CEO Binance chia sẻ hai bài học “xương máu” sau cuộc khủng hoảng thanh khoản của FTX

Trên trang Twitter cá nhân, CEO của Binance – Changpeng Zhao đã chia sẻ “hai bài học lớn” mà các công ty tiền mã hóa nên lưu ý trong bối cảnh sàn giao dịch FTX sụp đổ.

203Total views
Listen to article
play!
CEO Binance chia se hai bai hoc “xuong mau” sau cuoc khung hoang thanh khoan cua FTX - anh 1
CEO Binance chia sẻ hai bài học “xương máu” sau cuộc khủng hoảng thanh khoản của FTX

Giám đốc điều hành Binance – Changpeng Zhao đã chia sẻ về “hai bài học lớn” rút ra từ câu chuyện sụp đổ của FTX. Anh ấy nói rằng các công ty tiền mã hóa không nên sử dụng token của chính họ làm tài sản thế chấp và nên dự trữ một lượng tài sản lớn”.

Trong một tweet vào ngày 8/11, Changpeng Zhao đã đưa ra hai bài học sau “cuộc khủng hoảng thanh khoản” của FTX như sau:

“Thứ nhất, không bao giờ sử dụng mã thông báo bạn đã tạo làm tài sản thế chấp.

Thứ hai, không vay nếu bạn điều hành một doanh nghiệp tiền mã hóa. Đừng sử dụng vốn một cách “cạn kiệt”. Có nguồn dự trữ lớn.

Binance chưa bao giờ sử dụng BNB để thế chấp và chúng tôi cũng chưa bao giờ gánh nợ.”

Changpeng Zhao chia sẻ rằng bài học đầu tiên của anh ấy là đảm bảo tài sản thế chấp của một công ty không được bao gồm token mà nó đã tạo ra và khẳng định anh ấy chưa bao giờ được sử dụng BNB làm tài sản thế chấp cho các dịch vụ của mình.

Các vấn đề thanh khoản của FTX đã xảy ra sau một tweet vào ngày 6/11 của Changpeng Zhao. Bài tweet cho biết Binance sẽ thanh lý số lượng token FTX mà sàn giao dịch này nắm giữ. 

Mặc dù Binance hiện không tiết lộ bằng chứng về những khoản dự trữ mà nó sử dụng làm tài sản thế chấp. Tuy nhiên, trong bài tweet vào ngày 8/11, CZ cho biết Binance sẽ sớm cung cấp bằng chứng về khoản dự trữ. Ông nói rằng:

“Các ngân hàng thường hoạt động dựa trên dự trữ phân đoạn. Tuy nhiên, các sàn giao dịch tiền mã hóa không nên sử dụng hình thức dự trữ tương tự.”

Bài học thứ hai của CZ từ sự sụp đổ của FTX là các doanh nghiệp tiền mã hóa không nên vay nợ, thay vào đó nên chọn duy trì lượng dự trữ lớn để có thể nhanh chóng giải quyết được các vấn đề yêu cầu rút tiền của người dùng. 

Cuộc khủng hoảng thanh khoản lần này có thể nghiêm trọng hơn gấp nhiều lần so với sự kiện LUNA/UST, có thể tạo ra hiệu ứng “domino”, khiến các công ty cho vay trong lĩnh vực tiền mã hóa phá sản.

Họ đang rất lo lắng rằng “cơn ác mộng” FTX sẽ kéo theo nhiều hệ lụy đe dọa trực tiếp đến tài sản cá nhân mà họ đang lưu trữ trên các sàn giao dịch tập trung khác. Vì ngay cả tài sản của CEO FTX – Sam Bankman-Fried cũng đã nhanh chóng “bốc hơi” 14,6 tỷ USD – giảm gần 94% tài sản chỉ sau một đêm.

Đối với các nhà đầu tư cá nhân đã tin tưởng vào FTX nói chung và Sam Bankman-Fried nói riêng, chắc hẳn đã chịu tổn thất rất lớn từ cú sập của FTT. Trước đó, chắc hẳn họ cũng đã chịu tổn thất rất lớn từ những cú sập của các tổ chức đình đám như Terra, 3AC hay Celsius.

Qua đó, chúng ta có thể rút ra được bài học cho bản thân rằng bất kỳ khoản đầu tư nào cũng có rủi ro và không nên đặt tất cả niềm tin vào một dự án, tổ chức, cho dù họ đứng đầu trong một lĩnh vực nào đó, cũng như luôn luôn có những chiến lược hợp lý để bảo vệ tài sản.

Tin tức tiền mã hóa 24/7
Thảo luận về tiền mã hóa tại đây
Xem thêm
articles