Giá Bitcoin quay lại đỉnh 44.000 đô la Mỹ và đây là lý do
Giá Bitcoin đã quay lại mức đỉnh 44.000 đô la Mỹ chỉ trong thời gian ngắn sau khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine trở nên tồi tệ hơn.
Bitcoin đạt đỉnh 44 nghìn đô la Mỹ
Sự tăng giá sáng nay trên thị trường tiền mã hóa đã đẩy vốn hóa tăng 10,8%, lên mức 1.980 tỷ đô la Mỹ. Trong đó, giá Bitcoin (BTC) có thời điểm đã tăng lên mức cao nhất ở 44.240 đô la Mỹ, tương đương mức tăng 13,8% trong 24 giờ qua.

Bitcoin nói riêng và thị trường tiền mã hóa nói chung đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh và đột ngột vào tuần trước sau khi Nga xâm lược Ukraine, làm gia tăng căng thẳng địa chính trị. Tuy nhiên, khi các quốc gia phương Tây hợp tác chống lại Nga và thực hiện các lệnh trừng phạt như loại bỏ Nga ra khỏi hệ thống SWIFT toàn cầu và gần đây nhất cuộc đàm phán giữa Ukraine và Nga thất bại, Ukraine chính thức đăng ký gia nhập EU thì thị trường đang bắt đầu tăng trở lại một cách nhanh chóng (từ mức 38.000 đô la Mỹ lên hơn 44.000 đô la Mỹ).
Trong bối cảnh các lệnh trừng phạt được thực thi, cả công dân ở Nga và Ukraine đều gặp khó khăn khi tiếp cận các dịch vụ tài chính và ngân hàng truyền thống. Đồng nội tệ của Nga mất hơn 30% giá trị so với đồng bạc xanh. Điều này khiến việc người dân ồ ạt rút tiền và đổ vào các loại tài sản khác, trong đó có tiền mã hóa. Tương tự như vậy, giá BTC tại Ukraine cũng gia tăng đột biến, thậm chí chênh lệch đến vài ngàn đô la Mỹ tùy từng thời điểm.
Chính phủ của Putin đã phải nâng mức lãi suất từ 9% lên 20% để kiểm soát tình hình. Tình trạng hỗn loạn xảy ra có thể là nguyên nhân dẫn đến đợt phục hồi như hiện tại. Bên cạnh sự gia tăng đột biến trong thời gian ngắn của Bitcoin thì Terra (LUNA) cũng tăng 25% trong 24 giờ qua, lên mức giá hiện tại là gần 90 đô la Mỹ. Solana (SOL) cũng đã chứng kiến mức tăng hơn 17% so với hôm qua, lên mức giá 99 đô la Mỹ.
Bitcoin dominance (BTCD) đạt ATH
Trong khoảng thời gian từ tháng 05/2021 – tháng 01/2022, BTCD đã hợp nhất trên vùng hỗ trợ ngang 40%. Gần đây hơn, nó đã tăng lên trên mức này vào ngày 15/01/2022. Trong khi đó, cả hai chỉ báo RSI và MACD đều tạo ra sự phân kỳ tăng rất đáng kể. Với một sự phân kỳ rõ rệt như vậy thường báo trước sự đảo ngược xu hướng tăng. Nếu xu hướng đi lên tiếp tục, vùng kháng cự gần nhất sẽ là 52,25%. Đây là mức kháng cự thoái lui 0,382 Fib.

Các chỉ báo kỹ thuật trong khung thời gian hàng ngày đều tăng, vì cả RSI và MACD đều đang đi lên. Trong đó, chỉ báo RSI cũng trên 50. Và trong lịch sử, đây là một dấu hiệu thường liên quan đến xu hướng tăng giá. Mặt khác, MACD cũng đang dương và đang tăng. Như vậy, kết hợp cả hai dấu hiệu này, cho chúng ta thấy dấu hiệu của một xu hướng tăng giá. Do đó, cả hai đều hỗ trợ mức tăng BTCD ít nhất là 44,5%. Đây là mức kháng cự thoái lui 0,618 Fib và trùng với đường kháng cự giảm dần.

Trong biểu đồ hai giờ cho thấy BTCD đã vượt lên trên vùng kháng cự nhỏ ở mức 43,5%, đạt mức cao hàng năm mới trong quá trình này. Chúng ta thấy một dấu hiệu tương tự từ các biểu đồ hàng tuần, hàng ngày và hai giờ. Điều này cho thấy triển vọng tăng cho BTCD. Do đó, xu hướng tăng lên ít nhất 44,5% dường như là kịch bản có khả năng xảy ra nhất trong tương lai.
