Blockchain là gì và những ứng dụng của công nghệ Blockchain

Blockchain là đại diện cho sự phát triển vượt bậc của công nghệ thời đại mới. Sự xuất hiện của Blockchain mở ra xu hướng cho nhiều lĩnh vực. Vậy blockchain là gì và những ứng dụng của nó như thế nào?

27285Total views
Blockchain la gi va nhung ung dung cua cong nghe Blockchain - anh 1
Blockchain là đại diện cho sự phát triển vượt bậc của công nghệ. Nguồn: Cointelegraph.

Blockchain là gì? Lịch sử hình thành công nghệ Blockchain

Khái niệm Blockchain

Blockchain là gì? Được biết đây là một công nghệ chuỗi – khối cho phép truyền tải dữ liệu an toàn dựa trên hệ thống mã hóa phức tạp. Hiểu một cách đơn giản, Blockchain như một cuốn sổ cái kỹ thuật được chia sẻ cho những người tham gia vào mạng lưới. Dữ liệu được ghi lại lần lượt từ trang này đến trang khác. Mọi thông tin lưu trữ và truyền tải một cách minh bạch, toàn vẹn và không thể nào thay đổi hay gian lận được.

Blockchain là một khối Database phi tập trung mà trong đó các dữ liệu được lưu trữ dưới dạng các Block. Mỗi Block này mang theo các transactions trên dữ liệu. Chúng được kết nối với nhau theo dạng linked list và sử dụng mã hóa SHA256. Mã hóa này bao gồm cả địa chỉ của Block trước và body của nó nên một khi đã thêm vào thì không thể thay đổi hoặc là tái sắp xếp lại.

Lịch sử hình thành của Blockchain

Năm 2011, Bitcoin bị dính vào hàng loạt các hoạt động phi pháp và buôn ma túy.

Năm 2013, Bitcoin dần trở nên phổ biến và được công chúng chú ý bất chấp nhiều chỉ trích về pháp lý. Sự chú ý tới Blockchain nhờ đó mà cũng ngày càng tăng. Người ta đề xuất thay thế những cuốn sổ cái ghi chép dữ liệu thi công và lỗi thời bằng Blockchain.

Năm 2015, Blockchain động Ethereum ra đời, đưa tiềm năng về loại công nghệ này lên một tầm cao mới. 

Năm 2017, Tạp chí Kinh doanh Harvard tuyên bố Blockchain có tiềm năng tạo nên những cơ sở mới trong hệ thống kinh tế và xã hội. 

Đến nay, công nghệ này được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực mà cụ thể như thế nào chúng ta sẽ được tìm hiểu chi tiết trong các phần tiếp theo.

Các phiên bản Blockchain

  • Blockchain 1.0:

Phiên bản đầu tiên của Blockchain được Hal Finney – cha đẻ của khái niệm tiền mã hóa giới thiệu vào năm 2005. Cuốn sổ cái này cho phép các giao dịch tài chính dựa trên công nghệ Blockchain. Bitcoin – đồng tiền của Internet được xem là ứng dụng đầu tiên của Blockchain.

Blockchain mở rộng ra khỏi lĩnh vực tiền mã hóa để phát triển thêm chương trình mới đó là Hợp đồng thông minh. Tốc độ xử lý của phiên bản này nhanh hơn rất nhiều so với Bitcoin.

  • Blockchain 3.0: DApp (Decentralized Applications – Ứng dụng phi tập trung).

DApp được sử dụng như một dạng lưu trữ phi tập trung và công khai, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực.

Cách thức hoạt động của công nghệ Blockchain

Blockchain là chuỗi các khối (block) được móc nối với nhau bằng một sợi dây xích. Mỗi một block bao gồm: 

Dữ liệu: Chứa thông tin về các giao dịch.

Mã băm: Được hiểu như một loại mã để nhận diện mỗi khối, mỗi một khối chỉ có một mã băm duy nhất.

Mã băm đối chiếu: Là mã băm của block trước đó.

Quá trình đưa một khối mới vào Blockchain bao gồm những bước sau:

Bước 1: Người dùng yêu cầu giao dịch.

Bước 2: Block đại diện cho giao dịch được tạo.

Bước 3: Block phát tín hiệu đến tất cả các nút trong mạng lưới.

Bước 4: Tất cả các nút xác nhận block và giao dịch mới tạo này.

Bước 5: Block được thêm vào chuỗi.

Bước 6: Giao dịch được xác minh và hoàn thành.

Đặc điểm của công nghệ Blockchain

Không thể làm giả hay phá hủy chuỗi Blockchain: Theo nghiên cứu, gần như công nghệ Blockchain không thể làm giả hay phá hủy được. Chỉ máy tính lượng tử mới có thể can thiệp vào giải mã Blockchain. Và nếu muốn công nghệ này bị phá hủy cách duy nhất là làm biến mất mạng lưới internet trên toàn cầu.

Bất biến – không thể sửa đổi: Dữ liệu một khi đã nhập vào Blockchain thì gần như không thể sửa đổi lại. Người duy nhất điều chỉnh được là người đã tạo ra nó, nhưng khi sửa cần có sự đồng thuận của các nút mạng.

Bảo mật dữ liệu: Chỉ người nắm dữ private key mới có quyền truy xuất dữ liệu trên Blockchain.

Minh bạch: Bất cứ ai cũng theo dõi được đường đi của dữ liệu và thống kê lịch sử di chuyển của nó toàn bộ trên bản đồ.

Hợp đồng thông minh: Blockchain không cần bên thứ 3 tham gia vào hệ thống và như tính minh bạch vừa đề cập ở trên, tất cả các bên tham gia đều được biết chi tiết về các điều khoản trên hợp đồng và các điều khoản này sẽ tự động được thực hiện khi điều kiện đủ đáp ứng.

Phân tán: Các dữ liệu trên Blockchain được chia sẻ liên tục, các bản lưu trữ công khai và dễ kiểm chứng. Nó được lưu trữ bởi hàng triệu máy tính cùng một lúc và có thể được truy cập bởi bất cứ ai, chỉ cần bạn có Internet.

Ứng dụng thực tiễn của công nghệ Blockchain

Vậy công nghệ Blockchain có những ứng dụng gì?

Ứng dụng trong cuộc sống:

  • Trong chuỗi cung ứng

Đưa Blockchain vào khâu quản lý chất lượng sản xuất thì cả nhà quản lý và người tiêu dùng đều có thể tra cứu được các thông tin về sản phẩm, có chính hãng hay không, ngăn chặn hàng nhái trên thị trường.

Giúp thống kê chính xác và nhanh nhất số lượng sản phẩm sản xuất ra, số lượng sản phẩm bán được, số lượng sản phẩm còn hạn, hết hạn,….

  • Trong y tế

Lưu trữ mọi thông tin khám chữa bệnh của người dân. Các thông tin này đương nhiên sẽ được bảo mật. Và khi đi khám ở bất cứ bệnh viện nào, bác sĩ dưới sự cho phép của người bệnh chỉ cần chuyển dữ liệu cũ sang nơi mới là có thể nắm toàn bộ tình trạng của người bệnh.

  • Trong bảo vệ tài sản và sở hữu trí tuệ

Blockchain được xem là giải pháp tốt nhất để đẩy lùi vấn nạn ăn cắp chất xám bằng cách tạo hồ sơ trong thời gian thực.

  • Trong giáo dục

Công nghệ giúp minh bạch hóa hồ sơ học sinh, sinh viên, giúp nhà trường hay nhà tuyển dụng sau này dễ dàng truy xuất để kiểm tra quá trình học tập của ứng viên.

  • Trong tài chính

Blockchain được ứng dụng rộng rãi trong ngành tài chính. Nhiều ngân hàng trên thế giới sử dụng công nghệ này trong dịch vụ chuyển tiền nội địa và quốc tế.

Ứng dụng trong Cryptocurrency

Blockchain đặc biệt phát huy thế mạnh của nó trong việc quản lý, mua bán các loại tài sản mà phổ biến nhất hiện nay đó chính là Bitcoin.

Blockchain chính là công nghệ khai sinh ra Bitcoin. Thực chất của giao dịch Bitcoin chỉ là chuyển giá trị từ người này đến người khác trong chuỗi sở hữu. Mỗi giao dịch như thế chứa một hay nhiều đầu vào cũng như đầu ra. Khi tiến hành một giao dịch, dữ liệu được chuyển tới mạng Bitcoin và được xác nhận đồng thuận để trở thành một phần của Blockchain. Blockchain còn ứng dụng trong quá trình đào coin. Các bản ghi giao dịch khi coin mới tạo ra sẽ được xác nhận và bổ sung vào Blockchain. Quá trình này đảm bảo cho hệ thống Bitcoin được an toàn trước các giao dịch gian lận và giao dịch bị lặp lại.

Tổng kết

Đọc đến đây bạn đã hiểu hơn về khái niệm Blockchain là gì chưa? Blockchain với những ứng dụng tuyệt vời của nó đã và đang trở thành một phần thiết yếu của cuộc sống hiện đại.