thái Terra tạo ra hệ quả là giờ đây đã có ít người đi vay hơn và ít tài sản được ký gửi hơn cho Anchor.

Anchor Protocol da qua cong kenh de phat trien? - anh 3

Theo khái niệm của Adam Smith (người được xem là cha đẻ của nền kinh tế hiện đại), các tác nhân thị trường sẽ giảm động cơ gửi tiền (bằng cách giảm lãi suất tiền gửi) và có khả năng tăng động cơ đi vay bằng cách tiếp tục giảm lãi suất cho vay. Dự án Anchor chắc chắn không xa lạ với khái niệm lãi suất theo thuật toán, nhìn vào những tài liệu mà họ cung cấp, mô hình lãi suất vay được lấy tham chiếu trên tỷ lệ sử dụng. Điều thú vị là mô hình tương tự không được áp dụng đối với các khoản tiền gửi, với tỷ lệ vẫn được duy trì ở mức quanh 20%. 

Cung cấp một tỷ lệ ổn định và dễ dự đoán chính là tham vọng cao nhất của Anchor (bật mí nhỏ thì đó cũng chính là tên của dự án – mỏ neo). Chính điều này sinh ra thêm hai câu hỏi khác nhau mà Coinvn sẽ cố gắng phân tích chúng một cách độc lập: 

  • Làm thế nào Anchor có thể duy trì trong khi lợi suất âm liên tục?
  • Vì sao Anchor lại có khả năng chống lại các tác nhân thị trường?

Coinvn sẽ cùng bạn phân tích và giải thích chúng ngay sau đây.

Làm thế nào để Anchor có thể duy trì hoạt động trong khi lợi suất âm liên tục?

Trước hết, mọi thứ sẽ trở nên khá âm u kể từ lúc này nhưng bạn hãy bình tĩnh. Trong những nhận định và phân tích ở trên, Coinvn đã cố tình bỏ qua những động cơ vay mà Anchor đã triển khai dưới hình thức đúc ANC. Giờ chúng ta cùng phân tích nào.

ANC là token quản trị riêng của giao thức, được phân bổ cho những người đi vay để khuyến khích họ cung cấp (hay nói đúng hơn là thế chấp) những tài sản mang lại lợi nhuận cho giao thức và nhận về các khoản vay bằng UST. Ở các mức hiện tại, lợi tức khai thác của ANC cho người đi vay cao hơn (16%) so với lãi suất phần trăm trên khoản vay bình quân theo năm (APY 12,7%). Nói cách khác, đi vay hiện được xem như một chiến lược khai thác và một canh bạc đặt cược có cơ sở vào giá của ANC. 

Việc đúc tiền khuyến khích người dùng sử dụng giao thức và mang lại lợi ích gián tiếp cho ANC. Tuy nhiên, cái giá phải trả là sự pha loãng mạnh mẽ và áp lực bán, điều này gây tác hại không nhỏ cho những người hiện tại đang nắm giữ ANC. Hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả các chương trình khuyến khích khai thác thanh khoản đều có một đặc điểm chung đó là chúng không thể duy trì bền vững. Bạn có thể đã có một chiếc iPhone hoặc một phần quà gì đó nếu bạn mở một tài khoản với lượng tiền hiện tại ở một ngân hàng, có thể chỗ có chỗ không nhưng chắc chắn thứ bạn nhận không phải là cổ phần của ngân hàng đó, mà lại còn định kỳ!

Ngoài việc không bền vững và ảnh hưởng không mấy tích cực cho những chủ sở hữu ANC, với khoản tiền gửi đang ở ngưỡng 9 tỷ USD so với tổng các khoản vay chỉ ở mức 2,5 tỷ USD, điều đó rõ ràng không ổn. Tài liệu của dự án cho biết rằng lãi suất tiền gửi của Anchor chủ yếu được điều chỉnh bằng cách hiệu chỉnh tỷ lệ phát hành ANC cho người vay. Dựa trên động lực của dòng tiền hiện tại, rõ ràng là cơ chế phản hồi đã không hiệu quả hoặc lãi suất huy động tiền gửi đã được duy trì cao quá mức.

Khi hoạt động khai thác ANC không đủ để làm tham số cho dòng tiền, giao thức này sẽ dựa vào trợ cấp trực tiếp từ nguồn dự trữ của nó. Đây không hẳn là một ý tưởng tồi khi quỹ dự trữ có chức năng bôi trơn chu kỳ xung quanh quỹ đạo tăng trưởng dài hạn của giao thức, nhưng không phải khi sự phụ thuộc của giao thức vào quỹ dự trữ là có cấu trúc. 

Đến đầu tháng 2 vừa qua, người ta thấy rõ hiện trạng không bền vững như thế nào. Điều thú vị là trong bài đăng trên diễn đàn của tài khoản @nrmo, sự mất cân bằng đã được đề xuất giải quyết trong dài hạn bằng một mô hình vay đã được cải tiến, trong khi lãi suất huy động được đề xuất duy trì ở mức 19-20%. 

Trong khi đó, thông qua khoản viện trợ mới được thành lập là Luna Foundation Guard (LFG), một khoản hỗ trợ 450 triệu USD đã được đề xuất. LFG được hình thành từ sự kiện tăng vốn 1 tỷ USD thông qua một đợt bán token private do Jump và 3AC dẫn đầu, với sự tham gia của nhiều đơn vị khác. Tham vọng của UST Forex Reserve được tạo ra thông qua việc tăng vốn và được coi là xuất sắc theo mệnh giá “vàng kỹ thuật số” – BTC, hoạt động như một yếu tố ổn định và nguồn dự trữ cuối cùng cho UST. Trên thực tế, không có nhiều stablecoin gốc của chuỗi có khoản bảo trợ 1 tỷ để giữ chốt chặn của chúng. Thế nhưng, các thuật toán dù có thể tốt như thế nào đi chăng nữa cũng không đủ để đạt được sự tin tưởng vô điều kiện của chúng ta.

Đây không phải là những con số nhỏ và rất ấn tượng khi thấy mức độ chính thống của tỷ lệ neo 20% trị giá hơn 0,5 tỷ USD như thế nào. Có lẽ người viết không phải là người duy nhất không thích đề xuất này. @Pedro_explore là một người bình luận thường xuyên về Anchor đã cực lực phản đối việc sử dụng các quỹ được phân bổ ban đầu để cải thiện cơ chế quản trị, bảo mật và tính bền vững của hệ sinh thái Terra. Nếu Anchor được nhận định là quá lớn để thất bại thì việc làm cho nó lớn hơn mà không giải quyết các vấn đề của nó sẽ không làm mọi thứ tốt hơn. Nói một cách dễ hiểu, Anchor thực sự có thể vẫn là cỗ máy tiếp thị mạnh mẽ nhất của Terra nhưng không ai có thể “nuôi” được một cỗ máy hào nhoáng như vậy quá lâu. Tuy nhiên vào ngày 18/2, Do Kwon đã thông báo tăng 450 triệu USD cho quỹ dự trữ.

Anchor Protocol da qua cong kenh de phat trien? - anh 4

Nhưng việc tăng vốn chỉ là tăng lượng tiền và nó không thay đổi quỹ đạo mà Anchor đã đi. Kể từ ngày tái cấp vốn, quỹ dự trữ đã giảm từ 510 triệu USD xuống 450 triệu USD trong vòng chưa đầy một tháng, lợi suất tiền gửi một lần nữa vẫn không thay đổi.

Vì sao Anchor lại có khả năng chống lại các tác nhân thị trường?

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của Anchor đối với một hệ sinh thái Terra rộng lớn. Có 14 tỷ USD đồng UST đang được lưu hành với 9 trong số đó được gửi vào Anchor. Với số đó, chúng ta nên thêm 150 triệu (50% trong tổng số 300 triệu) đang được cung cấp cho nhóm thanh khoản ANC trên giao thức Astroport và chắc chắn rằng còn có những nơi khác liên quan đến Anchor. Không còn nghi ngờ gì khi nói Anchor là nền tảng của Terra ngày nay. Nó có thể sẽ không còn như vậy trong tương lai với các dự án như Astroport, Prism, Mars, Mirror… nhưng tương lai đó vẫn chưa tới.

Anchor Protocol da qua cong kenh de phat trien? - anh 5

Trong hệ thống tiền tệ được tích hợp và minh bạch của Terra, LUNA và UST là hai token được kết nối trực tiếp với nhau. Bên cạnh đó, Terra còn là một trung tâm tài chính trong metaverse và nó tương tác với phần còn lại của vũ trụ này bằng cách nhập và xuất các dòng vốn, cơ chế này được chia làm hai giai đoạn:

  • Giai đoạn co lại → Khi dòng tiền đổ vào bị chậm lại, UST phải chịu áp lực giảm tỷ giá, hệ thống sẽ chống lại bằng cách cấp thêm sức mạnh khai thác (cố gắng khuyến khích thêm các tác nhân bên ngoài tương tác với Terra) và sử dụng số tiền thu được để mua và đốt UST. Về mặt kinh tế vĩ mô, Terra muốn tăng cường sự tham gia của các yếu tố bên ngoài trong trung hạn, đồng thời sử dụng tiền thu được để ổn định tiền tệ trong ngắn hạn nhưng với tổn thất của những người đang nắm giữ LUNA hiện tại.
  • Giai đoạn mở rộng → Khi dòng vốn chảy vào tăng lên, UST có thể trở nên đắt hơn nếu quy đổi ra USD và hệ thống sẽ cân bằng hiện tượng này bằng cách đúc nhiều tiền hơn và sử dụng đồng tiền đó để mua và đốt năng lực khai thác, tức là token LUNA. Về mặt kinh tế vĩ mô, Terra chủ động gây ra lạm phát làm giảm giá trị của đơn vị tiền tệ (đại diện cho sức mua của nền kinh tế) ngay lập tức và sử dụng ngoại tệ để đẩy giá LUNA lên. Điều này có lợi cho tất cả mọi người.

Nói một cách khác, Terra liên tục thay đổi sự biến động giữa UST (khoản nợ của hệ thống) và LUNA (vốn chủ sở hữu của hệ thống). Một bên sẽ đóng vai trò là nguồn cung dự trữ cho bên còn lại và cả hai đều tồn tại. LUNA không thể chịu được dòng vốn thoát ra mạnh mẽ của UST nếu lợi suất tiền gửi của Anchor bị giảm, vì nó sẽ mất đi độ ổn định cuối cùng cho giá của nó. Hệ sinh thái Terra cần Anchor.

Tổng kết

Chúng ta cần thống nhất rằng lợi ích của những người nắm giữ LUNA không hoàn toàn tương thích với lợi ích của phe ANC. Tất nhiên, trừ khi chúng ta giả định rằng cứ sau sáu tháng, một thiên thần tốt bụng nào đó sẽ bơm nửa tỷ USD (và càng lúc càng tăng lên) vào nguồn dự trữ của Anchor, nhờ vậy sẽ trợ cấp cho các đợt phát hành ANC đến vô tận.

Thế nhưng, chúng ta đã trở lại điểm xuất phát: Xung đột lợi ích giữa nhà đầu tư, chủ sở hữu token, nhà giao dịch, người gửi tiền, người khai thác, người đam mê, người xây dựng Anchor và nhà phát triển Terra. Có lẽ vẫn chưa có gì thay đổi rõ rệt nhưng sau bài viết này rất có thể một số góc nhìn đã thay đổi. Bây giờ chúng ta đều có thể thấy rõ ràng nhiều khía cạnh của dự án Anchor nói riêng và hệ sinh thái Terra nói chung hay thậm chí là cả một thị trường Crypto rộng lớn và đa dạng. Điều duy nhất mà giờ đây chúng ta cần làm là hãy quan sát thật kỹ động thái của nền tảng.