Sự sụp đổ của Terra tác động đến Web 3.0 và DeFi như thế nào?

Sự sụp đổ của Terra đã gây ra nhiều ảnh hưởng to lớn đến thị trường tiền mã hóa nói chung, DeFi và Web 3.0 nói riêng. Hãy cùng đội ngũ Coinvn tìm hiểu các tác động đó trong bài viết này.

11734Total views
Su sup do cua Terra tac dong den Web 3.0 va DeFi nhu the nao? - anh 1
Sự sụp đổ của Terra tác động đến Web 3.0 và DeFi như thế nào?

Sau một đợt điều chỉnh mạnh của Bitcoin, cùng với một cuộc khủng hoảng hướng vào Terra, giá của LUNA đã lao dốc liên tục và dường như đã mất 100% giá trị. Đồng tiền này đã giảm từ mức ATH 119,5 USD xuống gần bằng 0 USD và đang trong quá trình tích lũy tại đáy.

Trong khi mọi người lo lắng về sự cố của Terra, thì Vitalik Buterin – nhà đồng sáng lập Ethereum, đã phát hành một bài báo có tiêu đề “Xã hội phi tập trung: Tìm kiếm linh hồn của Web 3.0”. Bài báo này có sự kết hợp của E. Glen Weyl – nhà nghiên cứu chính tại Microsoft Research và Puja Ohlhaver – nhà nghiên cứu tại Flashbots.

Bài báo lưu ý rằng Web 3.0 ngày nay xoay quanh biểu hiện của các tài sản tài chính có thể chuyển nhượng. Tuy nhiên, thực tế thì nhiều hoạt động kinh tế cốt lõi, chẳng hạn như cho vay tín chấp và xây dựng thương hiệu cá nhân, được xây dựng dựa trên các mối quan hệ lâu dài, không thể chuyển nhượng. 

Su sup do cua Terra tac dong den Web 3.0 va DeFi nhu the nao? - anh 2

Chính vì thế, bài báo trình bày chi tiết về cách mà các “Soulbound Token” (SBT) không thể chuyển nhượng, đại diện cho lời hứa, cũng như cách thông tin được xác thực và mã hóa mạng lưới tin cậy trong nền kinh tế thực. Đồng thời, SBT hỗ trợ các ứng dụng như khôi phục ví cộng đồng, quản trị thị trường mới với khả năng chia sẻ.

Trong khuôn khổ bài viết này, thay vì phân tích liệu giá LUNA có chạm mức thấp mới hay không, thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về việc Web 3.0, DeFi sẽ chịu những tác động nào từ sự sụp đổ của Terra.

LUNA trong vòng xoáy tử thần?

Terra là một nền tảng blokckchain chuyên phát triển mô hình stablecoin thuật toán, được xây dựng dựa trên cơ chế Proof of Stake (PoS). Về cơ bản, blockchain Proof of Stake này được xây dựng bằng cách sử dụng Tendermint.

Su sup do cua Terra tac dong den Web 3.0 va DeFi nhu the nao? - anh 3

LUNA là đồng coin gốc của nền tảng Terra, được sử dụng để phát hành stablecoin UST, ổn định giá của UST và quản trị mạng lưới. Người dùng có thể sử dụng LUNA để đổi lấy stablecoin và ngược lại. Bằng cách này, sự ổn định về giá của stablecoin UST được đảm bảo, tức là giữ UST neo với giá trị 1 USD.

Theo cơ chế hoạt động của nó, khi nhu cầu UST tăng và giá cao hơn 1 USD, người dùng có thể gửi một lượng LUNA giá trị 1 USD vào hệ thống (tức là đốt LUNA) để đổi lấy 1 UST (mint UST). 

Ngược lại, khi nhu cầu UST giảm và giá giảm xuống dưới 1 USD, người dùng có thể gửi UST (tức là đốt UST) vào hệ thống để đổi lấy một lượng LUNA có giá trị 1 USD (mint LUNA), do đó làm giảm nguồn cung UST trên thị trường và khôi phục neo cho UST.

Vào ngày 10/05/2022, stablecoin thuật toán gốc của hệ sinh thái Terra – UST, đã trải qua một sự kiện mất neo nghiêm trọng do vòng quay vốn và khủng hoảng nợ. Chính vì thế, giá trị của LUNA giảm liên tục và không có dấu hiệu dừng lại.

TerraUSD (UST), stablecoin thuật toán của hệ sinh thái Terra, đã giảm xuống còn 0,01 USD vào ngày 13/05/2022.

Su sup do cua Terra tac dong den Web 3.0 va DeFi nhu the nao? - anh 4

Trong một bài báo được phát hành vào ngày 11/05, tác giả đã viết: “Những người chơi DeFi kỳ cựu nên biết rằng tác động của việc UST mất neo có thể không dừng lại ở hệ sinh thái Terra. Nó giống như vụ phá sản của tập đoàn Lehman Brothers ở chỗ là sự sụp đổ của hệ sinh thái Terra có thể lan tỏa khắp nơi trên thị trường tiền mã hóa.”

Và cho đến khi giá trị của LUNA giảm về gần bằng 0, thì những gì mà tác giả viết trong bài báo đó đã được phản ánh rõ khi nhiều dự án DeFi phải gánh chịu thiệt hại lên đến hàng trăm triệu USD.

Terra gặp sự cố, DeFi bị ảnh hưởng nặng nề

Trong hai năm qua, ngành công nghiệp DeFi đã có sự tăng trưởng bùng nổ về giá trị tài sản bị khóa (TVL) trong các giao thức. Và giờ đây DeFi cũng đang trải qua một cuộc khủng hoảng vô cùng lớn do sự cố của Terra.

Theo dữ liệu của DefiLlama vào ngày 13/05/2022, tổng giá trị tài sản bị khóa (TVL) DeFi hiện tại trên blockchain Terra đã giảm xuống còn 800 triệu USD.

Trong khi trước đó ngày 02/04/2022, TVL của Terra ghi nhận mức khá cao là 33,66 tỷ USD. Như vậy, chỉ sau hơn 1 tháng, TVL của Terra đã gần như giảm 100% giá trị. Tại thời điểm viết bài (16/05/2022), TVL của Terra chỉ còn 386,62 triệu USD.

Su sup do cua Terra tac dong den Web 3.0 va DeFi nhu the nao? - anh 5

Tầm nhìn của DeFi là lập bản đồ hệ thống tài chính trong thế giới kỹ thuật số, cho phép người dùng thông thường giao dịch trực tiếp với nhau thông qua hợp đồng thông minh. Đồng thời, nó cũng cho phép hiện thực hóa các chức năng khác nhau của các tổ chức tài chính truyền thống, chẳng hạn như phái sinh, cho vay, giao dịch, quản lý tài sản… bên trong thế giới kỹ thuật số.

Khi giá LUNA giảm nhanh chóng, nó có khả năng tạo ra hiệu ứng “vòng xoáy tử thần” gây ra nhiều tác động tiêu cực lên hệ thống DeFi.

Trong một báo cáo chứng khoán, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng tính chất tổ hợp, hội tụ của các dự án khác nhau trong DeFi mang đến sự lồng ghép và mối tương quan phức tạp giữa các tài sản. Việc giảm giá đột ngột và nhanh chóng của các tài sản tiền mã hóa chắc chắn sẽ mang lại một rủi ro lớn hơn so với những rủi ro có trong thị trường tài chính truyền thống.

Điều này rõ ràng minh chứng cho việc tài sản thế chấp, các giao dịch LP rất quan trọng đối với hiệu suất của giá token trong quá trình phát triển của một hệ sinh thái DeFi.

Một kịch bản giá giảm nhanh chóng tạo ra một tác động nghiêm trọng cho hệ sinh thái DeFi và xác suất khiến hệ sinh thái đó “tàn lụi” là không nhỏ. Đặc biệt là trong bối cảnh giá các token/coin đều giảm mạnh, hệ sinh thái DeFi đang phải đối mặt với nhiều thử thách, khó khăn hơn các thị trường tài chính truyền thống.

Su sup do cua Terra tac dong den Web 3.0 va DeFi nhu the nao? - anh 6

Sự bùng nổ của DeFi chỉ là sự khởi đầu trong quá trình xây dựng thế giới Web 3.0. Và khi DeFi bị ảnh hưởng, nó cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của Web 3.0.

Sự cố của Terra ảnh hưởng đến Web 3.0 như thế nào?

Web 3.0 đã phát triển vượt bậc trở thành một trong những thuật ngữ được quan tâm nhất trong giới công nghệ vào năm 2022.

Trong quá trình phát triển của Internet thường đi kèm với đầy đủ các bản cập nhật phần mềm và mạng lưới. Thời kỳ Web3.0 lại cho phép người dùng tự do tương tác và được thể hiện bằng 5G, VR, AR, blockchain, điện toán đám mây, chip và một số công nghệ tích hợp đầy đủ tính năng.

Web 3.0 không chỉ là sự lặp lại của các công nghệ trong quá khứ mà còn là sự tích hợp của nhiều công nghệ tiên tiến hơn. Công nghệ blockchain sẽ trở thành công nghệ cốt lõi của kỷ nguyên Web 3.0. 

Su sup do cua Terra tac dong den Web 3.0 va DeFi nhu the nao? - anh 7

Cấu trúc công nghệ Web 3.0 được chia thành công nghệ lớp cơ bản, công nghệ lớp nền tảng và công nghệ lớp tương tác. So với kỷ nguyên Web 2.0, Web 3.0 liên quan đến nhiều danh mục công nghệ được chia nhỏ hơn và phạm vi rộng hơn. Và công nghệ blockchain đã trở thành công nghệ nền tảng cốt lõi của Web 3.0 vì đặc tính phi tập trung của nó.

Chính vì thế, chúng ta không thể phủ nhận rằng sự cố Terra có tác động đến sự phát triển của Web 3.0. Sự cố này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ của những người thực thi Web 3.0 trong ngắn hạn.

Ngăn chặn các dự án nguy hiểm khác và nhu cầu kiểm toán an ninh

Trong những ngày qua, nhiều nhà đầu tư đặt ra các câu hỏi như: Sự sụp đổ của LUNA đã kết thúc hay chưa? Có lẽ LUNA, UST vẫn tiếp tục là chủ đề được bàn tán trong khoảng thời gian tới. 

Thông qua sự sụp đổ của Terra, chúng ta học được rất nhiều điều trong việc tìm hiểu về các dự án blockchain. Và thực tế là có rất nhiều vấn đề khác cần được tìm hiểu rõ ràng trước khi đầu tư vào dự án đó, chẳng hạn như: Liệu dự án có tham gia vào hình thức Ponzi và đồng coin/token của dự án có an toàn hay không? Hay liệu dự án có thể kịp thời xử lý các vấn đề bất thường của nguồn vốn hay không?

Chính vì thế, nhu cầu về các dự án làm trong lĩnh vực kiểm toán ngày càng tăng cao. Beosin EagleEye – công ty bảo mật chuỗi khối Web 3.0 hàng đầu trên toàn cầu, cho phép các bên tham gia dự án và người dùng phát hiện các giao dịch gian lận, các rủi ro một cách nhanh chóng để có thể thực hiện các biện pháp kịp thời.

Kết luận

Trên đây là một số thông tin xoay quanh sự kiện sụp đổ của Terra và một số tác động của nó đối với DeFi và Web 3.0. Trên thực tế, khi Terra sụp đổ, DeFi chịu ảnh hưởng nặng nề, NFT và DAO đang cố gắng tìm cách cứu vãn. Khi thị trường Crypto tràn ngập sự lo lắng và sợ hãi, thì sự phát triển của công nghệ là mục tiêu hàng đầu mà các nhà phát triển dự án và thế giới Web 3.0 sẽ theo đuổi trong tương lai.